Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Nguyễn Thị Điệu - Chương 6: Mảng và xâu ký tự

6.1. Mảng

6.2. Xâu ký tự

6.3. Bài tập chương6

pdf30 trang | Chuyên mục: Lập Trình Hướng Đối Tượng | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Nguyễn Thị Điệu - Chương 6: Mảng và xâu ký tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nghĩa một biến mảng có tên là a, kiểu phần tử là int, 
số chiều là một và kích thước (số phần tử cực đại của mảng) là 5. 
6.1.3. Các phần tử của mảng mӝt chiều 
6 
 Các phần tử của mảng được đánh số. Các số này gọi là 
chỉ số. Phần tử đầu tiên có chỉ số là 0, phần tử thứ 2 có 
chỉ số là 1,… Mảng có kích thước n thì phần tử cuối 
cùng có chỉ số n-1. 
 Ví dụ: nếu ta định nghĩa một biến mảng: 
 int a[5]; 
 thì ta được một biến mảng tên là a có 5 phần tử, phần tử 
đầu tiên có chỉ số là 0, phần tử thứ 5 có chỉ số là 4. 
6.1.4. Truy nhұp các phần tử của mảng mӝt chiều 
7 
 Mỗi phần tử của mảng có thể truy nhập trực tiếp thông qua 
tên biến mảng và chỉ số của nó đặt trong ngoặc vuông []. 
Chỉ số của phần tử có thể cho dưới dạng hằng hoặc biểu 
thức. 
 Ví dụ: 
 5 phần tử của mảng a ở ví dụ trên có tên là a[0], a[1],…,a[4]. Ta 
có thể dùng các lệnh sau: 
 a[0]=100; cout<<a[1]; 
 for(int i=0;i>a[i]; 
6.1.5. Khởi tạo mảng mӝt chiều 
8 
 Ta có thể khởi tạo giá trị cho các phần tử của mảng 
ngay khi định nghĩa bằng cách liệt kê các giá trị khởi 
tạo đặt trong ngoặc {}. 
 Ví dụ: 
Toán tử gán 
Các giá trị khởi tạo 
Kích thước mảng Dấu chấm phẩy 
int a[5] = {10,9,20,27,13}; 
6.1.5. Khởi tạo mảng mӝt chiều (tiếp) 
9 
 Nếu số giá trị khởi tạo ít hơn kích thước mảng thì các 
phần tử còn lại sẽ được khởi tạo bằng 0. Nếu số giá trị 
khởi tạo lớn hơn kích thước mảng thì trình biên dịch 
sẽ báo lỗi. 
 Ví dụ: int a[3] = {6,8}; //a[0]=6, a[1]=8, a[2]=0 
 int a[2] = {8, 6, 9}; //Báo lỗi  Với những mảng được khởi tạo có thể không cần xác 
định kích thước mảng. Khi đó trình biên dịch sẽ đếm 
số giá trị khởi tạo và dùng số đó làm kích thước mảng. 
 Ví dụ: int a[] = {3, 5, 8}; //sẽ được mảng có kích thước là 3 
6.1.6. Mảng nhiều chiều 
10 
 Mảng một chiều là mảng mà các phần tử của nó được 
truy nhập qua một chỉ số. Mảng nhiều chiều là mảng 
mà các phần tử được truy nhập qua nhiều chỉ số. 
 C++ cho phép khai báo các mảng nhiều chiều với kích 
thước mỗi chiều có thể khác nhau. Cú pháp chung như 
sau: 
 Kiểu Tên_biến_mảng[Kích thѭӟc chiều 1][Kích thѭӟc chiều 2]…; 
Ví dụ: int a[4][3]; 
 Lưu ý là mỗi chiều phải được bao bởi cặp ngoặc [] 
6.1.6. Mảng nhiều chiều (tiếp) 
11 
 Để truy nhập phần tử của mảng m chiều thì ta phải dùng 
m chỉ số. Chỉ số của mỗi chiều có giá trị từ 0 đến kích 
thước của chiều đó trừ đi 1. Cú pháp chung như sau: 
 Tên_biến_mảng[Chỉ sӕ chiều 1][Chỉ sӕ chiều 2]… 
 Mảng 2 chiều có thể xem như là mảng một chiều có các 
phần tử là một mảng một chiều. 
 Ta cũng có thể khởi tạo giá trị cho các phần tử của mảng 
nhiều chiều ngay khi định nghĩa. 
Ví dụ: int a[2][3] = {{5, 7, 9},{3, 6, 7}}; 
6.1.7. Chú ý về chỉ sӕ của phần tử mảng 
12 
 Trình biên dịch C++ sẽ không báo lỗi khi chỉ số dùng 
để truy nhập phần tử của mảng nằm ngoài khoảng cho 
phép, tức là nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn kích thước 
mảng trừ 1. Điều này rất nguy hiểm bởi vì nếu ta ghi 
dữ liệu vào phần tử mảng với chỉ số nằm ngoài 
khoảng cho phép thì có thể ghi đè lên dữ liệu của các 
chương trình khác đang chạy hoặc chính chương 
trình của ta. 
6.1.8. Vào/ra vӟi biến mảng 
13 
 Không dùng được lệnh cout và cin với cả biến mảng. 
Chỉ dùng được cout và cin với từng phần tử của mảng. 
 Ví dụ: 
int a[5]; 
for(int i=0;i<5;++i) 
{cout<<"Nhap vao phan tu thu "<<i+1<<": "; 
 cin>>a[i]; 
} 
for(int i=0;i<5;++i) cout<<a[i]<<‘’; 
6.2. Xâu ký tӵ 
14 
6.2.1. Khái niệm về kiểu xâu ký tự 
6.2.2. Khai báo biến xâu ký tự 
6.2.3. Khởi tạo biến xâu ký tự 
6.2.4. Vào/ra với biến xâu 
6.2.5. Các hàm chuẩn xử lý xâu ký tự 
6.2.6. Mảng xâu ký tự 
6.2.1. Khái niệm về kiểu xâu ký tӵ 
15 
 Xâu ký tự là một dãy ký tự có ký tự cuối cùng là 
ký tự rỗng. Ký tự rỗng có giá trị số là 0 và viết là '\0'. 
 Xâu ký tự được C++ lưu trữ như một mảng ký tự, nó 
cho phép truy nhập vào từng ký tự của xâu như truy 
nhập vào từng phần tử của mảng. Tuy nhiên, trong 
một số trường hợp C++ xem xâu ký tự như những 
kiểu dữ liệu cơ bản. Ví dụ, có thể nhập vào và đưa ra cả 
biến xâu bằng lệnh cout và cin. 
6.2.2. Khai báo biến xâu ký tӵ 
16 
 Khai báo biến xâu ký tự là xác định tên biến xâu và số 
ký tự cực đại có thể chứa trong biến xâu. 
 Cú pháp khai báo biến xâu ký tự giống cú pháp 
khai báo biến mảng một chiều: 
 char Tên_biến_xâu[Sӕ ký tӵ cӵc đại]; 
 trong đó số ký tự cực đại cho dưới dạng hằng hoặc biểu 
thức hằng. 
 Biến xâu có thể chứa các xâu ký tự có độ dài khác nhau. 
6.2.3. Khởi tạo biến xâu 
17 
 Khi định nghĩa biến xâu ta có thể khởi tạo cho nó. Dưới đây là 
2 cách khởi tạo: 
 Khởi tạo như biến mảng: 
 char str[6] = {'D', 'H', 'C', 'V', 'A', '\0'}; 
 Khởi tạo bằng hằng xâu: 
 char str[6] = "DHCVA"; 
 Hằng xâu là một dãy ký tự đặt giữa 2 dấu phẩy kép. Khi viết hằng 
xâu ta không viết ký tự '\0', ký tự này sẽ được trình biên dịch 
thêm vào. Hằng xâu rỗng là hằng xâu không có ký tự nào "". 
6.2.3. Khởi tạo biến xâu (tiếp) 
18 
 Lưu ý là khi khởi tạo cho biến xâu bằng hằng xâu thì số ký tự 
cực đại của biến xâu phải lớn hơn số ký tự của hằng xâu ít nhất là 
1, bởi vì trình biên dịch sẽ đưa thêm vào biến xâu một ký tự rỗng. 
 Ví dụ: char str[5] = "DHCVA"; //Sai 
 char str[6] = "DHCVA"; //Đúng 
 Cũng giống như biến mảng, khi khởi tạo cho biến xâu thì có thể 
không cần xác định số ký tự cực đại, khi đó trình biên dịch sẽ xác 
định: 
số ký tự cực đại=số ký tự của hằng xâu + 1. 
 Ví dụ: char str[] = "DHCVA";//xâu str có độ số ký tự cực đại=6 
6.2.4. Vào/ra vӟi biến xâu 
19 
 Có thể dùng lệnh cout và cin với cả biến xâu. 
Ví dụ: char str[11]; 
 cin>>str; cout<<str; 
 Lѭu ý: Nếu dùng cin để nhập vào xâu ký tự thì không 
nhập được các xâu có khoảng cách vì khi gặp khoảng trắng cin sẽ 
kết thúc. Để khắc phục nhược điểm trên ta dùng hàm thành viên 
của cin là get để lấy vào các xâu có cả khoảng cách: 
 (xem tiếp trang sau) 
6.2.4. Vào/ra vӟi biến xâu (tiếp) 
20 
 cin.get(Biến_xâu, Sӕ ký tӵ cӵc đại của biến xâu); 
Ví dụ: char str[11]; cin.get(str, 11); 
 cin.get(str, sizeof(str));  Thұn trọng: Các lệnh cin sau khi kết thúc vẫn để ký 
tự '\n' trong bộ đệm bàn phím. Trong khi đó ký tự '\n' 
lại làm hàm thành viên cin.get() kết thúc, bởi vậy nếu 
trước hàm thành viên cin.get() có lệnh cin thì hàm 
thành viên cin.get() sẽ không lấy được ký tự nào. Để 
khắc phục nhược điểm này, ta dùng hàm thành 
viên cin.ignore() để huỷ các ký tự '\n' trước khi dùng 
cin.get(). Ví dụ: cin.ignore(); cin.get(str,11); 
6.2.5. Các hàm chuẩn xử lý xâu ký tӵ 
21 
 C++ có một thư viện hàm làm việc với xâu ký tự là 
string.lib. Muốn sử dụng các hàm này ta phải khai 
báo sử dụng: 
 #include 
 Hàm lấy độ dài của xâu: strlen(s) cho độ dài của xâu s 
(không tính ký tự '\0') 
 Hàm copy xâu: strcpy(s1, s2) copy xâu s2 vào biến 
xâu s1, s2 có thể là hằng xâu hoặc biến xâu. 
6.2.5. Các hàm chuẩn xử lý xâu ký tӵ (tiếp) 
22 
 Hàm nối xâu: strcat(s1,s2) nối xâu s2 vào cuối biến xâu s1, s2 
có thể là hằng xâu hoặc biến xâu, biến xâu s1 phải có số ký tự 
cực đại đủ chứa các ký tự s2 khi thêm vào. 
 Hàm so sánh xâu: strcmp(s1,s2) so sánh hai xâu s1 và s2 theo 
vần alphabe có phân biệt chữ hoa chữ thường. Hàm trả về 
một giá trị int: 
< 0 nếu s1 < s2 
==0 nếu s1 == s2 
> 0 nếu s1 > s2 
6.2.5. Các hàm chuẩn xử lý xâu ký tӵ (tiếp) 
23 
 Hàm đảo xâu: strrev(s) đảo ngược các ký tự trong xâu 
s, đầu về cuối, cuối về đầu. 
 Hàm chuyển chữ thường thành chữ hoa: strupr(s) 
chuyển các chữ cái thường trong xâu s thành chữ 
hoa, các chữ khác không thay đổi. 
 Hàm chuyển chữ hoa thành chữ thường: strlwr(s) 
chuyển các chữ cái hoa trong xâu s thành chữ thường, 
các chữ khác không thay đổi. 
6.2.6. Mảng xâu ký tӵ 
24 
 Một mảng xâu ký tự rất hay được sử dụng, chẳng hạn 
như dùng để lưu trữ danh sách tên, danh sách mật 
khẩu, danh sách tên tệp,… 
 Để tạo mảng các biến xâu rỗng ta tạo một mảng hai 
chiều bởi vì xâu ký tự cũng là một mảng và mảng xâu 
ký tự thực chất là mảng của các mảng. 
 Ví dụ: để lưu trữ 5 họ tên, mỗi họ tên có tối đa 20 ký tự ta định 
nghĩa mảng xâu như sau: char names[5][21]; 
 Đoạn chương trình dưới đây cho phép người sử dụng 
nhập vào các họ tên để lưu trong mảng trên. 
6.2.6. Mảng xâu ký tӵ (tiếp) 
25 
for(int i=0;i<5;++i) 
 { 
 cout<<"Nhap vao mot ho ten (an enter de thoat): "; 
 cin.get(names[i],sizeof(names[i])); 
 if(strlen(names[i])==0) 
 break; 
 } 
6.2.6. Mảng xâu ký tӵ (tiếp) 
26 
 Ta cũng có thể khởi tạo mảng xâu ngay khi định nghĩa 
giống như các mảng khác. 
 Ví dụ: 
 char Thu[7][11] ={"Thu Hai", "Thu Ba", "Thu Tu", "Thu Nam“, "Thu Sau", 
 "Thu Bay", "Chu Nhat"}; 
BÀI TҰP VÀ THӴC HÀNH 
27 
 Bài 1. Viết chương trình nhập vào một dãy n số nguyên, 
hãy sắp xếp dãy số này theo thứ tự không giảm bằng 
phương pháp sắp xếp chọn. 
 Bài 2. Hình vuông kỳ ảo bậc n được định nghĩa là một 
ma trận vuông cấp n sao cho: 
 - Chứa đủ n2 số tự nhiên đầu tiên (1, 2, 3,…, n2) 
 - Tổng các số trên từng hàng bằng tổng các số trên từng cột bằng tổng các số 
trên đường chéo chính bằng tổng các số trên đường chéo phụ. 
 Viết chương trình nhập vào số tự nhiên lẻ n, đưa ra màn 
hình một hình vuông kỳ ảo bậc n lẻ đó. 
BÀI TҰP VÀ THӴC HÀNH (tiếp) 
28 
 Ví dụ dưới đây là 2 hình vuông kỳ ảo bậc 3 và bậc 5: 
8 1 6 
3 5 7 
4 9 2 
17 24 1 8 15 
23 5 7 14 16 
4 6 13 20 22 
10 12 19 21 3 
11 18 25 2 9 
BÀI TҰP VÀ THӴC HÀNH 6 (tiếp) 
29 
 Bài 3. Viết chương trình nhập vào một số tự nhiên n, 
đưa ra màn hình dạng nhị phân của n. 
 Bài 4. Hai từ x và y gọi là anagram với nhau nếu mỗi 
ký tự của từ này cũng có mặt trong từ kia (không phân 
biệt chữ hoa chữ thường) và hơn nữa số lượng từng 
loại ký tự xuất hiện trong hai từ là bằng nhau. Ví dụ 
các từ sau là anagram của nhau: read, dear, dare. Viết 
chương trình nhập vào 2 từ x và y rồi kiểm tra xem 
chúng có phải là anagram của nhau không. 
30 
Q & A? 

File đính kèm:

  • pdfBài giảng Lập trình hướng đối tượng - Nguyễn Thị Điệu - Chương 6 Mảng và xâu ký tự.pdf
Tài liệu liên quan