Ám ảnh hình ảnh – Ám ảnh âm thanh
TÓM TẮT
Dựa vào đặc tính “chất nhạc bên trong” và một số thủ pháp khác của thơ ca hiện đại,
bài viết là một thử nghiệm tiếp cận với thi phẩm Đàn ghi-ta của Lor-ca của nhà thơ
Thanh Thảo – tác phẩm mới được vào giảng dạy chính thức trong SGK Ngữ văn của
bậc THPT.
Bài viết tập trung phân tích khả năng nhập cảm sâu sắc của chủ thể (tác giả Thanh
Thảo) vào thế giới nghệ thuật thơ ca và tâm hồn khách thể (đối tượng – Lor-ca), cho
thấy chất nhạc bên trong của khúc tưởng mộ này đã chuyển tải được cả âm thanh lẫn
màu sắc, hình khối – một chất nhạc bề sâu của cảm xúc, tràn ra ngoài con chữ, thể
hiện những suy nghiệm thâm trầm về bi kịch và sự bất tử của một cuộc đời tận hiến
cho cái đẹp.
Cùng với việc áp dụng lí luận tiếp nhận trong đọc - hiểu văn bản, hướng tiếp cận này
sẽ gợi ý để giáo viên và học sinh dạy và học bài thơ của Thanh Thảo hiệu quả hơn.
à trong thi ca. Không phải ngẫu nhiên mà chàng thi sĩ với cây ghi ta trở thành hình ảnh trung tâm, xuyên suốt bài thơ của Thanh Thảo, thu hút người đọc đến thế. Hình ảnh ấy hiện lên trong khung nền của xứ sở các đấu sĩ bò tót can trường và bi tráng “áo choàng đỏ gắt”, của làn điệu dân ca ba-la-đa cổ xưa hát khúc ca đắng tràn dòng lệ mặn về biển khơi “môi đầy bọt sóng/ xanh thắm hàm răng”, của kiếp nghệ sĩ đi rong “hát nghêu ngao” như “người mộng du” với “vầng trăng chếnh choáng” trên con đường lang thang đi về “miền đơn độc”, về dòng sông có cô gái di- gan với lá bùa huyền bí. Người nghệ sĩ ấy đi ngang qua cuộc đời, gảy khúc đàn “lá xanh biết mấy” (gợi nhớ Bài ca mộng du của Lor-ca: “Xanh gió, xanh cành/ Con tàu trên biển cả/ Con ngựa trên núi mờ”), gảy khúc đàn “tròn bọt nước vỡ tan” (gợi nhớ Khúc ba-la-đa nước biển: “biển/ xõa cười từ xa tắp/ răng bọt/ môi trời”) Biết bao ngọt ngào và cay đắng trong những vần thơ chất ngất tình yêu, chất ngất thất vọng và hi vọng của người nghệ sĩ sáng tạo trong hạnh phúc của sự cô đơn, được hiện về trong trường liên tưởng của từ ngữ bài thơ Thanh Thảo. Tiếng súng Nội chiến Tây Ban Nha (1936 – 1939) vang lên như chẳng hề báo trước, nó vang lên bằng màu sắc – màu đỏ của máu. Từ màu sắc hào hùng tráng lệ của “áo choàng đỏ gắt”, Tây Ban Nha “bỗng kinh hoàng” thấy màu máu bi thương tang tóc “bê bết đỏ” trên tấm áo thi nhân. Đất nước của ngàn cối xay gió, của chàng hiệp sĩ Don Quijote ngàn năm lí tưởng nhân văn đang cơn biến động đảo điên. Nếu như hình ảnh tiếng hát (hiện thân của ca sĩ Lorca, của lòng yêu sự sống, của cái đẹp, của chủ nghĩa nhân văn) vừa đấy thôi còn hoà hợp với hình ảnh áo choàng đỏ (hiện thân của đất nước Tây Ban Nha với nét đẹp truyền thống), thì giờ nó “bị điệu về bãi bắn” và màu đỏ áo choàng phút chốc biến thành cái chết (áo choàng bê bết đỏ). Hình ảnh thơ hàm bao ý nghĩa tượng trưng trong sự so sánh, ẩn dụ, hoán dụ ấy. Lorca đi đến cái chết như vẫn chưa kịp sực dứt mình khỏi cõi đắm say của nghệ thuật: Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du Tiếng đàn ghi ta từng “bần bật khóc”, “không thể nào dập tắt, không thể nào bắt im” nay “ròng ròng máu chảy”. Thi thể của nhà thơ vĩnh viễn nằm dưới đáy vực sâu Vi- dơ-na, nào ai có thể chôn cất? Đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng của Tây Ban Nha, thành nỗi ám ảnh trong thơ Thanh Thảo: “giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng” (gợi nhớ câu thơ “con thuyền vầng trăng/ xô vỡ quầng mây tím” trong bài Sáng sớm, hay “Trên gương mặt nước hồ/ nàng Di-gan đong đưa/ một nhũ băng vầng trăng” trong Bài ca mộng du của Lorca). Vầng trăng nơi đáy giếng chính là giọt nước mắt muôn đời khóc nhà thơ. Lorca từng ước mong được chôn cất cùng với cây đàn ghi ta muôn điệu của mình, nhưng: Không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang Thân thể Lorca có thể mục nát dưới đáy vực Vi-dơ-na, cây đàn của chàng có thể bị bạo lực đập vỡ nát, nhưng linh hồn và “tiếng đàn” của chàng không ai chôn cất, muôn đời sẽ hiển hiện, sẽ âm vang, sẽ lan xa, như sức sống mãnh liệt của cây cỏ đơn sơ mà kiên cường. Khi sống, Lorca là ca sĩ “đi lang thang về miền đơn độc”, rong ruổi khắp miền đồng quê, núi đồi Gra-na-đa hát về niềm vui nỗi buồn của nhân dân mình; chết đi, tiếng hát được trả về chính nơi nó ra đi, vậy còn gì phù hợp hơn khi để cho tiếng 4 hát đi hoang ấy hoá thân vào “cỏ mọc hoang” – biểu tượng của thiên nhiên, những gì thiên nhiên nhất. Đó cũng là tâm nguyện của chính ca sĩ cả đời sống giữa thiên nhiên, từng nguyện cầu được thiên nhiên bao bọc khi chết: Khi ta chết hãy chôn ta với cây đàn ghi-ta trong cát. Khi ta chết, chết giữa bạt ngàn rừng cam và thơm ngát đồng cỏ. Khi ta chết hãy chôn ta trên một con quay gió. (Ghi nhớ – Nguyễn Trung Đức dịch) Từ sâu của đáy giếng, độ “rộng vô cùng” của dòng sông được mở ra, tưởng như sự ngắt mạch, chắp hình, nhưng thực ra các hình ảnh được liên kết trong một mạch ngầm suy tư, triết luận. Dòng sông bỗng hiện lên trong thơ Thanh Thảo gợi về một dòng sông cuộc đời mà Lorca từng ngồi bên này bờ : Tôi ngồi bên bờ sông Khổ đau như dòng nước Trôi, trôi mãi không ngừng, Muôn đời không dừng bước. (Những khúc ca – Hồng Thanh Quang dịch) Cây đàn theo Lorca suốt chặng đường ngao du trên cõi trần giờ trở thành quan tài “màu bạc”, thành con thuyền đưa chàng “sang ngang” qua “dòng sông rộng vô cùng” nơi chàng ném “lá bùa” hết màu nhiệm để về bờ bên kia – bờ của cõi vĩnh hằng. Từ “ném” từng vang lên trong bài Than thở về cái chết của Lorca: “Hãy ném trái chanh nho nhỏ ấy/ vào gió” như một sự giã từ của thi sĩ khi chấp nhận rằng ai cũng sẽ phải trở về nơi cát bụi. Chàng chấp nhận “ném trái tim mình/ vào lặng yên bất chợt”, nhưng tiếng hát không lặng im, nó vẫn cất lời li-la li-la li-la Rõ ràng, hình ảnh thi sĩ Tây Ban Nha hiện lên trong thi phẩm nhà thơ Việt Nam dưới tác động không dứt của những vần thơ Lorca. Những vần thơ đó hoá thành ám ảnh, thành cơn mê sảng, thành chất men say rồi thăng hoa thành cảm xúc sáng tạo, mở rộng trường liên tưởng đến tối đa. Và chất nhạc bài thơ cũng thế. 2.2. Ám ảnh âm thanh Đọc dứt bài thơ mà hình ảnh thơ không dứt. Và bài thơ dứt rồi, âm thanh vẫn ngân vang, ngân dài – âm thanh của tiếng đàn ghi ta trong khúc balađa Tây Ban Nha “li-la li-la li-la”. Âm thanh đó là điệu hồn của ca sĩ du mục Lorca đang cất lời đắm say hát về tình yêu với Andalucia tươi đẹp, một miền quê thơm nồng sắc nắng, rạng rỡ mây trời hoa cỏ đồng nội, một miền quê của những con người phóng khoáng tự do như gió thảo nguyên và cuồng say như con quay gió, biết yêu thương và hờn giận hết mình. Lor-ca la ca sĩ bậc nhất của Andalucia! Chàng gắn bó xiết bao với xứ sở của mình, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn và chuốt những sợi đàn âm thanh cho chàng, và suốt đời chàng đã gửi điệu hồn mình vào nơi đó. Trong điệu hồn đó ta nghe thấy nhạc điệu dân gian đồng quê kết hợp với tính nhạc hiện đại của nhà siêu thực – kiểu nghệ sĩ pha trộn rất huyền diệu hình ảnh tượng trưng vào âm thanh, và bằng cách ấy nhiều khi thay thế ý nghĩa ngôn từ hiệu quả hơn chính bản thân ngôn từ. Các nghệ sĩ nhìn thấy nhau không chỉ bằng hình ảnh, mà còn, hơn cả thế, bằng âm thanh. Trong âm thanh họ nghe thấy tiếng lòng nhau, nghe được những gì mà vỏ bọc 5 ngôn từ bất lực trong biểu thị nghĩa. Maiacopxki không đọc Exenin bằng mắt, mà bằng hiệu lực của âm thanh đưa lại – nghĩa là ông cảm nhận thơ bằng thính giác. Chỉ một âm rung “đr” trong câu thơ đầy ngạo nghễ của chàng thi sĩ tóc vàng khi giã biệt một mối tình, Maiacopki đã nghe thấy nỗi đau cứa xé lòng. Mà ai dám bảo rằng Maiacopxki không ngạo nghễ! Hồng Thanh Quang trong bản dịch của mình Cây đàn ghi ta đã chuyển tải hộ Lorca đến độc giả Việt Nam những âm điệu của đàn khúc ghi ta, hay đến mức ta không còn cần để ý đến ý nghĩa của ngôn từ nữa mà vẫn thấy hiểu hết những gì thi sĩ Tây Ban Nha gửi gắm. Vì lòng yêu Lorca, ám ảnh và đắm say những nốt nhạc được tỉa bằng ghi ta “bần bật khóc” nên tác giả bài thơ Đàn ghi ta của Lorca cũng bất giác cất lời cảm xúc về chàng bằng chính nhạc điệu của chàng. Bài thơ của Thanh Thảo là sự kiên kết của chuỗi dòng cảm xúc không ngừng lại được bởi dấu ngắt câu, gồm nhiều âm vực, lúc thư duỗi như cung đàn luyến láy với với âm thanh mô phỏng tiếng đàn, với những từ láy, (li-la li-la li-la/ đi lang thang về miền đơn độc/ với vầng trăng chếnh choáng/ trên yên ngựa mỏi mòn), lúc đầy tiết tấu gắt, ngắn, mạnh (Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao/ bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ), rồi xen vào tiết tấu ấy là sự ngân dài một nốt trầm (Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du). Nốt trầm chưa dịp dứt độ ngân sâu lắng của mình thì một loạt các âm thanh trào dâng lên, biểu thị bằng độ nhấn những từ “tiếng” (tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy/ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan/ tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy). Những âm thanh chở tải hình ảnh, mở rộng trường nghĩa của âm thanh – âm thanh của khúc đàn say mê xưa và âm thanh của phút kinh hoàng hiện tại, âm thanh của tình yêu, của cái đẹp và âm thanh của cái chết, nỗi đau. Tất cả các cung bậc ấy là chất nhạc bên trong của cảm xúc, tràn ra ngoài con chữ. Cấu tứ của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca gợi sự liên tưởng đến thể thơ tự do mà Lorca yêu thích và thể hiện rất thành công, nó còn mang dáng dấp khúc balada nơi quê hương Lorca: giàu chất tâm tình và triết lí, gắn kết câu chuyện xa xưa với cảm xúc hôm nay, được mở đầu và kết thúc bởi cùng âm thanh luyến láy mô phỏng tiếng đàn, làm cho bài thơ vừa như có cấu trúc vòng tròn, vừa như mở ra tiếng ngân nga, ngân nga, vừa như sự hồi tưởng, liên tưởng của điệp khúc ngân trong đầu độc giả. Lorca chấp nhận “ném trái tim mình/ vào lặng yên bất chợt”, nhưng tiếng hát không lặng im, nó vẫn cất lời li-la li-la li-la , bởi vì: không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang bởi vì: giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng bởi vì nó là: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy Cứ thế, ám ảnh về hình ảnh, ám ảnh về âm thanh của Lor-ca đã làm nên bài thơ tiếng Việt của Thanh Thảo. Đến lượt mình, bài thơ bắt đầu ám ảnh chúng ta 6 Chú thích: [1] Viznar: bờ vực núi ở Granađa, nơi ngày 19. 8. 1936 bọn phát xít đã đê hèn xử bắn và quăng thi thể F. G. Lorca xuống. [2] Đề từ bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo) là câu đầu bài thơ Ghi nhớ, rút trong tập Thơ của khúc ca Jondo (Lorca). [3] Ba-la-đa: tên gọi một làn điệu dân ca có nguồn gốc từ Bắc Tây Ban Nha, gồm nhạc và lời rất trữ tình dùng để nói về những sự kiện xa xưa và huyền bí, được mở đầu và kết thúc bằng cùng một khổ thơ hay một câu thơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 ( 2008), tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Trung Đức (2002), Từ chân trời một phía, Nxb Đà Nẵng. 3. Tạp chí Văn học nước ngoài số 3/1996, Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
File đính kèm:
- am_anh_hinh_anh_am_anh_am_thanh.pdf