Bài giảng Khai thác cầu đường - Chương III: Phân loại sữa chữa và kỹ thuật sửa chữa đường

I. Phân loại các hình thức sửa chữa

1.1 Công tácquản lý và sửa chữa thường xuyên

Công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên là những công việc cụ thể không phức tạp,

không lớn, song lại rất quan trọng.

Các công việc đó phải đựợc làm thường xuyên hàng ngày, hàng tháng, hàng quí và hàng

năm nhằm khắc phục hoặc sửa chữa những hư hỏng cầu đường do tác động bên ngoài như:

+ Hoạt động của con người.

+ Tác động của thiên nhiên.

+ Thời gian khai thác của bản thân công trình gây ra.

Các công việc trên nhằm duy trì tình trạng khai thác bình thường các công trình đường bộ,

đồng thời hạn chế tối đa sự phát triển hư hỏng nhỏ thành hư hỏng lớn.

1.2 Công tác sửa chữa định kỳ (trung tu và đại tu)

Công tác sửa chữa định kỳ gồm:

+ Các công việc sửa chữa các hạng mục theo định kỳ thời gian qui định về đại tu (còn

gọi là sửa chữa lớn),

+ Trung tu (còn gọi là sửa chữa vừa) công trình.

*> Sửa chữa định kỳ ngắn hạn: được tiến hành giữa hai lần sửa chữa định kỳ dài hạn (ít

nhất là hai năm/lần) nhằm giữ vững chất lượng công trình bằng cách:

+ Sửa chữa một số bộ phận của công trình cho đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

+ Công việc này tiến hành trên từng đoạn đường dài (sửa chữa mặt đường, nền đường và

công trình).

*> Sửa chữa định kỳ dài hạn: Gồm các công việc mang tính tổng hợp và toàn diện nhằm

sửa chữa tất cả những hư hỏng của một đoạn đường dài hoặc của một công trình kỹ thuật

nhằm khôi phục khả năng thiết kế ban đầu của công trình, đôi khi có kết hợp nâng cao tiêu

chuẩn một vài bộ phận của công trình.

Công việc này tiến hành sau khi công trình đã trải qua một hay hay nhiều lần sủa chữa

định kỳ ngắn hạn,

pdf10 trang | Chuyên mục: Công Trình Giao Thông | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Khai thác cầu đường - Chương III: Phân loại sữa chữa và kỹ thuật sửa chữa đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
2. Láng mặt đường nhũ tương và đá con (dá nhỏ) 
 Yêu cầu đối với vật liệu: 
 + Cường độ và kích thước của đá (giống phần 1) 
 + Đá phải thích ứng với nhũ tương 
 + Nên dùng đá vôi khi rải nhũ tương anion, nếu dùng sỏi sạn thì dùng nhũ tương 
Kalion. 
 - Khi dùng nhũ tuơng alion thì phải gia công trước sỏi sạn bằng các chất kích động 
như vôi bột hay ximăng 
 - Lượng vôi hoăc ximăng lấy bằng 1,5-2,5% khối lượng sỏi sạn. 
+ Sỏi hay đá con cần phải sạch nhưng có thể ẩm khi thi công bằng nhũ tương. 
 + Nên dùng nhũ tương phân tích nhanh, trừ trong trường hợp thời tiết lúc thi công nắng 
ráo, nhiệt độ cao thì có thể dùng loại nhũ tương phân tích vừa. Trong trường hợp này có thể 
cho thông xe sớm, cần rải thêm một lớp cát mỏng lên trên. 
 Công nghệ thi công 
 + Quét, rửa sạch mặt đường nhựa cũ. 
 + Rải 50% tổng số lượng đá cần thiết 
 + Tưới lượng nhũ tương cần thiết: Bằng xe tưới nhựa hoặc thiết bị cầm tay 
 + Rải lượng đá con còn lại (sau khi tưới xong nhũ tương) 
 + Nghỉ 2-4 giờ cho nhũ tương phân tích rồi mới cho lu lèn 
 + Lu bằng lu nhẹ , 3-4 lượt/1 điểm. 
 + Bảo dưỡng: 
- Giống phần 1 
 - Trường hợp dùng nhũ tương phân tích vừa thì nên rải một lớp cát mỏng lên trên 
để có thể thông xe sớm. (sau 1 ngày đêm kể từ lúc lu lèn xong). 
3. Láng mặt đường nhựa và đá con đã gia công sơ bộ với nhựa 
 Thường thường đối với mặt đường có lưu lượng xe >1500-2000 xe/ngày đêm trở lên. 
Yêu cầu về vật liệu 
+ Vật liệu dùng loại đá con đã gia công sơ bộ với nhựa.
 + Nếu công tác tổ chức tốt, việc vận chuyển đảm bảo kịp thời có thể dùng đá con gia 
công sơ bộ với nhựa nóng để rải ở trạng thái nóng lên lớp nhựa vừa được tưới. 
 + Lượng nhựa cần thiết để gia công khoảng 1,2-1,6 % khối lượng đá con tuỳ theo kích 
cỡ đá. 
 + Cỡ đá con thường dùng 10-15mm hay 15-20mm. Tốt nhất là dùng loại đá con có kích 
thước lớn nhất và bé nhất không chênh lệch nhiều để mặt đường có độ nhám cao. Ví dụ: 
 Ở Anh dùng loại đá : 8-12,5mm hoặc 16-18mm 
 Ở Bỉ dùng loại đá :8-12mm hoặc 12,5-14 mm để gia công sơ bộ trước với 
nhựa. 
+ Đá con phải thuộc loại có cường độ cao, chống bào mòn tốt,.. 
+Lượng dùng nhựa khoảng 8-13 kg/m2. 
Công nghệ thi công: 
 + Quét sạch mặt đường. 
 + Tưới nhựa cần thiết 
+ Chuyên chở đá con đã gia công sơ bộ với nhựa ra và rải đá. 
 + Lu lèn 
 + Bảo dưỡng. 
4. Láng lại mặt đường bằng matít nhựa và đá con (đá nhỏ) 
 + Matít nhựa (50-70% cát, 12-35% bôt khoáng và 14-15% nhựa). 
 + Rải thành từng lớp, mỗi lớp 1-1,5 cm, trên mặt đường sạch và đã có tưới lượng nhựa 
phủ độ 0,.4- 0,51 lít/m2 
+ Dùng xe ben có thiết bị rải đá đi lui để rải lượng đá con lên lớp matít nhựa (đá con này 
đã được gia công trước với nhựa). 
 + Dùng đá con có kích thước đồng đều và ấn sâu xuống lớp matít độ 1/2-1/3 chiều cao của 
viên đá con. 
+ Dùng lu bánh nhẵn hoặc lu bánh hơi lèn độ 3-4 lần/1 điểm. 
5. Láng mặt đường bằng vữa dẻo của hỗn hợp nhũ tương nhựa và khoáng vật hạt nhỏ. 
 Đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi ở các nước. Thành phần nhựa này bao gồm: 
 + Nhựa đặc : BHД60/90;hoặc 90/130 hoặc 40/60 chiếm tỷ lệ: 11,5-16% 
 + Bột vôi :4-13% 
 + Bột khoáng: 11,5-21% 
 + Cát xay hay đá mạt cớ 0-5mm: 50-60% 
 + Nước: 25-30% 
 + Nhựa này được chế tạo trong các thiết bị chuyên dụng hoặc chế tạo trong thiết bị trộn 
của xí nghiệp bêtông nhựa hoặc trong các nhà máy trộn bêtông ximăng. 
 Vữa khi chế tạo xong dùng xe chuyên dụng chở ra mặt đường. Để rải lớp vữa lên trên mặt 
đường người ta có thể dùng bằng máy hoặc bằng thủ công. 
 Vữa này dùng để : 
+ Láng mặt 
+ Làm lớp hao mòn và tăng độ nhám chỉ cần dày: 4-6mm, hệ số nhám của loại vữa này 
rất cao khoảng 0,6-0,7 và cách nước tốt. 
 + Dùng để láng mặt trên các loại mặt đường cấp cao bằng phẳng hoặc rải lên trên mặt 
đường nhựa cấp cao đã bị rạn nứt nhưng vẫn đủ cường độ chịu lực. 
6. Nung nóng mặt đường nhựa cũ và ấn đá con đã gia công sơ bộ với nhựa 
 Phương pháp này thường dùng trên mặt đường bêtông nhựa cũ đã bị hao mòn, không đủ 
độ nhám hoặc nhựa bị trồi lên nhiều. 
 Công nghệ thi công như sau: 
 + Quét sạch bụi bẩn trên mặt đường bêtông nhựa cũ. 
 + Rải đều đá con đã gia công sơ bộ với nhựa lên mặt đường (đá có kích thước 5-
10mm). Lượng đá con khoảng 4-6kg/m2. 
 + Dùng thiết bị nung nóng cả mặt đường lẫn đá con vừa rải.
 + Lu lèn bằng lu bánh hơi tự hành. 
 3.1.2 Thi công một lớp bằng hỗn hợp vật liệu khoáng và nhựa trên mặt đường 
cũ 
 Trên mặt đường bị bào mòn, không bằng phẳng, sửa chữa bằng cách láng thêm một lớp 
hỗn vật liệu khoáng và nhựa. Lớp này có tác dụng khôi phục chiều dày bị bào mòn, tăng 
cường độ bằng phẳng, độ nhám. 
 Hỗn hợp vật liệu khoáng thường dùng: 
 + Bêtông nhựa nguội dày từ 1,5-3cm 
 + Bêtông nhựa cát dày < 3,5cm 
 + Bêtông nhựa nóng hạt nhỏ hay trung dày từ 3,5-5cm 
 + Bêtông nhựa có độ nhám cao. 
Kỹ thuật thi công:Tương tự như thi công mặt đường bêtông nhựa, nhưng do chiều dày 
nhỏ nên công nghệ thi công như sau: 
 + San sửa những chỗ không bằng phẳng, phá ổ gà và làm sạch bụi bẩn. 
 + Tưới một lớp nhựa dính bám để tăng độ bám giữa lớp cũ và lớp mới. 
 + Rải bêtông bằng máy chuyên dụng 
 + Lu lèn bằng lu nhẹ và lu nặng (nếu có điều kiện thì dùng lu bánh lốp) 
 3.1.3. Sửa chữa mở rộng và tăng cường mặt đường nhựa 
+ Khi cần tăng cường độ của kết cấu mặt đường nhựa cũ có thể làm thêm một hoặc vài lớp 
mới trên mặt đường nhựa cũ. 
+ Tận dụng hợp lý cường độ của kết cấu mặt đường cũ: 
- Khi làm thêm lớp mới nên chọn loại có môđun lớn hơn hoặc bằng môđun của lớp vật 
liệu trên cùng của mặt đường cũ. 
 - Lớp hao mòn mỏng ở mặt đường cũ không đưa vào tính toán. 
 - Chọn chiều dày của lớp mới phải phù hợp với yêu cầu về môđun đàn hồi của toàn bộ 
kết cấu mặt đường. 
+ Trước khi rải vật liệu mới cần tiến hành công việc chuẩn bị trên mặt đường nhựa cũ cho 
cẩn thận bao gồm những công việc sau: 
 - Quét sạch bụi bẩn 
 - Vá lại các ổ gà, chỗ trũng 
 - Phục hồi lại trắc ngang mặt đường. 
 - Để sau một thời gian khoảng 20-30 ngày để các chỗvá được xe cộ đi qua lại đầm lèn 
thêm thật chặt rồi mới tiến hành rải lớp mới lên trên. 
+ Trường hợp mặt đường cũ có độ dốc ngang thay đổi quá nhiều (có khi có chỗ đến 50-
60%). Thì trước khi rải lớp mới cần: 
- Rải một lớp phụ. 
- Lớp phụ san bằng này không đưa vào tính toán và có thể dùng hỗn hợp đá dăm sỏi 
đen hạt nhỏ rải nóng hoặc rải nguội. 
 Nếu dùng hỗn hợp rải nóng thì sau khi lu lèn xong có thể rải lớp mới lên ngay. 
 Nếu dùng hỗn hợp rải nguội phải đợi 20-30 ngày cho xe chạy đầm nén thêm và bổ xung 
dần những chỗ lún quá nhiều, rồi mới rải lớp mới nên. 
3.2. Kỹ thuật sửa chữa vừa và lớn mặt đường Bêtông ximăng 
 Bao gồm những công việc sau: 
 + Thay thế các tấm bêtông bị hư hỏng nhiều. 
 + Sửa lại lớp móng đệm để các tấm bêtông không bị gập ghềnh. 
 + Làm lớp bảo vệ, láng lại mặt trên đường bêtông ximăng. 
 * Khi các tấm bêtông hư hỏng nhiều: thì dùng kích hay cần trục nhấc các tấm bêtông bỏ 
ra ngoài hay dùng thiết bị búa hơi đập vỡ tấm và sau đó sửa lại lớp móng đệm rồi đúc tấm 
mới thay thế (đúc tại chỗ hay tấm đã đúc sẵn để thay). 
 * Truờng hợp tấm bêtông bị gập ghềnh do lớp móng hay lớp đệm lún không đều:
+ Dùng khoan để tạo các lỗ xuyên qua cả chiều dày tấm bêtông
+ Dùng kích hay cần trục nâng tấm bêtông lên cao. 
+ Dùng bơm phun cát hoặc vữa ximăng qua các lỗ khoan xuống lớp móng hay lớp đệm. 
+ Sau đó đặt tấm bêtông cho phẳng. 
+ Thi công lại các khe nối các tấm. 
 * Khi các tấm bêtông ximăng bị rỗ, bóc vỏ mặt trên diện tích lớn: 
 + Thi công lại lớp bảo vệ bằng một lớp láng mặt theo phương pháp láng nhựa với đá 
nhỏ. 
 + Hoặc rải lớp mỏng vữa nhựa hay lớp matít nhựa, kỹ thuật thi công lớp này giống 
phần láng mặt đường cũ. 
 + Hoặc láng mặt bằng một lớp keo epôxy và vật liệu hạt khoáng. 
 Kỹ thuật thi công lớp bảo vệ bằng nhựa bitum và vật liệu khoáng trên bề mặt đường 
bêtông ximăng như sau: 
+ Sửa lại khe nối 
+ Những chỗ chũng, ổ gà 
+ Làm sạch đường, tưới nhựa lỏng CG 15/25 hay MG 25/40, để sau 3 ngày rải lớp nhựa 
đặc và đá nhỏ thi công láng lớp mặt như kỹ thuật lãng mặt đã nêu. 
Để thi công láng mặt bằng nhựa bitum và vật liệu hạt khoáng nhanh và bền lâu, người ta 
pha nhựa bitum với PVC sau đó đun đến nhiệt độ 120-130 độ tưới lên mặt đường rồi rải đá 
nhỏ lên lu lèn chặt, sau 6-8 giờ cho xe chạy. 
Ỏ nhiều nước, người ta còn dùng: 
 + Nhựa đặc BHD 60/90 pha chế với dầu than đá. 
 + Vụn cao su lốp xe hỏng ray qua sàng 3 mm 
 Dùng để tưới lên mặt đường rồi rải cỡ đá 5-10 mm lên lu lèn. Thành phần pha tỷ lệ 
pha chế tham khảo bảng sau: 
Thành phần và tỷ lệ nhựa pha chế: 
Kỹ thuật thi công láng lớp móng keo epoxy trên mặt đường bêtông ximăng như sau: 
+ Làm sạch mặt đường 
+ Tưới nhựa keo epoxy với tiêu chuẩn 0,5-0,8 kg/m2 nếu mặt đường bị rỗ bóc vỏ ở giai 
đoạn đầu; 
 - Nếu mặt đưòng bóc vỏ sâu đến 1cm, tưới 0,8-1,2 kg/cm2 
 - Nếu mặt dường bóc vỏ sâu 3cm tưới 1,3-1,5 cm 
+ Rải đá nhỏ cỡ 2,5-3,5 mm sạch khô lên trên hay rải đá mạt hoặc cát với tiêu chuẩn 5-
7kg cho 1 kg keo epoxy. 
+ Lu lèn: 
Dùng lu 1-1,5 tấn, lu 2-3 lần/điểm, khi lu quét dầu bôi trươn cho khỏi dính 
+ Khi lu xong 5-7 giờ quét hết các hạt đá mạt thừa và cho xe chạy 
Kỹ thuật thi công những tấm bêtông bị hư hỏng bóc sâu từ 3-7cm 
+ Đục sửa tấm mặt đường khảng 3 cm 
+ Quét sạch bụi bẩn mảnh vụn bêtông bằng hơi ép 
+ Đặt lên trên tấm bêtông một lưới thep đường kính 2-3 mm đan lưới vun 10-20cm 
+ Rải hỗn hợp bêtông ximăng đá nhỏ lên trên, chiều dày rải 2-3 cm 
+ Lu lèn chặt, dùng đầm rung 
+ Bảo dưỡng 
Công tác sửa chữa lớn mặt đường bêtông ximăng 
Các thành phần Tỷ lệ (%khối lượng) 
Nhựa BHD 60/90 hoặc BHD 90/120 85- 91 
Dầu than đá 6-10 
Vụn cao su lốp xe ôtô hỏng (qua ray 3mm) 3-5 
 + Tay thế các tấm bêtông ximăng hỏng trên một đoạn dài
 + Làm lại một đoạn cả móng và cả tấm bêtông của mặt đường 
 + Làm thêm một hay hai lớp bêtông nhựa lên mặt đường bêtông ximămg cũ để tăng 
cường độ. 
 + Làm thêm trên mặt đường bêtông ximăng cũ một lớp bêtông ximăng có cốt thép

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_khai_thac_cau_duong_chuong_iii_phan_loai_sua_chua.pdf
Tài liệu liên quan