Bài giảng Dược lý thú y - Chương 5: Thuốc trị ký sinh trùng và nấm
5.1.1. Thuốc trị giun sán
Thuốc trị giun sán là những loại thuốc được dùng để diệt những ký sinh vật sống
đường tiêu hóa và các cơ quan như gan, phổi, hệ tuần hoàn. Vì vậy, nó khác với tác động
chống lại các ngoại ký sinh.
Hầu hết các ký sinh vật sống trong đường tiêu hóa và cơ quan liên quan được phân
loại thành cestodes (sán dây), trematodes (sán lá) hoặc nematodes (giun tròn).
1. Cestodes hay sán dây cơ thể dẹp, phân đốt, chu kỳ sống bao gồm ký chủ trung gian
là cả động vật máu nóng hay máu lạnh. Giai đoạn ấu trùng Taenia solium sống trong các mô
của heo, giai đoạn trưởng thành sống trong đường tiêu hóa người. Ký sinh có ký chủ trung
gian máu lạnh là Dipylidium caninum, giai đoạn trưởng thành sống trong ruột non chó và
mèo, trong khi nang chưa trưởng thành được tìm thấy trên bọ chét chó, mèo. Ý nghĩa lâm
sàng được quan tâm vẻ bên ngoài hơn là bệnh lý bên trong.
2. Trematodes hay sán lá đa số cơ thể dẹp, không phân đốt, chu kỳ sống phức tạp có
liên quan tới những loài ốc. Giai đoạn trưởng thành những loài thường gặp sống trong ống
dẫn mật của thú nhai lại. Gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi thú công nghiệp, chủ yếu là
làm chậm sự phát triển của thú bị nhiễm và ảnh hưởng quầy thịt, nguy hại gan.
3. Nematodes hay giun tròn cơ thể hình trụ tròn, dài, sống trong dạ dày và ruột của
thú nuôi, thú hoang dã hay chim. Một nhóm nhỏ, được gọi là giun phổi, được tìm thấy trong
mô phổi và cuống phổi. Chu kỳ sống của Nematodes bao gồm giai đoạn sống tự do và,
thường xuyên, và giai đoạn non di hành đến mô của ký chủ, đến giai đoạn trưởng thành
sống trong ruột hoặc phổi. Nhóm này bao gồm các loài biểu hiện lâm sàng rỏ rệt nhất.
Đối với giun tròn, sán lá hay sán dây, thường có những trường hợp đặc biệt khi bị
nhiễm số lượng nhiều có thể gây bệnh lâm sàng và thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Sự gây
nhiễm tăng có thể do tình trạng hạn hán, sự chăn thả hạn chế dẫn tới nhiễm ấu trùng có sẵn
cao; hoặc mưa to kéo dài kết hợp vơi nhiệt độ cao, khi chu kỳ sống của giun có thể mau hơn
bám vào lá cây cỏ ấu trùng gây nhiễm.
Trong nhiều bệnh của vật nuôi, nhiễm cận lâm sàng thường gây thiệt hại kinh tế
nghiêm trọng. Khi cừu hoặc trâu bò nhiễm sán sẽ giảm 1% sản lượng thịt hoặc lông.
5-0.25 mg/kg, IV, 1 lần/tháng kết hợp với Flucytosine ở liều như trên hoặc với ketoconazole ở liều 10mg/kg, PO, 1lần /ngày. Trị nấm Candida niệu đạo: c) Kiềm hóa nước tiểu bằng cách cho thú uống sodium bicarbonate cho đến khi pH nước tiểu >7.5. Sau đó dùng flucytosine ở liều 67mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 8 giờ. Mèo: Trị Cryptococcus: d) Flucytosine 200mg/kg/ngày, PO, chia 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ. Kết hợp với amphotericin B (0.25mg/kg trong 30ml D5W, IV), liệu trình 3-4 tuần. e) Flucytosine 25-50mg/kg, PO, 4-6 tuần; kết hợp amphotericin B 0.25mg/kg, IV, 3lần/tuần, 3-4 tuần. f) Flucytosine 125-250mg/ngày, PO kết hợp amphotericin B 0.15-0.4 mg/kg, IV, 3lần/tuần. Khi liều tổng số của amphotericin B đạt 4-6mg/kg, bắt đầu dùng liều duy trì amphtericin B ở mức 0.15-0.25 mg/kg, IV, 1lần/tháng với flucytosine ở liều trên hoặc ketoconazole ở liều 10mg/kg, PO, 1 lần/ngày. (5) Itraconazole Hóa học Itraconazole là thuốc kháng nấm triazole tổng hợp, có cấu trúc tương tự fluconazole trọng lượng phân tử 706 và pKa = 3.7. Dược lực học Fluconazole là phức hợp triazole có tính kiềm nấm (fungistatic). Các dẫn xuất triazole tác động bởi sự thay đổi màng tế bào của nấm nhạy cảm do đó làm tăng tính thấm của màng tế bào làm cho các thành phần bên trong tế bào thóat ra ngoài và suy yếu hấp thu tiền chất purin và pyrimidine. Itraconazole có hiệu quả với các nấm gây bệnh khác nhau bao 86 gồm nấm men và nấm ngoài da. Trong ống nghiệm, itraconazole có hiệu quả với nhiều dòng của nấm Candida, Aspergillus, Cryptococcus, Histoplasma, Blastomyces và Tripanosoma cruzi. Chỉ định Trong thú y, Itraconazole được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm Aspergillus, Cryptoccal meningitis, Blastomycosis và Histoplasmosis . Nó còn có hiệu quả chống lại nấm ngoài da Candida hay dermatophytes. Itraconazole tác động không đáng kể đến sự tổng hợp hormon (không giống như ketoconazol) và gây nhiều tác dụng phụ trên thú nhỏ hơn ketoconazole. Ở ngựa, itraconazole được chỉ định trong điều trị nấm sporotrichosis và Coccidioides immitis gây viêm tủy xương (osteomyelitis). Chỉ định Hấp thu Itraconazole tùy thuộc vào pH dạ dày và sự có mặt của thức ăn trong dạ dày. Cấp thuốc lúc dạ dày rỗng, giá trị sinh học của thuốc khoảng 50% hoặc thấp hơn, nếu cấp thuốc lúc có thức ăn , giá trị sinh học lên đến 100%. Thuốc được phân phối rộng rãi khắp các mô, nhất là mô có nồng độ lipid cao. Da, đường sinh dục thú cái và ổ mủ (pus) có độ tập trung của thuốc cao hơn trong huyết thanh, chỉ một lượng nhỏ tìm thấy ở não, thể dịch và nước bọt. Itraconazole được chuyển hóa bởi gan tạo thành nhiều chất chuyển hóa khác nhau, trong đó hydroxyitraconazole còn hoạt tính. Tác dụng phụ Itraconazole gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, bao gồm ói mữa, tiêu chảy, biếng ăn và viêm mạch máu nhỏ (vasculitis). Ở mèo, tác dụng phụ bao gồm biếng ăn, sụt cân, ói, gây độc gan (tăng ALT và hoàng đản) và suy gan. Quá liều Nếu quá liều, cấp thuốc kháng acid qua đường uống để giảm hấp thu Itraconazole. Tương tác thuốc Itraconazole được hấp thu tối đa trong môi trường có tính acid, do đó các thuốc kháng acid, các thuốc phong bế Histamin 2 (cimetidine, ranitidine,) hoặc didanosine sẽ làm giảm hấp thu Itraconazole. Nếu cần dùng các loại thuốc trên, nên dùng sau Itraconazole 2 giờ. Itraconazole làm tăng lượng prothrombin nếu kết hợp với wafarin hoặc các thuốc kháng đông coumarin khác. Rifampin làm tăng mức chuyển hóa Itraconazole. Itraconazole 87 kết hợp với terfenadine hoặc astemizole làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tim mạch. Itraconazole làm tăng chuyển hóa phenytoine hoặc cyclosporine. Itraconazole làm tăng độ tập trung của digoxin; tăng nồng độ của các thuốc trị tiểu đường (chlorpropamide, glipizide,) làm giảm đường huyết. Liều dùng Chó: Trị nấm nhạy cảm: a) 5mg/kg, PO, 1-2lần/ngày Mèo: Trị nấm da phổ biến: 10mg/kg, PO, 1lần/ngày. Nấm cơ thể (nói chung): 5mg/kg, PO, 1-2 lần/ngày; kết hợp với amphotericin B. Ngựa: Trị nấm Aspergillus: 3mg/kg, 2lần/ngày. (6) Miconazole Miconazole có cấu trúc tương tự ketoconazole. Giống như ketoconazole, thuốc tác động chống lại nhiều loại nấm khác nhau. Miconazole thường được dùng để trị nấm âm đạo do Candida, dạng kem hoặc thuốc đặt. Miconazole có thể tiêm tĩnh mạch để trị các loại nấm mà amphotericin không có hiệu quả điều trị hoặc không dung nạp. Miconazole dạng thoa cục bộ ít gây tác dụng phụ, mặc dù một vài chổ có dị ứng. Tiêm tĩnh mạch có thể gây tắc nghẽn (huyết khối) mạch và có thể ngừng hô hấp hoặc ngừng tim nếu cấp thuốc quá nhanh. Hầu hết các tác dụng phụ là do các chất bảo quản được pha chế khi tiêm tĩnh mạch hơn là do bản thân của miconazole. Nên thử nghiệm các liều dùng khác nhau để xác định sự dung nạp của bệnh nhân với thuốc. (7) Clotrimazole Clotrimazole là thuốc kháng nấm phổ rộng, ít hấp thu qua đường tiêu hóa và thuốc chỉ cho tác dụng tại chổ. Clotrimazole dạng viên hình thoi (MYCELEX) được dùng để trị nấm candida ở miệng-hầu. Clotrimazole có dạng dung dịch, dạng mỹ phẩm hoặc dạng kem (LOTRIMIN) dùng trị nấm da như Tinea versicolor. Dạng kem hoặc viên đặt âm đạo trị nhiễm nấm Candida. 5.2.10. Thuốc trị nguyên sinh động vật 5.3.10.1. Nhóm Nitroimidazole 88 (1) Metronidazol Hóa học Metronidazole là chất tổng hợp thuốc nhóm Nitroimidazole, có tác dụng kháng khuẩn và kháng nguyên sinh động vật, có dạng bột tinh thể hoặc tinh thể màu trắng đến vàng nhạt, pKa =2.6, tan nhẹ trong nước và alcohol. Base Metronidazole được tổng hợp dạng viên hoặc dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch. Metronidazole HCl tổng hợp dạng bột pha tiêm, rất tan trong nước. Bảo quản Metronidazole dạng viên và HCl dạng bột nên bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 30oC và tránh ánh sáng. Metronidazole tương hợp với các chất sau: amikacin sulfate, aminophylline, carbenicilline disodium, cefazolin sodium, cefotaxim sodium, cefoxintin sodium, cefuroxim sodium, cephalothin sodium, chloramphenicol sodium succinate, clindamycin phosphate, disopyramide phosphate, gentamycin sulphate, heparin sodium, hydrocortisone sodium succinate, hydromorphone HCl, magnesium sulphte, meperidine HCl, morphine sulphate, moxalactam disodium, multielectrolyte concentrate, multivitamin, neltimycin sulphate, penicilline G sodium và tobramycin sulphate. Các thuốc sau đây không tương hợp với Metronidazole: aztreonam, cefamadole naftate và dopamin HCl. Dược lực học Metronidazole có tác dụng diệt khuẩn do nó phá vỡ tổng hợp DNA và acid nucleic của vi khuẩn. Metronidazole có hiệu quả chống lại hầu hết các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, bao gồm Bacteroides sp (Bacteroides fragilis), Fusobacterium, Veillonella, Clostridium sp, Peptococcus và Peptostreptococcus. Actinomyces thường đề kháng với metronidazole. Metronidazole cũng có hiệu quả diệt Trichomonas và amip. Cơ chế tác động của thuốc lên protozoal chưa được biết. Metronidazole có hiệu quả điều trị với Entamoeba histolytica, Trichomonas, Giardia, và Balantidium coli. Metronidazole tác động chủ yếu vào giai đoạn Trophozoite của Entamoeba histolytica hơn là dạng encyst (bao nang). Chỉ định 89 Metronidazole được sử dụng rộng rãi trong điều trị Giardia ở chó và mèo. Nó còn được sử dụng trên lâm sàng trong điều trị các loại ký sinh khác (Trichomonas và Balantidium coli) và điều trị nhiễm trùng đường ruột và nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí. Dược động học Metronidazole hấp thu tốt sau khi uống, Giá trị sinh học của thuốc sau khi uống rất cao (ở chó) thay đổi từ 50-100%)., ở ngựa trung bình 80%. Nếu uống thuốc có thức ăn trong dạ dày sẽ ảnh hưởng đến hấp thu thuốc (nhất là ở chó). Metronidazole rất dễ hòa tan trong lipid vì vậy nó được phân phối nhanh và rộng đến các mô sau khi được hấp thu. Nó được phân phối nhanh và rộng khắp các mô và dịch chất, bao gồm xương, ổ abcess, thần kinh trung ương và tinh dịch. Tỉ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương rất thấp (khoảng 20%). Metronidazole chuyển hóa chủ yếu ở gan. Các chất chuyển hóa còn hoạt tính và không còn hoạt tính đều bài thải qua phân và nước tiểu. Thời gian bán hủy của thuốc ở thú có chức năng gan, thận bình thường: 4-5 giờ ở chó, 2.9-4.3 ở ngựa. Chống chỉ định Metronidazole chống chỉ định cho bệnh nhạy cảm với nó hoặc các dẫn xuất của Nitroimidazole. Metronidazole chú ý khi sử dụng cho bệnh nhân suy chức năng gan. Metronidazole gây quái thai ở một vài thú thí nghiệm vì vậy không nên dùng thuốc trong thời gian mang thai, đặc biệt trong 3 tuần đầu của thai kỳ. Tác dụng phụ Tác dụng phụ trên chó bao gồm rối loạn thần kinh, gây chết, gây độc gan, huyết niệu, biếng ăn, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc thần kinh sau khi dùng liều cao cấp tính. Quá liều Metronidazole có dấu hiệu ngộ độc bao gồm: biếng ăn, ói mửa, suy nhược, giãn đồng tử, giật cầu mắt, thất điều vận động, co giật, tim đập chậm, không linh hoạt. Tương tác thuốc Metronidazole có thể kéo dài PT của các chất kháng đông wafarin hoặc các courmarin khác. Phenobarbital hoặc phenytoin có thể gây tăng chuyển hóa metrinidazole, do đó làm giảm hàm lượng thuốc trong máu. 90 Cimetidine có thể làm giảm chuyển hóa metronidazole và làm tăng tác dụng phụ của metronidazole. Alcohol có thể tạo ra phản ứng tương tự disulfiram (ói mửa, chuột rút) khi kết hợp với metronidazole. Liều dùng Chó: Điều trị Giardia: g) liều đầu 44mg/kg, PO , sau đó 22 mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 8 giờ. Liệu trình 5 ngày. h) 50mg/kg/ngày, PO Nhiễm trùng kỵ khí: a) Vi khuẩn kỵ khí gây viêm màng não: 25-50mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 12 giờ. b) Viêm túi mật có mủ: 25-30 mg/kg, PO; có thể kết hợp với chloramphenicol. Liệu trình 4-6 tuần. c) Viêm ruột: 30 - 60 mg/kg, PO d) Trị amip: 50 mg/kg, ngày, 1lần/ngày. Liệu trình 5 ngày. Mèo: Điều trị Giardia: 10-20 mg/kg, PO, 1lần/ngày, liệu trình 5 ngày. Nhiễm trùng kỵ khí: 10 mg/kg, PO. Ngựa: Nhiễm trùng kỵ khí: 15-25 mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 6 giờ. Chim: Nhiễm trùng kỵ khí: 50 mg/kg/lần/ ngày, PO, liệu trình 5 ngày.
File đính kèm:
- bai_giang_duoc_ly_thu_y_chuong_5_thuoc_tri_ky_sinh_trung_va.pdf