Bài giảng Thiết kế đường ô tô - Chương 8: Khảo sát thiết kế tuyến đường - Nguyễn Tấn Dương

 Khảo sát thiết kế quyết định hướng đi, chất lượng & khả năng

phục vụ của tuyến đường.

 Mục đích của việc khảo sát thiết kế là tìm được một hướng

tuyến hợp lý về các mặt (kỹ thuật, kinh tế, điều kiện thi công,

khả năng phục vụ của tuyến).

 Các giai đoạn khảo sát thiết kế đường ô tô:

 Giai đọan chuẩn bị đầu tư: giai đoạn lập báo cáo nghiên

cứu tiền khả thi (NCTKT) và báo cáo nghiên cứu khả thi

(NCKT)

 Giai đoạn thực hiện đầu tư: khảo sát thiết kế kỹ thuật

(TKKT) và khảo sát thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC)

pdf15 trang | Chuyên mục: Công Trình Giao Thông | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Thiết kế đường ô tô - Chương 8: Khảo sát thiết kế tuyến đường - Nguyễn Tấn Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
a: 
 Công tác đo dài
 Nhằm xác định khoảng cách nằm ngang giữa các cọc đã 
cắm trên tuyến cũng như giữa các đỉnh của tuyến.
 Công việc đo dài tiến hành theo 2 bước: đo dài tổng quát 
và đo dài chi tiết. Đo dài tổng quát để cắm cho cọc Km và 
cọc H và đo dài chi tiết để xác định khoảng cách giữa các 
cọc chi tiết
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 425
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.3 Công tác đo đạc thực địa: 
 Công tác đo cao
 Công tác đo cao thường do các tổ công tác chuyên 
nghiệp đảm nhận, mỗi tổ gồm 2 người phụ trách máy vừa 
ghi số liệu, 2 3 công nhân cầm mia và che máy.
 Nội dung công tác đo cao gồm đo cao tổng quát và đo 
cao chi tiết. Đo cao tổng quát nhằm đo độ cao của các 
mốc cao độ, chuyển cao độ từ các mốc cao độ nhà nước 
đến các mốc dọc tuyến, Đo cao chi tiết nhằm đo độ cao 
của tất cả các cọc chi tiết cắm dọc tuyến và các cọc khác, 
cũng như đo cao trên các mặt cắt ngang. Đo cao chi tiết 
và đo cao chi tiết phải tiến hành riêng biệt để kiểm tra.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 426
10/5/20
143
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.3 Công tác đo đạc thực địa: 
 Công tác đo cao
 Khi đô cao, nên lấy theo mốc độ cao nhà nước nhất là khi 
tuyến có liên quan và đi trong vùng có nhiều công trình 
xây dựng, thuỷ lợi, đường sắt, cảng...đã được xây dựng 
theo quy hoạch của nhà nước. Nếu không có mốc cao 
đạc nhà nước thì lâý theo mốc của các công trình đã có 
để tiện đối chiếu, giải quyết các vấn đề thiết kế. Đối với 
các trường hợp khác không có gì liên quan, ràng buộc gì 
với quy hoạch chung thì độ cao lấy theo giả định.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 427
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.3 Công tác đo đạc thực địa: 
 Công tác đo cao
 Khi đo cao cần kiểm tra máy thuỷ bình, nhất là đường 
trục ngắm, có đảm bảo nằm ngang hay không. Để tránh 
sai số do đường ngắm nên đặt máy chính giữa 2 điểm 
cần đo chênh cao và khoảng cách đặt mia xa nhất là 
100m
 Khi đo cao qua các khe, vực sâu, hẹp thì nên chuyền 
trước cao độ sang bờ vực phía bên kia rồi mới chuyển 
máy ssang bờ kia, sau đó phải đo lại và khép vào điểm 
đã chuyển trước đó. Đo cao qua các sông rộng hơn 
300m thì việc chuyển độ cao phải dùng các phao tiêu để 
cho máy thuỷ bình cùng 1 lúc ở hai bên bờ có thể nhìn 
thấy nó.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 428
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.3 Công tác đo đạc thực địa: 
 Công tác đo mặt cắt ngang
 Có thể do nhiều tổ làm, mỗi tổ gồm 1 cán bộ kỹ thuật sơ 
cấp, 2 công nhân đo đạc và 2  3 lao động phổ thông. 
 Trong trường hợp ít dốc có thể dùng máy thuỷ bình để đo 
trắc ngang và lúc này có thể kết hợp với công tác đo cao
 Các trường hợp khác có thể dùng thước chữ A và quả 
dọi để đo trắc ngang
 Công tác đo trắc ngang rất quan trọng vì nếu đo không 
chính xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả thiết kế, cũng như 
ảnh hưởng đến khối lượng thi công.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 429
10/5/20
144
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.3 Công tác đo đạc thực địa: 
 Công tác đo mặt cắt ngang
 Để đảm bảo đo đạc chính xác trắc ngang cần phải đo 
đúng theo hướng thẳng góc với tim đường.
 Công tác đo trắc ngang thường kết hợp ghi chép tình 
hình địa mạo, địa chất và các công trình 2 bên tuyến, phải 
ghi rõ khoảng cách từ tuyến đến điểm cần mô tả. Cũng 
cần mô tả các các lớp phủ trên mặt đất, cây cỏ trong 
phạm vi lân cận tuyến đồng thời phải phát hoạ địa hình 
địa vật ngoài phạm vi đo.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 430
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.4 Công tác điều tra thu thập thủy văn :
Công việc này do 1 tổ chuyên nghiệp tiến hành sau khi đã cắm
tuyến và đo cao. Nội dung điều tra gồm các việc sau :
 Xác định diện tích lưu vực tụ nước ứng với công trình đã bố trí
 Tại các vị trí hình thành dòng chảy thường xuyên cần tiến hành 
đo vẽ mặt cắt ngang, mặt cắt dọc dòng suối; khi cần thiết phải 
đo vẽ bình đồ địa hình chi tiết.
 Cần hợp quan trắc tình hình dòng suối : kích cỡ đá, tình hình 
xói lở để có thể ước đoán vận tốc dòng nước chảy tự nhiên. 
Đồng thời phải xác định các mức nước hình thái để xác định 
lưu vực theo phương pháp mặt cắt hình thái và phục vụ tính 
toán khẩu đồ cầu.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 431
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.4 Công tác điều tra thu thập thủy văn :
 Khi vượt qua các dòng nước đã có các công trình cũ thì cần 
đo đạc, điều tra, mô tả tình hình thoát nước sông, suối trong 
phạm vi công trình. Dùng các số liệu này có thể dùng để 
tham khảo khi thiết kế các công trình trên tuyến, đồng thời 
để đối chiếu, kiểm tra việc lựa chọn các số liệu tính toán 
thuỷ văn đã dùng.
 Thu thập số liệu ở trạm khí tượng hay sách tra cứu về lượng 
mưa và các trị số về dòng chảy tại khu vực tuyến đi qua.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 432
10/5/20
145
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.4 Công tác điều tra thu thập số liệu địa chất dọc tuyến :
 Điều tra để vẽ được mặt cắt địa chất dọc tuyến đặc trưng 
cho phạm vi lân cận tuyến đường (mỗi bên tối thiểu là 50m 
trong điều kiện bình thường)
 Để vẽ được các mặt cắt địa chất, cần phải phát hiện được 
các chỗ thay đổi điều kiện cấu tạo địa chất và địa chất thủy 
văn qua các dấu hiệu về địa hình, tình hình địa mạo nói 
chung. Tại các chỗ thay đổi này phải áp dụng 1 trong các 
phương pháp địa chất công trình dưới đây để xác định cột 
cấu tạo địa chất tương ứng :
 Quan sát các vết lộ, các mặt đào nhân tạo hiện có
 Đào các hố đào để quan sát
 Ở những chỗ cần thăm dò sâu thì có thể dùng các loại 
khoan địa chất
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 433
8.3 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT
8.3.4 Công tác điều tra thu thập số liệu về vật liệu xây dựng:
 Việc điều tra thu thập các vật liệu để xây dựng đường thường 
kết hợp chặt chẽ với công tác điều tra địa chất và áp dụng các 
phương pháp điều tra địa chất công trình.
 Nội dung công việc điều tra chủ yếu là : 
 Vị trí từ mỏ đất đá, cát...
 Khối lượng - trữ lượng
 Cự ly vận chuyển, đường vận chuyển
 Chất lượng của vật liệu
 Vấn đề khai thác, hình thức khai thác
 Phương tiện vận chuyển : đường bộ, đường thuỷ, đường 
sắt
 Các loại vật liệu khác : nhựa đường, sắt thép. 
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 434
8.4 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
 Nội dung của các công tác giai đoạn này tương tự ở giai 
đoạn khảo sát thiết kế kỹ thuật nhưng không lặp lại các công 
việc trong khảo sát thiết kế kỹ thuật mà chỉ bổ sung, cập 
nhật các số liệu khảo sát, điều tra thật cần thiết để phục vụ 
cho việc đi sâu thiết kế chi tiết từng bộ phận, từng đoạn, 
từng hạng mục công trình 
 Nội dung và trình tự thực hiện công tác KSTK lập bản vẽ thi
công gồm :
 Khôi phục tuyến và đo đạc lại trên thực địa
 Điều tra bổ sung
 Thiết kế chi tiết
 Hồ sơ khảo sát thiết kế lập bản vẽ thi công
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 435
10/5/20
146
8.4 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
 Khôi phục tuyến và đo đạc lại trên thực địa :
 Dựa vào các cọc đỉnh đã được cố định để khôi phục lại 
các cọc chi tiết , các cọc cự ly đã cắm ở giai đoạn KSTK 
kỹ thuật.
 Cắm bổ sung các cọc chi tiết trong đường cong nằm để 
phục vụ thi công, khoảng cách giữa các cọc phụ thuộc 
vào bán kính R 
• Khi R>500 m , khoảng cách giữa các cọc 20 m
• Khi R500 m , khoảng cách giữa các cọc 10 m
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 436
8.4 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
 Điều tra bổ sung :
 Đo đạc, vẽ chi tiết mặt bằng chiếm đất tạm thời và vĩnh 
viễn để xây dựng đường (công trình, nhà cửa, mồ mả , 
đường điện, đường điện thoại phải di chuyển ra khỏi 
phạm vi thi công.)
 Đo đạc bổ sung bình đồ 1/500 , trắc dọc ở các vị trí đặt
công trình và nút giao thông.
 Điều tra bổ sung về địa chất ở những vị trí thay đổi 
hướng tuyến, vị trí phải thiết kế đặc biệt ( đất yếu , đào 
sâu , đắp cao . . .)
 Cập nhật những thay đổi về tình hình thuỷ văn so với lúc
KSTK kỹ thuật.
 Điều tra bổ sung chi tiết mỏ vật liệu .
 Khảo sát, thiết kế đường tạm phục vụ thi công . . .
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 437
8.4 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
 Thiết kế chi tiết : Nội dung TK chi tiết bao gồm các vấn đề 
như trong giai đoạn TK kỹ thuật, nhưng phải bảo đảm các 
yêu cầu sau :
 Thiết kế cụ thể, chi tiết, chính xác đối với từng hạng mục, 
từng bộ phận, từng công trình
 Phải có các thí nghiệm để xác định các số liệu đầu vào để
phục vụ tính toán. thiết kế .
 Đề xuất các yêu cầu về vật liệu và các tiêu chuẩn kiểm tra
nghiệm thu.
 Tính toán chính xác về khối lượng theo bản vẽ thi công. 
(giá dự toán không được vượt 5% so với dự toán ở giai 
đoạn TKKT)
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 438
10/5/20
147
8.4 KHẢO SÁT BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
 Hồ sơ khảo sát thiết kế lập bản vẽ thi công:
 Các bản vẽ thiết kế chi tiết của tất cả các hạng mục công
trình .
 Thuyết minh khảo sát , điều tra bổ sung về địa chất ,thuỷ
văn, VLXD . . .
 Thống kê chi tiết diện tích giải phóng mặt bằng .
 Các văn bản thoả thuận về các yêu cầu bổ sung thiết kế 
của chính quyền địa phương hoặc của các cơ quan hữu 
quan.
10/5/20 Bài giảng Thiết kế đường ô tô 439
Hình 3-1: Toán đồ để xác định mô đun đàn hồi chung của hệ 2 lớp E
ch
(Trị số ghi trên đường cong là tỷ số E
ch
/E
1
) 
Hình 3-2: Toán đồ để xác định ứng suất trượt từ tải trọng bánh xe ở lớp 
dưới của hệ hai lớp (H/D = 02,0). 
Hình 3-3: Toán đồ để xác định ứng suất trượt từ tải trọng bánh xe ở lớp 
dưới của hệ hai lớp (H/D = 04,0). 
Hình 3-4: Toán đồ tìm ứng suất cắt hoạt động 
T
av
 do trọng lượng bản thân mặt đường 
(ở toán đồ này T
av
 được tính bằng MPa). 
- 
Hình 3-5: Toán đồ xác định ứng suất kéo 
uốn đơn vị  ở các lớp của tầng mặt 
(số trên đường cong là tỷ số E
1
/E
chm
) 
Hình 3-6: Toán đồ xác định ứng 
suất kéo uốn đơn vị  ở các lớp 
liền khối của tầng móng 
(số trên đường cong là E
1
/E
2
 ; số 
trên đường tia là E
2
/E
3
 ) 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_ke_duong_o_to_chuong_8_khao_sat_thiet_ke_tuy.pdf
Tài liệu liên quan