Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" của Hồ Anh Thái

Tóm tắt

Bài viết đề cập tới yếu tố tâm linh trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái qua việc phân

tích vấn đề Thiện – Ác từ câu chuyện mà nhà văn đã xây dựng. Đồng thời cũng đề cập tới hành trình

sám hối của nhân vật Tôi và hành trình tìm đường trở về với chính mình của cô gái có tên Mai Trừng.

Toàn bộ câu chuyện có chất huyền bí và tâm linh nhưng đó cũng chính là hiện thực của cuộc sống

đương đại ngày nay. Nhà văn đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về cái ác đang chế ngự trong cõi

người, nhưng từ trong sâu thẳm tác phẩm vẫn gieo vào lòng người đọc một niềm tin ở sự hướng thiện

của con người.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" của Hồ Anh Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ồi chuông cảnh báo” về cái ác 
106 
đang chế ngự trong “cõi người”, nhưng từ 
trong sâu thẳm tác phẩm vẫn gieo vào lòng 
người đọc một niềm tin ở sự hướng thiện 
của con người. 
2.2. Yếu tố tâm linh qua hành trình 
sám hối và giải thiêng lời nguyền 
Sau ba cái chết của ba đứa cháu lại đến 
Đông muốn trả thù, thực ra anh đã sống 
trong sự thù hận trước đó rồi, ngay lúc anh 
ngồi sau lưng xe của Phũ đi giết Mai Trừng 
thì anh đã là tòng phạm của cái ác rồi. Và 
trước đó anh cũng đã thừa nhận rằng: “Tôi 
cũng muốn trả thù. Tôi cũng muốn dẹp hận 
thù lại cùng một lúc” [3.67]. Khi trở ra 
Bắc, Đông đã tìm đến công ty Hồng Hoang 
- nơi Mai Trừng đang làm việc, trước khi 
đi anh lại giống như những đứa cháu của 
mình là định sẵn việc trả thù bằng cách 
nào. Đông đã chọn cách là dùng thuốc độc 
để thực hiện hành động trả thù của mình, 
anh còn nói “thuốc độc của tôi một liều cực 
mạnh chỉ bằng cái cúc áo có thể quật ngã 
tức thì một con trâu mộng” [3.139]. Nhưng 
khi đến công ty Hồng Hoang nghe ông 
giám đốc nói về sự bí ẩn và thần bí trong 
con người Mai Trừng đã làm cho Đông 
không còn ý nghĩ trả thù nữa mà chỉ còn lại 
một điều là “tôi bỗng thấy thèm sống hơn 
bao giờ hết” [3.157]. Bởi vì anh đã hiểu ra 
một điều rằng khi anh có ý đinh trừ khử 
Mai Trừng bằng thuốc độc thì anh đã tự lựa 
chọn cái chết cho chính mình mà không 
hay biết. Và những cái chết kia không liên 
quan gì đến Mai Trừng mà chính là do 
những con người đó phải nhận lấy cái điều 
ác chính họ gieo nên. Cuộc hành trình sám 
hối của Đông cũng bắt đầu từ đây, anh đã 
ném viên thuốc độc đi và “việc cùng lúc tôi 
phải làm là thanh lọc cái tâm hồn tội lỗi 
của mình. Từ giờ trở đi không được phép 
nghĩ ác về Mai Trừng. Một điều ác người 
ta định làm cho cô, dù chỉ trong tâm tưởng, 
cũng sẽ rơi trở lại xuống đầu người đó” 
[3.162]. 
Khi tìm đến nhà Mai Trừng không gặp 
được cô ấy Đông “hoàn toàn tuyệt vọng. 
Tôi sẽ chết. Một cái chết oan uổng. Mai 
Trừng sẽ không hề biết rằng tôi tìm đến cô 
để sám hối, để xin cô tha thứ cho tội lỗi của 
ba gã trai đã chết, tha thứ cho cái ý đồ ban 
đầu của tôi là định giết cô bằng thuốc độc” 
[3.164]. Thì ra khi con người đứng bên bờ 
vực thẳm của cái chết, họ mới càng muốn 
được sống, càng muốn hướng thiện hơn 
bao giờ hết. Đông thốt lên rằng “không, tôi 
còn muốn sống” [3.164], nhưng anh lo 
rằng “khoảng thời gian sống của tôi đang 
dần dần bị thu hẹp. Nếu không nhanh chân, 
biết đâu tôi không thể đến kịp để xin được 
sám hối” [3.184]. Anh luôn hy vọng rằng 
dù ở đâu đi chăng nữa thì Mai Trừng với 
khá năng linh cảm siêu nhiên của mình 
cũng “xin cô hãy chứng giám và ghi nhận 
tấm lòng thành và lương thiện của tôi. Ở đó 
không còn hận thù và độc dược nữa” 
[3.184]. Ở đó chỉ có lòng hướng thiện của 
con người và ở đó Đông đang rất muốn 
sống chứ không muốn chết như số phận 
những đứa cháu mình và anh đã quyết tâm 
là “phải tìm cho bằng được để sám hối, 
bằng không số phận tôi sẽ bị kết liễu chỉ 
trong vòng ít ngày nữa” [3.186]. 
Cuộc tìm kiếm của Đông lại tiếp tục, 
anh gặp Mai Trừng trên chùa Bảo Sơn, một 
ngôi chùa nằm trên núi ở vùng biển Cửa 
Lớn ở miền Trung. Tại đây anh đã làm một 
hành động mà cả cuộc đời thủy thủ như 
anh chưa bao giờ làm vì “một người thuyền 
trưởng không bao giờ quỳ gối. Ngay cả 
trước thủy quái và bão tố đại dương. 
Nhưng sám hối và cầu xin tha tội thì phải 
quỳ” [3.199]. Đúng như lời anh nói nếu ai 
đó muốn sám hối và cầu xin sự tha tội thì 
phải “quỳ” mới thể hiện được lòng thành 
107 
của mình và đi kèm với hành động “quỳ” 
trước mặt Mai Trừng là lời nói sám hối của 
Đông: “tôi đến để ăn năn” [3.199]. Nhưng 
dường như lúc này anh cũng vỡ lẽ ra một 
điều là Mai Trừng “cũng sợ anh bị chết” và 
cô bảo rằng: “tôi cũng cần phải ăn năn. Vì 
tôi mà bao nhiêu người phải chết” [3.199]. 
Không phải chỉ những người muốn làm 
điều ác với cô là bị trừng trị không mà 
ngay cả người cô yêu cũng bị trừng trị khi 
chạm vào người cô. Chính điều này làm 
cho Mai Trừng rất đau khổ, bởi vì cô 
không thể yêu và được yêu như những 
người con gái bình thường khác. Nhưng nó 
cũng là động lực để cô quay về mảnh đất 
chiến trường năm xưa, nơi cha mẹ cô yên 
nghỉ để xin “giải thiêng lời nguyền” mà cô 
đã mang theo suốt hai mươi sáu năm qua. 
Ngày trước Bác Miên – người nuôi Mai 
Trừng từ khi cha mẹ cô chết cũng cho cô 
biết ý nghĩa cái tên mà mẹ cô bảo đặt: 
“Mai Trừng – ngày mai lớn lên, nó sẽ đi 
trừng phạt, diệt trừ kẻ ác để báo thù cho 
cha mẹ” [3.210]. Nó giống như một lời 
nguyền ám vào đời cô, vì thế trong suốt hai 
mươi sáu năm qua, cô phải lãnh sứ mệnh là 
đi diệt trừ kẻ ác nhưng dường như “con 
người chưa đến nỗi phải bị trừng phạt đau 
đớn như thế. Con người dù sao vẫn có thể 
cảm hóa và cải biến được bằng con đường 
giáo dục” [3.210]. Chính vì lẽ đó mà Mai 
Trừng không muốn mình lãnh sứ mệnh này 
nữa, không chỉ Đông sợ hãi nếu không tìm 
được Mai Trừng để mà sám hối, để mà ăn 
năn mà còn có cả Mai Trừng cũng muốn ăn 
năn, cũng muốn sám hối, cũng muốn giải 
thiêng lời nguyền để không phải chứng 
kiến nhiều cái chết nữa. 
Mai Trừng cùng với Đông lên đường 
tìm về chiến trường năm xưa nơi có phần 
mộ cha mẹ cô ở đó. Nhưng chiến tranh đã 
lùi xa, nơi đó bây giờ cũng khác đi nhiều, 
ngay cả những người thân từng tham gia 
chiến đấu cùng với cha mẹ cô cũng không 
nhớ đường đến đó. Nhưng dường như có 
một thế giới tâm linh huyền bí nào đó đã 
dẫn đường đưa lối chỉ cho cô đường đến 
nơi yên nghỉ của cha mẹ mình qua những 
giấc mơ rất kì lạ. Đó là “những ngày ở đây, 
thỉnh thoảng Mai Trừng lại mơ thấy có một 
bóng người dẫn cô đi. Đi qua một con 
đường lớn và dài. Rồi rẽ ngoặt vào một lối 
đi nhỏ trong rừng. Lướt qua những bụi cây 
cành cây gai góc bùng nhùng. Bay trên một 
cánh rừng đã dày rậm xanh lá, dù thảng 
hoặc vẫn chen lẫn những thân cây bị cháy 
thiêu trơ trụi. Đến bên một con suối cạn thì 
bóng người dẫn đường biến mất” [3.218]. 
Cô đã mơ thấy những hình ảnh này đến 
“lần thứ tư” trước khi cô lên đường và 
đúng như trong giấc mơ khi đến nơi cô 
bỗng reo lên “em đã nhận ra đường rồi”, 
lúc đó Đông thấy cô như người đã bị nhập 
đồng, cứ lao đầu về phía trước. Đi như 
người mộng du. Đi như có người cầm tay 
dẫn đi thì đúng hơn. Lúc này Mai Trừng 
giống như người có một luồng khí ma quái 
nào nhập vào cô, mọi hành động của cô 
diễn ra như có một người “cõi trên” nào đó 
đang nhập vào người để chỉ cho cô biết 
nấm mồ của cha mẹ mình ở đâu giữa núi 
rừng bao la này, để giúp cô giải thiêng lời 
nguyền đã mang bên mình hai mươi sáu 
năm qua. Sau khi biết được rằng hai mô đất 
nằm liền kề nhau đó chính là hai nấm mồ 
của cha mẹ mình thì Mai Trừng đã quỳ gối 
và khấn vái rằng: “con lạy cha, con lạy mẹ, 
cha mẹ hãy giải thoát cho con khỏi sứ 
mệnh đi trừng phạt cái ác. Hai mươi sáu 
năm con phải đi trừng phạt như vậy là dài 
quá rồi” [3.227]. Và “xin cha mẹ cho con 
trở về làm một đứa con gái bình thường. 
Con cũng muốn yêu và được yêu” [3.228]. 
Dường như lời cầu xin của cô đã có linh 
108 
ứng, gió rừng thổi xao xác, những ngọn cỏ 
đung đưa qua lại, còn cô thì “bỗng đổ vật 
xuống. Lại giãy giụa trong cơn run quằn 
quại. Một cái gì đó đang bị xé rách trong 
người cô, bị giật ra từng mảnh, bị rút dần 
ra như một sợi dây mảnh và bất tận. Rồi 
vút một cái, tất cả bay thoát lên khỏi người 
cô. Mai Trừng quẫy đạp mấy cái nữa rồi lật 
nghiêng người. Cặp mắt lờ đờ hết hồn của 
cô dần dần trở lại tỉnh táo và tinh nhạy” 
[3.228]. Mai Trừng đã hoàn toàn giải thoát 
được sứ mệnh đi diệt trừ cái ác, dù biết 
rằng trong “cõi người” này cái ác vẫn đang 
hiện diện ở khắp mọi nơi, nhưng diệt trừ 
cái ác là việc của tất cả mọi người, của toàn 
xã hội chứ không riêng gì của ai, cũng 
không riêng gì ở Mai Trừng. Hãy để cho 
người con gái ấy có được tình yêu, có được 
hạnh phúc trong tình yêu như mọi người 
con gái khác, đó cũng chính là việc thiện 
mà “cõi người” này nên làm đối với cô ấy. 
Mai Trừng đã được giải thoát, Đông cũng 
được giải thoát nhưng có lẽ “cõi người” 
này chưa được giải thoát. 
3. Kết luận 
Vấn đề Thiện – Ác ở đây không chỉ 
mang dáng dấp từ những câu chuyện cổ 
tích xa xưa nữa, mà cái ác đã trở thành một 
thế lực tìm ẩn có ở khắp nơi, đang làm ngả 
nghiêng cõi người đương đại. Cái ác không 
chỉ có trong chiến tranh, trong quá khứ mà 
nó còn hiện diện khắp nơi ở hiện tại. Vì thế 
làm sao để cái ác lùi xa vĩnh viễn thì không 
ai có thể làm được, nhưng nếu con người 
biết chế ngự cái ác trong chính mình, để 
cho tâm mình luôn hướng thiện thì xã hội 
ngày càng trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết. 
Ở đây, thông qua hành trình sám hối của 
nhân vật Đông và hành trình tìm đường trở 
về với chính mình của Mai Trừng, tác 
phẩm Cõi người rung chuông tận thế của 
Hồ Anh Thái như đem đến người đọc một 
thông điệp: “không phải cứ làm điều ác để 
rồi bị trừng phạt, như vậy cái ác vẫn tràn 
đầy trong xã hội, thần chết vẫn lấy đi sinh 
mạng của nhiều thân phận; để tận diệt cái 
ác, điều cốt yếu là ở tâm mỗi người cần có 
sự phục thiện, có sự thanh lọc tâm hồn để 
trở về với điều thiện, bỏ qua hận thù, như 
vậy tự thân cái ác sẽ không còn. Trừng 
phạt chỉ là giải pháp. Ngộ ra lẽ phải, thực 
tâm niệm thiện thì cái ác sẽ không còn, cõi 
người sẽ bình an, đó mới là điều quan 
trọng” [3.360]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Cẩm Giang (2014), Tiểu thuyết Việt 
Nam đầu thế kỉ XXI cấu trúc và khuynh 
hướng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 
2. E.M.Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại 
(Người dịch - Trần Nho Thìn, Song Mộc), 
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 
3. Hồ Anh Thái (2013), Cõi người rung chuông 
tận thế (tác phẩm và dư luận), Nxb Trẻ. 
4. Bùi Việt Thắng (2009), Tiểu thuyết đương đại 
(Tiểu luận - phê bình văn học), Nxb Văn hóa 
thông tin. 
5. Bùi Thanh Truyền (2014), Yếu tố kì ảo trong 
văn xuôi đương đại Việt Nam, Nxb Văn học. 
Ngày nhận bài: 14/10/2016 Biên tập xong: 15/01/2017 Duyệt đăng: 20/01/2017 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_tam_linh_trong_tieu_thuyet_coi_nguoi_rung_chuong_tan.pdf