Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học phần hệ thống thông tin kế toán: Nghiên cứu trường hợp đại học công nghiệp Hà Nội
TÓM TẮT
Bài báo trình bày nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
học phần HTTKT tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhằm tìm ra giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo học phần này. Thông qua phương pháp điều tra
khảo sát, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 275 đánh giá của sinh viên và
giảng viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ba
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học phần HTTKT tại trường Đại học
Công nghiệp là: (i) Sinh viên; (ii) Giảng viên và (iii) Tài liệu học tập, trong đó, mức
độ ảnh hưởng của yếu tố Sinh viên là lớn nhất và mức độ ảnh hưởng ít nhất là yếu
tố Tài liệu học tập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần HTTKT nói riêng, nâng cao
chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
nói chung.
của mô hình bằng 0,965 (> 0,5) vì vậy, phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu; kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa Sig. bằng 0,000 (< 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có mối quan hệ với nhau trong tổng thể; hệ số tải yếu tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0,5 do đó, các biến quan sát đều quan trọng và có ý nghĩa. Kết quả phân tích (bảng 3) cho thấy, phương sai trích đạt 79,066% (> 50%) chứng tỏ 79,066% biến thiên của các yếu tố được giải thích bởi các biến quan sát. Vì vậy, yếu tố khám phá là phù hợp. Tác giả tính giá trị trung bình các yếu tố và đặt lại tên các yếu tố đại diện, như sau: TBTL (trung bình tài liệu học tập); TBCSVC (trung bình cơ sở vật chất); TBGV (trung bình giảng viên); TBSV (trung bình sinh viên), TBCL (trung bình chất lượng đào tạo). Phân tích hồi quy Kết quả phân tích hồi quy (bảng 4), cho hệ số Sig. của yếu tố TBCSVC bằng 0,966 (> 0,05) vì vậy, không đạt yêu cầu (không có ý nghĩa thống kê trong mô hình), do đó giả thuyết H4 bị bác bỏ. Phương trình hồi quy (1) rút ra được trình bày như sau: TBCL = 0,265 + 0,186*TBTL + 0,304*TBGV + 0,432*TBSV (1) Kết quả phân tích (bảng 5) cho thấy, R2 = 0,768 chứng tỏ 03 yếu tố: Tài liệu học tập, Giảng viên, Sinh viên đã giải thích được 76,8% ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học phần HTTTKT; 23,2% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu. XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 44 KINH TẾ Bảng 5. Tóm tắt mô hình Model R R2 Adjusted R2 Std. Error of the Estimate 1 0,877a 0,768 0,765 0,43645 Như vậy, có ba yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học phần HTTTKT, trong đó, ảnh hưởng của yếu tố Sinh viên là lớn nhất, tiếp theo là Giảng viên và ảnh hưởng ít nhất là Tài liệu học tập. Các yếu tố này đều có ảnh hưởng thuận chiều với Chất lượng đào tạo, vì vậy các giả thuyết H1, H2, H3 được chấp nhận. 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần HTTTKT tại trường ĐHCNHN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán, đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng được nhu cầu về chất lượng nhân lực kế toán trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập ngày càng mạnh mẽ, như sau: Thứ nhất, nâng cao năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) cho cả đội ngũ giảng viên và sinh viên để có thể tiếp cận tốt hơn với các tài liệu nước ngoài. Hiện nay, đối với học phần HTTTKT, tài liệu tham khảo trong nước còn hạn chế, trong khi tài liệu nước ngoài khá phong phú để nghiên cứu, vận dụng vào giảng dạy, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đạt được trình độ ngoại ngữ nhất định, vấn đề này hiện đang là một trong những hạn chế, thử thách đối với các giảng viên. Với sinh viên, do sự tiện lợi của Internet mang lại nên ngoài tài liệu mà Nhà trường cung cấp, sinh viên chủ yếu tìm đọc các tài liệu không chính thống, tiếp cận bằng tiếng Việt trên mạng, dẫn đến khó xác định được các vấn đề cốt lõi của từng nội dung và thiếu cơ sở đảm bảo tin cậy khi tham chiếu với tài liệu đang sử dụng tại Trường. Do đó, sinh viên đọc hiểu được tài liệu bằng tiếng Anh, sẽ tiếp cận được các kiến thức khoa học chính thống, có thể tự tìm tòi nghiên cứu các vấn đề mà trong bài giảng trên lớp chưa được giảng viên đề cập đến hoặc chưa thực sự tường minh. Thứ hai, sinh viên cần tích cực hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ trang bị cho sinh viên nhiều kỹ năng quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả học tập (kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng đọc và tổng hợp thông tin, phân loại và xử lý dữ liệu) và cho hoạt động nghề nghiệp sau này (kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, tính kiên nhẫn...). Đặc biệt, đối với một học phần mang nhiều tính chất tổng hợp như HTTTKT, hoạt động nghiên cứu khoa học có thể giúp sinh viên nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học và tính chủ động trong tìm kiếm tài liệu tham khảo, đây là những yếu tố quan trọng để học tốt học phần này. Thứ ba, sinh viên cần có thái độ tích cực, chủ động trong việc tự học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp để có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài học, từ đó xác định được các nội dung quan trọng cần tập trung. Nếu phần nào khó có thể ghi chú lại để đặt câu hỏi với giảng viên, thảo luận trên lớp, từ đó, tạo không khí học tập sôi nổi, nâng cao hiệu quả bài học. Ngoài ra, việc chuẩn bị bài trước cẩn thận có thể giúp sinh viên để lại ấn tượng tốt với giảng viên và bạn bè trong lớp qua việc phát biểu xây dựng bài, các hoạt động tương tác khác trên lớp. Thứ tư, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cả đội ngũ giảng viên và sinh viên. Giảng viên cần phải sử dụng thành thạo các phần mềm được đưa vào giảng dạy, sinh viên cần phải hiểu và thực hiện chính xác các bước Bảng 3. Tóm tắt tổng phương sai trích Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 20,044 62,638 62,638 20,044 62,638 62,638 8,879 27,748 27,748 2 2,062 6,445 69,082 2,062 6,445 69,082 6,192 19,349 47,098 3 2,031 6,347 75,429 2,031 6,347 75,429 5,345 16,703 63,801 4 1,164 3,637 79,066 1,164 3,637 79,066 4,885 15,265 79,066 5 0,668 2,089 81,155 6 0,552 1,726 82,880 7 0,513 1,602 84,482 8 0,469 1,467 85,949 - - - - - - - - - - - - 30 0,072 0,226 99,626 31 0,064 0,199 99,825 32 0,056 0,175 100,000 Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 0,265 0,104 2,543 0,012 TBTL 0,186 0,056 0,185 3,323 0,001 0,278 3,595 TBCSVC -0,002 0,041 -0,002 -0,043 0,966 0,491 2,035 TBGV 0,304 0,049 0,339 6,196 0,000 0,286 3,498 TBSV 0,432 0,052 0,426 8,290 0,000 0,325 3,076 ECONOMICS-SOCIETY Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 45 theo hướng dẫn của thầy cô trong quá trình thực hiện trên máy tính. Thứ năm, Nhà trường cần (i) bổ sung tài liệu tham khảo về học phần HTTTKT trong thư viện, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham khảo trong quá trình học tập; giảng viên cũng cần nghiên cứu kỹ tài liệu tham khảo để hiểu được sự khác nhau đến từ các góc độ tiếp cận khác nhau giữa các nguồn tài liệu, kết hợp với mục tiêu của học phần đã xây dụng để thống nhất nguồn tài liệu tham khảo khi chia sẻ với sinh viên, tránh trường hợp thầy cô chia sẻ quá nhiều, sa đà vào các nội dung không nằm trong mục tiêu đã xây dụng gây khó khăn cho người học trong quá trình tự nghiên cứu. (ii) xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp, tạo sự gắn kết giữa các hiệp hội nghề nghiệp với Nhà trường và giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên được tiếp cận các tình huống nghề nghiệp thực tế, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời mở ra cơ hội được tiếp cận với các chu trình kinh doanh tại các doanh nghiệp trong thực tiễn cho cả giảng viên và sinh viên. Áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả trên đã cho thấy, chất lượng đào tạo học phần HTTTKT tại trường ĐHCNHN chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Sinh viên, Giảng viên, Tài liệu học tập và không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố Cơ sở vật chất; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ cao nhất xuống thấp nhất lần lượt là Sinh viên, Giảng viên, Tài liệu học tập. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế như: phạm vi đối tượng khảo sát hẹp, hạn chế này do một số nguyên nhân khách quan vì, hiện chỉ có sinh viên đại học khóa 9 được học theo tài liệu mới, thời gian thu thập dữ liệu hạn chế do thông tin về kết quả thi hết học phần và kết quả học tập môn HTTTKT đến ngày 19 tháng 12 năm 2017 mới có trên hệ thống quản lý chất lượng của Nhà trường; chưa có sự so sánh, đối chiếu kết quả học tập của sinh viên giữa các năm vì tài liệu học tập được điều chỉnh liên tục, do đó chưa đủ cơ sở để đánh giá chất lượng của tài liệu học tập./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thị Thu Hà và cộng sự, (2013). Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Quảng Bình. Truy xuất từ: nang-cao-chat-luong-giang-day-cac-hoc-phan-chuyen-nganh-ke-toan.htm. 2. Trọng Hoàng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức. 3. Đậu Hoàng Hưng, (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất hệ cao đẳng, đại học khối ngành kinh tế-xã hội tại trường ĐH CNHN. Tạp chí KH&CN số 36, ĐHCNHN. 4. Đậu Hoàng Hưng, (2016). Đánh giá mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo cao học chuyên ngành kế toán tại trường ĐH CNHN. Kỷ yếu Hội thảo KHQG Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập, tham gia vào các hiệp định thương mại thế giới, ĐHCNHN. 5. Nguyễn Thị Hồng Nga và cộng sự, (2014). Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành kế toán tại trường ĐH CNHN. Đề tài NCKH cấp cơ sở, ĐHCNHN. 6. Nguyễn Thị Nga, (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học Phạm Văn Đồng). Luận văn thạc sĩ, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Quốc Gia Hà Nội. 7. Hoàng Thị Sưởng và cộng sự, (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một tiết học tại khoa Kế toán-Kiểm toán Trường ĐHCNHN. Đề tài NCKH SV, ĐHCNHN. 8. Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt, (2017). Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Tạp chí KH, ĐH Quốc Gia Hà Nội. 9. J. M. Juran, (1988). Juran on leadership for quality. An executive handbook, PC. Free press. 10. Feigenbaum, A.V., (1991). Total Quality Control. 3rd ed., revised, McGraw-Hill, New York. 11. Russell, James P., (1999). The Quality Audit Handbook. USA: ASQ Quality Press.
File đính kèm:
- yeu_to_anh_huong_den_chat_luong_dao_tao_hoc_phan_he_thong_th.pdf