Bài giảng Nhiễm khuẩn bệnh viện

Mục tiêu học tập:

 1. Nêu được định nghĩa NKBV.

 2. Mô tả được tầm quan trọng của NKBV, các VSV gây NKBV, ổ chứa, phương thức lây truyền, và các yếu tố ảnh hưởng đến NKBV
3. Trình bày được một số NKBV thường gặp ở bệnh nhân tại HSCC và cách dự phòng.

 

ppt56 trang | Chuyên mục: Vi Sinh | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Nhiễm khuẩn bệnh viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
uẩn... 
- Chuẩn bị tốt bệnh nhân trước khi đặt sonde tiểu và chăm sóc vệ sinh. 
- Tuân thủ thời gian lưu và thay sonde tiểu. 
- Giám sát nhiễm khuẩn tại chổ và toàn thân. 
- Có hay không sát khuẩn sonde trước khi đặt. 
- Thực hiện đúng quy trình đặt sonde tiểu. 
	+ Về phương tiện dụng cụ 
- Đầy đủ dụng cụ chuẩn bị đặt sonde tiểu như khay dụng cụ, thuốc sát khuẩn. 
- Túi đựng sonde phải đảm bảo nguyên trạng, chưa bị bóc xé, nếu là sản phẩm tái sử dụng thì đã được tiệt khuẩn đúng quy định. 
	+ Về phía bệnh nhân 
- Bệnh nhân quá nhỏ hoặc quá già, sức đề kháng kém. 
- Bệnh nhân hôn mê, vệ sinh cá nhân không tốt. 
- Bệnh nhân đang điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc gây độc tế bào... 
- Bệnh nhân phải đặt sonde nhiều lần 
 Biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện đường tiết niệu. 
+ Nguyên tắc 
- Cần hạn chế việc đặt sonde tiểu và sớm rút bỏ ống sonde. 
- Nên dùng hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín. 
- Phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng nếu có xảy ra. 
+ Biện pháp : Phải thực hiện tốt các quy trình. 
- Quy trình đặt sonde tiểu. 
- Quy trình dẫn lưu nước tiểu. 
- Khoa Chống nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình trên của nhân viên y tế. 
4. Nhiễm khuẩn vết thương , vết bỏng 
Phần lớn NKBV vết thương , vết bỏng gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô tổn thương và trong thời gian phẫu thuật . Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh , tuy nhiên nhân viên phẫu thuật có thê là nguồn gốc của nhiễm trùng , đặc biệt với liên cầu A và S. aureus . Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm khuẩn vết thương , vết bỏng bao gồm loại phẫu thuật , thời gian phẫu thuật , kỹ năng của thầy thuốc , độ bỏng , diện bỏng và sức khỏe cơ bản của người bệnh . 
5. Phơi nhiễm và lây nhiễm do các virus viêm gan B, C và HIV 
Phơi nhiễm và lây nhiễm do virus viêm gan B và virus HIV liên quan đến cả người bệnh và nhân viên y tế . 
NVYT phơi nhiễm trong săn sóc bệnh nhân hoặc thao tác mẫu máu của người bệnh . 
Người bệnh nhiều nguy cơ lây nhiễm là người bệnh nhận chuyền máu hoặc chế phẩm máu hoặc những bệnh nhân qua thẩm phân lọc máu . 
Những tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền theo đường máu. 
Cho đến nay đã có hơn 20 loại tác nhân gây bệnh lây qua đường truyền máu được phát hiện, trong đó có lại 3 loại virus thường gặp nhất trong các cơ sở y tế là virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV) và virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là những tác nhân quan trọng nhất gây lây nhiễm cho nhân viên y tế qua đường máu. 
Những yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền theo đường máu 
+ Về phía nhân viên y tế 
- Nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với máu và các dịch sinh học của người bệnh. Do nhịp độ làm việc khẩn trương, cǎng thẳng mà các phơi nhiễm dưới da với máu xảy ra với tần xuất cao. 
- Bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ khoa HSCC, kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên làm việc trong ngân hàng máu, phụ mổ, y tá gây mê là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm các tác nhân virus lây truyền qua đường máu cao hơn so với những nhân viên y tế khác. 
- Trong nhiều tình huống chǎm sóc và điều trị, vì phải khẩn trương cứu chữa người bệnh mà nhiều nhân viên y tế không kịp mang các phương tiện phòng hộ cho bản thân. 
- Nhân viên y tế chưa nhận thức đúng đắn mức độ nguy hiểm và các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm qua đường máu, hoặc nhân viên y tế cẩu thả, không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về chống nhiễm khuẩn bệnh viện... 
+ Tỷ lệ lưu hành của virus gây bệnh lây truyền theo đường máu trong dân số - Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm các virus gây bệnh lây truyền theo đường máu lưu hành trong dân chúng khá cao. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hiện nay có đến 10-15% dân số nước ta mang virus HBV. Tỷ lệ nhiễm virus HCV ở một số đối tượng (người cho máu chuyên nghiệp, người nghiện ma tuý, bệnh nhân chạy thận nhân tạo,...) cũng rất cao. Trong vài nǎm gầy đây khoảng 50% đối tượng nhiễm HIV mới được phát hiện trong bệnh viện. 
- Ở nước ta, vì nhiều lý do mà công tác phát hiện sớm và quản lý, điều trị những người nhiễm virus (đặc biệt với HIV) còn nhiều hạn chế, nên khi tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, lúc đó nhân viên y tế thường không biết bệnh nhân có mang virus hay không. 
- Do đặc thù của đường lây nhiễm, phần lớn bệnh nhân nhiễm các loại virus gây bệnh theo đường máu thường nhiễm hơn 2 loại tác nhân gây bệnh, như thế nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng sẽ tăng lên. 
Các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện lây truyền theo đường máu cho nhân viên y tế. 
* Dự phòng bằng biện pháp cách ly nguồn lây nhiễm 
 Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với mỗi người bệnh. Cần chú ý rửa lại bàn tay sau khi tháo gǎng vì 60% gǎng bị thủng trong quá trình sử dụng. 
- Mang gǎng mỗi khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và các dịch sinh học 
Sử dụng các phương tiện che chắn cá nhân (áo mổ, ủng vải không thấm nước, khẩu trang, kính bảo vệ mắt) mỗi khi có nguy cơ vǎng bắn máu (khi thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật,...). 
 Thực hiện khử khuẩn sơ bộ dụng cụ trước khi xử lý. 
 Hạn chế tiếp xúc với đồ vải bẩn. 
 Cần hết sức thận trọng khi xử lý bệnh phẩm xét nghiệm. 
- Khi có các vết bẩn máu và dịch cơ thể tại khu vực buồng bệnh thì cần lau sạch ngay bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp. 
Dự phòng các vết thương do vật sắc nhọn: - Không tiêm chích nếu không cần thiết. 
- Kỹ thuật thực hành phải an toàn khi dùng các vật sắc nhọn. 
- Kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác sau khi sử dụng cần được loại bỏ ngay vào thùng đựng chất thải dành riêng cho vật sắc nhọn. Không để các vật sắc nhọn lẫn với các chất thải y tế khác. - Không đậy nắp kim tiêm, cắt kim, bẻ gẫy hoặc rút kim ra khỏi bơm tiêm trước khi loại bỏ kim kèm bơm tiêm. - Khi sử dụng vật sắc nhọn (kim tiêm, dao mổ,...) trong các thủ thuật, phẫu thuật cần chú ý không để xảy ra các tổn thương cho những người khác. 
* Xử lý khi bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường máu 
- Phải báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị hoặc Hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện để có hướng chẩn đoán và xử lý kịp thời. Liệu pháp dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt sau phơi nhiễm. Nên xem xét sự phơi nhiễm nghề nghiệp như một cấp cứu y khoa. Nếu có thêm những thông tin về bệnh nhân nguồn nhiễm thì càng có giá trị. Bởi vì, nếu bệnh nhân nguồn nhiễm có các xét nghiệm HBV, HCV, HIV âm tính thì ngừng dự phòng. 
- Globulin miễn dịch viêm gan B và vacxin viêm gan B được tiêm ngay lập tức sau khi bị phơi nhiễm sẽ được ngăn ngừa nhiễm HBV. 
- Đối với những trường hợp phơi nhiễm HIV thực hiện điều trị dự phòng theo phác đồ Bộ Y tế và UB Phòng chống AIDS quốc gia quy định trong 28 ngày, tiến hành các xét nghiệm kiểm tra: ngay sau khi bị phơi nhiễm, sau 3 tuần, sau 9 tuần, sau 6 tháng, sau 1 năm , lập hồ sơ theo dõi, điều trị dự phòng. 
* Dự phòng tiên phát cho nhân viên y tế 
- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên y tế 
- Sử dụng vacxin dự phòng viêm gan virus B cho những nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm cao. 
- Xét nghiệm nhanh H B sAg, HIV cho bệnh nhân có nguy cơ là nguồn lây nhiễm. 
- Xét nghiệm HBsAg và anti - HBsAg cho nhân viên y tế bị phơi nhiễm. Thực hiện nhanh các xét nghiệm huyết thanh tương ứng. 
- Tiêm nhắc lại vacxin viêm gan B cho nhân viên y tế. 
- Thiết lập hệ thống quản lý các nhân viên y tế bị phơi nhiễm với máu, các dịch sinh học của người bệnh và tổ chức theo dõi, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nhằm giảm thiểu các bệnh lây truyền theo đường máu ở nhân viên y tế. 
- Khoa Chống nhiễm khuẩn, Hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Khoa Ngoại, Phòng mổ và Phòng Điều dưỡng phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế. 
IV. GIÁM SÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 
 1. Mục tiêu 
1.1. Làm giảm nguy cơ NKBV ở người bệnh . 
1.2. Chăm sóc đầy đủ những người bệnh bị nhiễm khuẩn lây truyền mạnh . 
1.3. Giảm đến mức tối thiểu nguy cơ NKBV ở nhân viên bệnh viện . 
1.4. Giảm nguy cơ gia tăng tính kháng kháng sinh của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và giám sát được mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các vi sinh vật. 
Các bệnh viện thành lập một Hội đồng CNK BV và khoa CNK. Có nhiệm vụ :- Tìm biện pháp thích hợp để xử lý bệnh nhiễm khuẩn .- Xác định và theo dõi những người bệnh bị bệnh truyền nhiễm .- Phòng ngừa sự lây truyền bệnh nhiễm trùng ở người bệnh và nhân viên .- Theo dõi việc sử dụng kháng sinh và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các vi sinh vật thường gây NKBV. 
2. Biện pháp 
- Rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh , 
- Cách li thích đáng những bệnh nhiễm trùng dễ lây truyền , áp dụng những biện pháp dịch tễ học để xác định và loại bỏ kịp thời những ổ nhiễm trùng . 
- Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn , thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý dụng cụ : 
- Xử lý an toàn chất thải y tế . 
- Vệ sinh khoa phòng , ngoại cảnh hàng ngày và định kỳ . 
- Sử dụng hợp lý các loại kháng sinh . 
Chống NKBV bắt đầu từ đâu? 
* Thay đổi hành vi của người tham gia vào hoạt động tại các cơ sở Y tế trước hết là những hành vi không đúng qui chế, không đúng chuyên môn. 
* Chăm lo vệ sinh vô khuẩn từng phòng, từng việc, nêu cao trách nhiệm từng các nhân, 
* Thực hiện đúng chức trách cá nhân khi thi hành nhiệm vụ. 
* Vận động thuyết phục những người khác cùng thực hiện. 
* Tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân cùng hợp tác trong việc cùng tôn trọng chăm sóc người bệnh đúng qui trình để giảm các nguy cơ NKBV. 
Chống nhiễmkhuẩn bệnh viện là trách nhiệm của ai? 
Là tất cả nhân viên bệnh viện (Ban Giám đốc, Bác sĩ, Điều dưỡng, Y tá, Hộ lý). Cái cụ thể và hiệu quả chính là từ công tác chăm sóc hướng dẫn của những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nhiem_khuan_benh_vien.ppt
Tài liệu liên quan