Bài giảng Kỹ thuật số ứng dụng - Chương 2: Các phần tử logic cơ bản
2.1. KHÁI NIỆM VỀ MẠCH SÓ
2.1.1. Mạch tương tự
Mạch tương tự (còn gọi là mạch Analog) là mạch dùng để xử lý các tín hiệu tương tự. Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ biến thiên liên tục theo thời gian
Việc xử lý bao gồm các vấn đề: Chỉnh lưu, khuếch đại, điều chế, tách sóng. Nhược điểm của mạch tương tự:
- Khả năng chống nhiễu thấp (nhiễu dễ xâm nhập).
- Việc phân tích thiết kế mạch phức tạp. Để khắc phục những nhược điểm này người ta sử dụng mạch số. 2.1.2. Mạch số
Mạch số (còn gọi là mạch Digital) là mạch dùng để xử lý tín hiệu số. Tín hiệu số là tín hiệu có biên độ biến thiên không liên tục theo thời gian hay còn gọi là tín hiệu gián đoạn được biểu diễn dưới dạng sóng xung với 2 mức điện thế cao và thấp mà tương ứng với hai mức điện thế này là hai mức logic 1 và 0 của mạch số. Việc xử lý trong mạch số bao gồm các vấn đề như: - Lọc số. - Điều chế số / Giải điều chế số.
. Mã hóa / Giải mã . Ưu điểm của mạch số so với mạch tương tự:
- Độ chống nhiễu cao (nhiều khó xâm nhập).
- Phân tích thiết kế mạch số tương đối đơn giản, Vì vậy, hiện nay mạch số được sử dụng khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực như: Đo lường số, truyền hình số, điều khiển số.
File đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_so_ung_dung_chuong_2_cac_phan_tu_logic_co.pdf