Ảnh hưởng của nồng độ pha tạp ion Cr3+ đến tính chất quang của vật liệu ZnAl2O4:Mn2+ chế tạo bằng phương pháp sol-gel
TÓM TẮT
Bột huỳnh quang ZnAl2O4 đồng pha tạp ion Mn2+ và ion Cr3+ phát xạ màu xanh và đỏ được chế tạo
thành công bằng phương pháp sol-gel kết hợp với ủ nhiệt trong không khí ở các nhiệt độ khác
nhau. Kết quả nhiễu xạ tia X cho thấy vật liệu ZnAl2O4 có chất lượng tinh thể tốt nhất khi nung ở
1400 oC. Kết quả chụp ảnh FE-SEM cho thấy vật liệu có kích thước hạt tăng dần khi nhiệt độ nung
thiêu kết tăng, ở nhiệt độ 1400 oC kích thước hạt phân bố từ vài chục nanomet đến trăm nanomet.
Kết quả khảo sát phổ huỳnh quang cho thấy vật liệu phát xạ mạnh trong vùng đỏ - đỏ xa và một
giải phát xạ yếu trong vùng ánh sáng xanh. Giải phát xạ yếu với đỉnh huỳnh quang ở bước sóng
511 nm được quy cho quá trình dịch chuyển của ion Mn2+ từ trạng thái 4T1 → 6A1 trong mạng
ZnAl2O4. Giải phát xạ mạnh trong vùng ánh sáng đỏ và đỏ xa ở đỉnh phát xạ 686 nm do sự chuyển
mức năng lượng của ion Ce3+ từ trạng thái 2T2g 4A2g trong mạng tinh thể ZnAl2O4. Phổ kích
thích huỳnh quang với đỉnh phát xạ 686 nm cho thấy vật liệu hấp thụ mạnh nhất ở bước sóng kích
thích 395 nm và 535 nm tương ứng với sự chuyển mức năng lượng của ion Cr3+ từ trạng thái cơ
bản 4A2g lên các trạng thái kích thích 4T1g và 4T2g. Vật liệu cho phát xạ tốt nhất là mẫu ZnAl2O4
pha tạp 0,5% ion Mn2+ và 0,5% ion Cr3+ nung thiêu kết 2 giờ, ở 1400 oC trong không khí.
ung thiêu kết tăng. Điều này cho thấy chất lượng tinh thể của vật liệu dần hoàn thiện hơn khi nhiệt độ nung thiêu kết tăng. Hình 1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của bột huỳnh quang ZnAl2O4 pha tạp 0,5% ion Mn 2+ và 0,5% ion Cr 3+ tổng hợp bằng phương pháp sol-gel, nung trong không khí từ 1000 oC đến 1400 oC trong thời gian 2 giờ Kết quả này có thể được giải thích, khi nhiệt độ nung thiêu kết tăng thì quá trình khuếch tán của các nguyên tử vào nhau lớn làm cho chất lượng tinh thể hoàn thiện hơn nên cường độ các đỉnh nhiễu xạ tia X tăng và sắc nét hơn. Việc đồng pha tạp ion Mn2+ và ion Cr3+ không làm dịch chuyển đỉnh phổ nhiễu xạ tia X có thể được giải thích là khi các ion Mn2+ và ion Cr 3+ thay thế vào mạng nền thì những ion này có bán kính ion xấp xỉ với bán kính của các ion mà chúng thay thế (RMn2+= 0,79 A o ; RZn2+= 0,74 A o ; RCr3+= 0,69 A o) nên cấu trúc tinh thể không có sự thay đổi so với khi chưa pha tạp [6]–[8]. Hình 2 là ảnh FE-SEM của mẫu ZnAl2O4 nung thiêu kết ở nhiệt độ 1400 oC. Hình 2. Ảnh FE-SEM của mẫu ZnAl2O4 nung thiêu kết ở nhiệt độ 1400 oC trong 2 giờ. Kết quả cho thấy bột huỳnh quang ZnAl2O4 đồng pha tạp ion Mn2+ và ion Cr3+ có kích thước phân bố khá đồng đều trong khoảng từ vài chục nanomet tới vài trăm nanomet. Với kích thước này vật liệu phù hợp cho việc tráng - phủ trên các thiết bị chiếu sáng như đèn huỳnh quang hoặc điot phát quang. Để khảo sát tính chất quang của vật liệu, chúng tôi đã tiến hành đo phổ huynh quang (PL) và phổ kích thích huỳnh quang (PLE) những mẫu tổng hợp được. Kết quả trên Hình 3 cho thấy, vật liệu hấp thụ mạnh trong vùng bước sóng từ 350 nm đến 600 nm với các đỉnh kích thích huỳnh quang 385 nm, 395 nm, 430 nm, 458 nm và 535 nm. Những đỉnh kích thích huỳnh quang này được quy cho là sự hấp thụ của điện tử từ trạng thái 4 4 g gA T ứng với ion Cr 3+ trong mạng nền ZnAl2O4; các đỉnh phát xạ 511 nm được quy cho quá trình dịch chuyển của electron ứng với ion Mn2+ từ trạng thái 4T1 → 6 A1 trong mạng nền ZnAl2O4; các đỉnh phát xạ 675 nm, 686 nm, 698 nm, 708 nm được quy cho sự dịch chuyển của electron từ trạng thái kích thích 4 4 g 2E A ứng với ion Cr 3+ trong mạng nền ZnAl2O4. Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 77 - 82 Email: jst@tnu.edu.vn 80 Hình 3. Phổ PL và PLE của các mẫu ZnAl2O4 pha tạp 0,5% ion Mn2+ và 0,5% ion Cr3+ nung ở 1400 oC trong 2h, đo ở nhiệt độ phòng Để khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ nung thiêu kết đến tính chất quang của vật liệu, chúng tôi đã khảo sát phổ huỳnh quang của nhóm vật liệu này với nhiệt độ nung thiêu kết từ 1000 oC đến 1400 oC. Hình 4 là phổ PL của các mẫu ZnAl2O4 đồng pha tạp 0,5% ion Mn 2+ và 0,5% ion Cr 3+ nung 2 giờ trowng không khí, ở nhiệt độ từ 1000 oC đến 1400 oC, đo ở nhiệt độ phòng với bước sóng kích thích 395 nm. Kết quả cho thấy vị trí các đỉnh huỳnh quang gần như thay đổi không đáng kể khi thay đổi nhiệt độ nung thiêu kết. Ở 1000 oC cường độ huỳnh quang của vật liệu rất thấp so với mẫu có cường độ huỳnh quang cao nhất khi nung ở 1400 oC. Kết quả này có thể được giải thích rằng, ở nhiệt độ 1000 oC thì tinh thể của mạng nền chưa được hoàn thiện, các ion Mn2+ và ion Cr3+ chưa khuếch tán được mạng vào mạng nền đáng kể, nên lượng tâm phát xạ trong vật liệu còn thấp, dẫn đến cường độ huỳnh quang thấp. Khi nhiệt độ nung thiêu kết tăng lên thì các ion Mn2+ và ion Cr 3+ khuếch tán vào mạng nền nhiều hơn, chất lượng tinh thể tốt hơn dẫn đến mật độ tâm phát xạ tăng, nên cường độ huỳnh quang tăng và cường độ các đỉnh đạt giá trị cực đại khi nhiệt độ nung thiêu kết ở 1400 oC. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích cấu trúc của vật liệu bằng phổ nhiễu xạ tia X ở hình 1 là chất lượng tinh thể tốt nhất khi vật liệu nung thiêu kết ở 1400 oC. Hình 4. Phổ PL của các mẫu ZnAl2O4 pha tạp Mn 2+ 0,5%, Cr 3+0,5% nung 2 giờ trong không khí, ở nhiệt độ 1000 oC đến 1400 oC, đo ở nhiệt độ phòng, với bước sóng kích thích 395 nm Với kết quả vật liệu cho phát xạ tốt nhất ở nhiệt độ nung thiêu kết 1400 oC, chúng tôi tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ ion Cr 3+ lên tính chất quang của vật liệu. Hình 5 là phổ huỳnh quang của các mẫu ZnAl2O4 đồng pha tạp 0,5% ion Mn2+ và ion Cr3+ với các nồng độ 0,1%; 0,5%; 1%; 3% nung thiêu kết trong không khí 2 giờ, ở nhiệt độ 1400 oC, kích thích ở bước sóng 395 nm. Kết quả cho thấy xuất hiện dải phát xạ yếu trong vùng bước sóng từ 500 - 540 nm với đỉnh cực đại là 511 nm và một giải phát xạ mạnh trong vùng đỏ và đỏ xa từ bước sóng 650 -740 nm với đỉnh cực đại 686 nm. Hình 5. Phổ PL của các mẫu ZnAl2O4 pha tạp Mn 2+ 0,5% nung ở nhiệt độ 1400 oC, với nồng độ Cr 3+từ 0,1% đến 3%, đo ở nhiệt độ phòng, với bước sóng kích thích 395 nm Nguồn gốc các đỉnh phát xạ 511 nm là do sự chuyển mức năng lượng của electron từ trạng thái 4 T1 → 6 A1 trong mạng tinh thể ZnAl2O4 ứng với ion Mn2+ [6], [8], [10] ở trong mạng nền. Nguồn gốc đỉnh phát xạ 686 nm do sự chuyển mức năng lượng của ion Cr3+ từ trạng Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 77 - 82 Email: jst@tnu.edu.vn 81 thái 2 T2g 4 A2g trong mạng nền của ZnAl2O4 [7], [10]–[12]. Kết quả hình 5 cho thấy nồng độ pha tạp ion Cr 3+ ảnh hưởng đến cường độ huỳnh quang của vật liệu, bột huỳnh quang cho cường độ mạnh nhất là ứng với nồng độ pha tạp 1% ion Cr 3+ nhưng khi nồng độ ion Cr3+ tăng lên thì cường độ huỳnh quang của vùng đỏ lại giảm. Điều này được giải thích khi nồng độ các ion Cr 3+ tăng lên thì các tâm phát xạ tăng làm cương độ huỳnh quang tăng. Nhưng khi nông độ pha tạp tăng quá giới hạn 1% thì có hiện tượng truyền năng lượng ngược giữa các tâm phát xạ làm cho cường độ huỳnh quang giảm bởi hiện tượng dập tắt huỳnh quang. Kết quả phân tích cho thấy, vật liệu ZnAl2O4 đồng ion Mn 2+ và ion Cr 3+ cho phát xạ mạnh nhất ứng với mẫu pha tạp 0,5% ion Mn2+ và 0,5% ion Cr 3+ nung ở 1400 oC. 4. Kết luận Chúng tôi đã tổng hợp thành công vật liệu ZnAl2O4 đồng pha tạp ion Mn 2+ và ion Cr 3+ bằng phương pháp sol-gel, sử dụng citric acid là chất tạo gel. Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu thu được hấp thụ mạnh trong vùng tử ngoại và tử ngoại gần, để cho phát xạ mạnh trong vùng ánh sáng đỏ - đỏ xa ứng với quá trình dịch chuyển năng lượng của ion Cr3+ trong mạng nền ZnAl2O4 và một giải phát xạ yếu ở vùng xanh do quá trình dịch chuyển mức năng lượng của ion Mn2+. Mẫu vật liệu cho phát xạ tốt nhất là mẫu ZnAl2O4 pha tạp 0,5% ion Mn 2+ và 0,5% ion Cr 3+ nung thiêu kết 2 giờ trong không khí, ở 1400 oC. Vật liệu hấp thụ mạnh trong vùng tử ngoại và tử ngoại gần, nên vật liệu phù hợp cho định hướng ứng dụng trong quá trình tráng - phủ lên đèn huỳnh quang sử dụng hơi thủy ngân với phát xạ đặc trưng ở bước sóng 254 nm và 318 nm, cũng như tráng - phủ lên các điot phát quang sử dụng chip LED InGaN với bước sóng kích 395 nm. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn kinh phí khoa học công nghệ của Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho đề tài có mã số C.2018.09. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. R. F. Martins and O. A. Serra, “Thin film of ZnAl2O4:Eu 3+ synthesized by a non-alkoxide precursor sol-gel method,” J. Braz. Chem. Soc., vol. 21, no. 7, pp. 1395–1398, 2010. [2]. S. K. Sampath and J. F. Cordaro, “Optical Properties of Zinc Aluminate, Zinc Gallate, and Zinc Aluminogallate Spinels,” J. Am. Ceram. Soc., vol. 81, no. 3, pp. 649–654, 2005. [3]. S. Mathur et al., “Single-Source Sol-Gel Synthesis of Nanocrystalline ZnAl2O4: Structural and Optical Properties,” J. Am. Ceram. Soc., vol. 84, no. 9, pp. 1921–1928, 2004. [4]. K. Kumar, K. Ramamoorthy, P. M. Koinkar, R. Chandramohan, and K. Sankaranarayanan, “A novel way of modifying nano grain size by solution concentration in the growth of ZnAl2O4 thin films,” J. Nanoparticle Res., vol. 9, no. 2, pp. 331–335, 2007. [5]. M. T. Tsai, Y. X. Chen, P. J. Tsai, and Y. K. Wang, “Photoluminescence of Manganese-doped ZnAl2O4 nanophosphors,” Thin Solid Films, vol. 518, no.24 SUPPL., p.e9, 2010. [6]. D. Zhang, C. Wang, Y. Liu, Q. Shi, W. Wang, and Y. Zhai, “Green and red photoluminescence from ZnAl2O4:Mn phosphors prepared by solgel method,” J. Lumin., vol.132, no. 6, pp.1529–1531, 2012. [7]. M. G. Brik, J. Papan, D. J. Jovanović, and M. D. Dramićanin, “Luminescence of Cr3+ ions in ZnAl2O4 and MgAl2O4 spinels: Correlation between experimental spectroscopic studies and crystal field calculations,” J. Lumin., vol. 177, pp. 145–151, 2016. [8]. L. Cornu, M. Duttine, M. Gaudon, and V. Jubera, “Luminescence switch of Mn-Doped ZnAl2O4 powder with temperature,” J. Mater. Chem. C, vol. 2, no. 44, pp. 9512–9522, 2014. [9]. Y. Fangli, H. Peng, Y. Chunlei, H. Shulan, and L. Jinlin, “Preparation and properties of zinc oxide nanoparticles coated with zinc aluminate,” J. Mater. Chem., vol. 13, no. 3, pp. 634–637, 2003. [10]. S. V. Motloung, F. B. Dejene, H. C. Swart, and O. M. Ntwaeaborwa, “Effects of Cr3+ mol% on the structure and optical properties of the ZnAl2O4:Cr 3+ nanocrystals synthesized using sol- Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 208(15): 77 - 82 Email: jst@tnu.edu.vn 82 gel process,” Ceram. Int., vol. 41, no. 5, pp. 6776– 6783, 2015. [11]. X. Tian, L. Wan, K. Pan, C. Tian, H. Fu, and K. Shi, “Facile synthesis of mesoporous ZnAl2O4 thin films through the evaporation-induced self- assembly method,” J. Alloys Compd., vol. 488, no. 1, pp. 320–324, 2009. [12]. Y. Huang, F. Yuan, L. Zhang, S. Sun, Q. Wei, and Z. Lin, “Effects of Cr3+ ion concentration on the spectral characterization in Cr 3+ :Ca0.93Mg1.07 Si2O6 crystals,” J. Lumin., vol. 211, no. February, pp. 8–13, 2019.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_nong_do_pha_tap_ion_cr3_den_tinh_chat_quang_cu.pdf