Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến việc lựa chọn chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận: minh chứng từ các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu này phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến việc lựa
chọn chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận của các DN sản xuất niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 100 DN sản xuất
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2011-2015. Áp dụng mô
hình Friedlan (1994), xác định biến phụ thuộc DA (Phần lợi nhuận dồn tích có thể
điều chỉnh) và các biến độc lập trong nghiên cứu, gồm: Quy mô DN (SIZE); Tỷ suất chi
phí lao động trên doanh thu thuần (LCRATE); Hệ số dự báo nguy cơ phá sản DN
(ZSCORE); Chi phí thuế thu nhập DN (TAXCOST); Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS);
Hiệu quả hoạt động tài chính (PERF); Hệ số nợ (DEBT); Lợi nhuận dồn tích (TA). Kết
quả phân tích dữ liệu cho thấy, biến TAXCOST và ZSCORE có mối quan hệ ngược chiều
với biến phụ thuộc DA (DN có xu hướng vận dụng các chính sách kế toán để điều
chỉnh giảm, "che giấu" bớt lợi nhuận); các biến SIZE, LCRATE, EPS, PERF có mối quan
hệ thuận chiều với biến phụ thuộc DA (DN có xu hướng vận dụng các chính sách kế
toán để điều chỉnh tăng, "thổi phồng" lợi nhuận).
gân hàng, DN cần xác định chiến lược huy động vốn lâu dài và bền vững thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể: (i) xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình tập huấn về kế toán tài chính nói chung, vấn đề điều chỉnh lợi nhuận nói riêng với sự tham gia của các chuyên gia nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và sự hiểu biết cho nhà quản lý, cổ đông, người lao động trong công ty. (ii) Cung cấp cho nhà đầu tư vốn các công cụ, mô hình thực nghiệm cụ thể để phân tích thông tin, xét đoán hành vi điều chỉnh lợi nhuận, từ đó nhà đầu tư có thể tự nghiên cứu, thực hiện phân tích thông tin tài chính của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. (iii) Cần chú ý các nhân tố ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở vận dụng các chính sách kế toán. Hiệu quả hoạt động tài chính, thu nhập trên một cổ phần là những chỉ tiêu quan trọng nhất nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư vốn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ hiệu quả hoạt động tài chính cao, mức thu nhập trên một cổ phần “hấp dẫn” thì nhiều khả năng DN đã thực hiện điều chỉnh lợi nhuận thông qua giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, DN niêm yết cần nhìn nhận đây không phải là một giải pháp an toàn và hữu hiệu, việc thực hiện điều chỉnh lợi nhuận chỉ có ảnh hưởng trong ngắn hạn, DN không nên vì hướng tới những lợi ích trong ngắn hạn mà làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và lợi ích lâu dài. Sự điều chỉnh lợi nhuận nếu bị nhà đầu tư phát hiện sẽ gây thiệt hại lớn cho DN hơn là lợi ích mà DN đã có thông qua hành vi này. Đối với DN có quy mô lớn, không nên lấy “sức mạnh”, tầm ảnh hưởng của mình trong kinh tế, chính trị để chi phối thông tin kinh tế tài chính của DN, thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Xây dựng, phát triển DN ngày càng lớn mạnh là mục tiêu hướng tới chính đáng không chỉ của các công ty lớn nhưng nếu vì theo đuổi mục tiêu này, bất chấp các hành vi sai trái như hành vi điều chỉnh lợn nhuận thì hậu quả đem đến cho công ty sẽ trái ngược với mong đợi, mất đi niềm tin của các nhà đầu tư, hình ảnh, uy tín công ty bị sụp đổ, tạo ra một hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới tất cả các bên có liên quan với công ty. (iv) Tăng cường và nâng cao hơn nữa tính độc lập của các thành viên HĐQT, ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ của DN. Ba là, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước, (i) cần ban hành bổ sung các quy định về chế tài xử phạt đối với các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán nếu công ty công bố thông tin sai lệch quá nhiều so với kết quả đã được kiểm toán (hành vi chuyển lãi từ năm nay sang năm sau hay thực hiện gian lận để điều chỉnh tăng lợi nhuận). Thực tế hiện nay, đã có quy định DN niêm yết không được lỗ trong 03 năm liên tiếp, điều này tạo áp lực cho các DN thực hiện điều chỉnh lợi nhuận thông qua vận dụng các chính sách kế toán. Nhân tố hệ số nguy cơ phá sản DN trong nghiên cứu này đã giải thích rõ điều này. Việc cải thiện môi trường pháp lý sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng tốt cho việc cải cách cơ chế quản trị, nhà đầu tư sẽ tích cực hơn, yên tâm hơn khi tham gia thị trường đầu tư. (ii) Tiếp tục phối hợp với Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán đối với công ty niêm yết, hướng tới xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, xếp loại các công ty kiểm toán hàng năm và công bố rộng rãi trên các kênh thông tin về chứng khoán để các công ty niêm yết lựa chọn. (iii) Sớm thúc đẩy việc thực ECONOMICS-SOCIETY Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119 hiện soát xét BCTC theo quý nhằm nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin, tăng cường công tác phân tích, đánh giá thị trường hỗ trợ nhà đầu tư có thêm các thông tin trước khi ra quyết định đầu tư vốn. Đối với Bộ Tài chính, (i) tiếp tục xây dựng, cập nhật và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng thống nhất; quy định chặt chẽ, cụ thể việc sử dụng các ước tính kế toán hay việc lựa chọn các phương pháp kế toán nhằm hạn chế tính chủ quan của người làm công tác quản lý, công tác kế toán. (ii) Có quy định và hướng dẫn cụ thể về việc các DN niêm yết phải trình bày chi tiết, giải trình rõ ràng căn cứ, cơ sở tính toán việc vận dụng các phương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán, ước tính kế toán trên thuyết minh BCTC. (iii) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và công bố danh sách các công ty kiểm toán có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo chất lượng kiểm toán, ban hành quy định về xử phạt hành chính hoặc rút giấy phép hoạt động đối với các công ty kiểm toán độc lập nếu “sản phẩm” mà họ đã kiểm toán bị phát hiện là không trung thực. Đối với cơ quan thuế, cần nghiên cứu và tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà quản lý trong việc lựa chọn và sử dụng các chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận, từ đó tập trung nguồn lực kiểm tra các DN có động cơ khai giảm lợi nhuận, khai giảm thuế thu nhập phải nộp, đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế phải nộp của các DN theo Luật Thuế hiện hành. Bốn là, đối với các công ty kiểm toán (i) Cần tìm hiểu khách hàng (các DN niêm yết) trước khi bắt đầu kiểm toán nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc xét đoán các động cơ của khách hàng, qua đó biết được xu hướng điều chỉnh lợi nhuận của DN (điều chỉnh tăng hay giảm lợi nhuận) bằng việc lựa chọn chính sách kế toán, từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp. Ví dụ: một DN sản xuất niêm yết trên thị trường có kết quả kinh doanh bị lỗ trong 02 năm trước đó sẽ có động cơ để vận dụng các chính sách kế toán điều chỉnh tăng lợi nhuận, tránh lỗ trong năm hiện tại, tránh bị hủy niêm yết theo quy định. Dựa vào thông tin này, kiểm toán viên sẽ xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp và hiệu quả. (ii) Đối với kiểm toán các ước tính kế toán, cần có sự tham gia của các kiểm toán viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Do bản chất của ước tính kế toán mang tính chủ quan cao, vì vậy đây là một công cụ hữu hiệu và quan trọng mà DN sẽ sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thông tin trình bày trên BCTC. Các thủ tục kiểm toán để kiểm toán các ước tính kế toán đã được quy định rõ trong VSA 540 “Kiểm toán các ước tính kế toán”. Năm là, đối với các đơn vị đào tạo Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cần phải có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc đối với xã hội trước các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế tài chính, hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các DN nói chung, DN niêm yết nói riêng. Cụ thể: (i) Đưa các kiến thức về hành vi điều chỉnh lợi nhuận và trong chương trình học khối ngành kinh tế ở bậc đại học để nâng cao trình độ, hiểu biết và nhận thức cho nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. (ii) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để cung cấp thêm các công cụ phân tích, đánh giá DN, thị trường cho nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm. (iii) Hỗ trợ và có định hướng cụ thể cho các DN để hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy trình quản trị, điều hành công ty. 6. KẾT LUẬN Chuẩn mực kế toán cho phép các DN có quyền lựa chọn chính sách kế toán để áp dụng cho phù hợp với đặc điểm của DN, sự lựa chọn chính sách kế toán thường xuất phát từ nhiều nhân tố, động cơ và mục đích khác nhau từ phía cá nhân và DN. Tuy nhiên, khi lựa chọn các chính sách kế toán ghi chép doanh thu, chi phí, DN phải cân nhắc và xem xét sự ảnh hưởng của việc lựa chọn đó đến chất lượng và tính trung thực của thông tin trên BCTC. Bên cạnh đó, các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC cần có nhận thức rõ về động cơ, hành vi điều chỉnh lợi nhuận có thể có ở mỗi DN, qua đó có cái nhìn khách quan và rõ ràng hơn về thông tin trên BCTC của DN trước khi đưa ra các quyết định phù hợp./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính (2015), Báo cáo tình hình thị trường chứn khoán năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường 2015. 2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 3. Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các DN xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Huỳnh Thị Vân (2012), Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. 5. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Phương Hồng, Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các DN Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thị trường tài chính-Tiền tệ số 13.07.2014. 7. Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. 8. Trần Đình Khôi Nguyên (2010), Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các DN vừa và nhỏ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40). 9. Trần Đình Khôi Nguyên (2012), Bàn về chính sách kế toán trong DN, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 260. 10. Dechow P.M., Sloan R and Sweeney A. (1995). Detecting earnings management. The Accounting Review. 11. Jensen, MC., Meckling, W.H., (1976). Theory of firm: Managerial Behavior, Agency Costs, and Ownership Structure. Journal of Financial Economics. 12. Kothari S P Leone A J and Wasley C E (2005). Performance Matched Discretionary Accruals. Journal of Accounting and Economics. 13. Watts, R. and J. Zimmerman (1978), Towards a Positive Theory of the Determination of Accounting Standards, The Accounting Review 53 (January). 14. Watts, R. and J. Zimmerman (1986), Positive Accounting Theory, Edgewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_cac_nhan_to_tai_chinh_den_viec_lua_chon_chinh.pdf