Xã hội hóa các dịch vụ gia đình ở Việt Nam
TÓM TẮT
Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, tổng quan các tài liệu, dữ
liệu thứ cấp, nghiên cứu này phân tích thực trạng về xã hội hóa các loại hình dịch
vụ gia đình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch vụ gia đình đã trở nên
phổ biến ở khu vực kinh tế phát triển, tuy nhiên còn hạn chế ở những vùng điều
kiện kinh tế thấp hơn; xã hội hóa các dịch vụ gia đình thể hiện sự phát triển của
xã hội, tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, đem lại lợi ích cho
gia đình nói riêng, toàn xã hội nói chung.
đình trong xã hội. Nhiều gia đình, kể cả ở miền núi hoặc hải đảo cũng có thể tham gia vào chuỗi dịch vụ du lịch trực tiếp với các gia đình khác trên mọi miền. Tuy nhiên, dịch vụ tổ chức hiếu, hỷ ở đô thị hiện nay đang bị biến thể, thực hiện theo cách hoàn toàn khác. Đám cưới ở các đô thị thường tổ chức ở khách sạn, nhà hàng, hoặc thuê người đến nhà nấu nướng, phục vụ. Đám hiếu thì thường được tổ chức ở nhà tang lễ của các bệnh viện hoặc của thành phố. Điều này đã dấn đến việc mối quan hệ huyết thống trong gia đình hoặc quan hệ với xóm làng bị mờ nhạt, mỗi gia đình tự lo liệu tùy theo hoàn cảnh của mình. Dịch vụ gia đình trong nghi lễ vòng đời của một con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, cưới xin, lên lão, đến ma chay, cầu cúng đều có các công ty dịch vụ đảm nhận. Cách tổ chức này đã làm cho cảm xúc của con người thay đổi, cảm thấy buồn vì sự hiện diện của họ hàng, người thân, xóm làng không được đông đủ như xưa và nghi lễ cũng không còn sự trang nghiêm, trọng thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là con đường để tiến lên xã hội văn minh, tiến bộ. Tình yêu, hạnh phúc, đạo đức, sự hiếu thảo vẫn được thể hiện, chỉ có điều nó được thể hiện bằng cách thức đơn giản hơn, không cầu kỳ và tốn kém như xưa. Dịch vụ gia đình ở các đô thị về mặt nghi lễ, phong tục, tập quán là một nét đặc trưng, là loại nhu cầu đặc biệt không thể thiếu. Yếu tố tác động đến xã hội hóa các dịch vụ gia đình Xã hội hóa các dịch vụ gia đình dù ở loại hình nào đều là những hợp đồng kinh tế, vì vậy, luôn chịu sự tác động của những yếu tố: sự phát triển kinh tế, xã hội; luật pháp; phong tục tập quán; đạo đức; khoa học, công nghệ (hình 2). (Nguồn: Phạm Ngọc Trung, 2016) Hình 2. Yếu tố tác động đến xã hội hóa các dịch vụ gia đình Yếu tố kinh tế-xã hội: các loại hình dịch vụ gia đình ở nước ta hiện nay đang phát triển dần từ trình độ tự phát, mang đậm yếu tố tình cảm sang trình độ có tổ chức nhất định, mang đậm yếu tố kinh tế. Về bản chất, đây chính là mối quan hệ tương tác hai chiều (hoặc đa chiều) giữa một bên có nhu cầu dịch vụ và một bên có khả năng đáp ứng dịch vụ. ECONOMICS-SOCIETY Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 159 Yếu tố công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yếu tố đô thị hóa: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, từng bước phá vỡ cấu trúc của gia đình tiểu nông truyền thống, dần dần hình thành tầng lớp thị dân với mô hình gia đình hạt nhân hai thế hệ là chủ yếu. Song song với sự phát triển kinh tế ngày càng cao, sự phát triển xã hội cũng đạt đến trình độ nhất định, làm cho thế hệ trẻ ngày nay thay đổi nhận thức. Họ nhận thức được rằng gia đình là tế bào của xã hội, cần phải tương tác, trao đổi thì tế bào gia đình mới có thể phát triển được. Yếu tố luật pháp, cơ chế, chính sách: để những dịch vụ gia đình đi vào cuộc sống, ngày càng trở nên rõ ràng, bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên đều được thực hiện tốt thì hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách cho những dịch vụ đó phải được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Hơn nữa, hệ thống cơ chế chính sách pháp luật cũng cần phải được cụ thể và minh bạch để có thể đi vào cuộc sống. Việt Nam với nền văn hóa phương Đông, trọng nghĩa hay nể nang, tâm lý nông dân còn đậm nét, đồng thời những yếu tố về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc cũng chi phối, đã tác động đến các loại hình dịch vụ gia đình, vì vậy, những dịch vụ này cũng thiên về tình cảm hơn là về pháp lý, có thể xảy ra tranh chấp và thiệt thòi thường về phía người lao động. Yếu tố đạo đức biểu hiện rõ nét nhất qua nhân cách con người, cũng tác động không nhỏ đến các loại hình dịch vụ gia đình. Vì dịch vụ là thỏa thuận, hợp đồng giữa hai bên, cho nên mỗi bên đều phải có trách nhiệm hoàn thành những điều đã cam kết. Những cam kết đó chỉ được thực hiện tốt khi mọi người đều phải có đạo đức, lòng trung thực, tôn trọng đối tác và phẩm giá của mình. Có lòng tự trọng, coi đối tác như chính người thân của mình, đồng thời coi sự thành đạt của đối tác là một phần quan trọng trong công việc của mình thì mâu thuẫn, tranh chấp mới không xảy ra. Yếu tố toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày càng tác động sâu sắc đến các loại hình dịch vụ gia đình. Từ khi tham gia vào toàn cầu hóa, nhận thức của đa số các bạn trẻ về vấn đề gia đình và dịch vụ gia đình đã thay đổi. Họ có thêm hiểu biết, thông tin và mô hình để tham khảo, nghiên cứu học tập, thực hiện. Tuy nhiên, khoa học công nghệ đã vô tình làm các thành viên trong gia đình giảm sự gắn kết, chia sẻ bằng lời nói, hành động trực tiếp. Công nghệ đã chiếm gần như toàn bộ thời gian của các thành viên trong gia đình nhất là đối với thế hệ trẻ. Hơn nữa, sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc biệt là truyền thông trong môi trường Internet đã thu hẹp khoảng cách giữa các cá thể trong xã hội, từ bữa ăn, giấc ngủ, phương tiện sinh hoạt trong gia đình cho đến nhu cầu tinh thần, vui chơi giải trí, học tập, tư vấn, chia sẻ tình cảm đều có thể được phục vụ chu đáo, ranh giới giữa các gia đình với hệ thống dịch vụ gia đình trên quy mô quốc gia và quốc tế dường như đang bị xóa nhòa. Xã hội hóa dịch vụ gia đình vượt qua các rào cản, xuyên quốc gia, có thể kết nối với từng gia đình, trên các lĩnh vực làm cho mọi nhu cầu đều được đáp ứng bất kỳ lúc nào. Đó là một bước tiến lớn lao của xã hội, dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ hiện đại nhưng chính điều này lại dần gia tăng khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Vấn đề đặt ra từ xã hội hóa dịch vụ gia đình Bên cạnh việc xã hội hóa các dịch vụ gia đình mang lại lợi ích thiết thực, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển thì vấn đề xã hội hóa dịch vụ gia đình cũng cho thấy còn nhiều vấn đề nảy sinh: Xã hội hóa dịch vụ công gia đình: dịch vụ thuộc lĩnh vực đất đai (cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất) xây dựng (giấy phép xây dựng, mua bán, sang tên đổi chủ bất động sản); đăng ký quyền cư trú, tạm trú, tạm vắng, hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử, lập di chúc, nhập học vào các trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc gia, đăng ký kết hôn và hoạt động liên quan đến tố tụng thuộc hệ thống pháp lý (xử án dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dịch vụ trên đã hình thành một đội ngũ không nhỏ làm việc trung gian (cò đất, cò làm các loại giấy tờ) nhằm kiếm lợi hoặc gây khó khăn cho các bên tham gia. Xã hội hóa dịch vụ y tế - giáo dục: khi thực hiện xã hội hóa ở góc độ nào đó đã làm bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên, bác sĩ bị tha hóa về phẩm chất. Lợi dụng xã hội hóa các dịch vụ gia đình một số các bác sĩ, cán bộ, giáo viên đã tư lợi cá nhân, lợi dụng ép làm thêm, học thêm tràn làn gây tốn kém về vật chất và ảnh hưởng đến súc khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong y tế cũng như trong giáo dục bắt đầu hình thành tư tưởng của một bộ phận không nhỏ những người có tiền có thái độ không tôn trọng đức nghề nghiệp, truyền thống tôn sư trọng đạo của nghề. Bên cạnh đó, xã hội hóa dịch vụ gia đình y tế, giáo dục đã ảnh hưởng đến vấn đề công bằng người đến trước không có tiền vẫn phải chờ đợi, người có tiền được quan tâm chăm sóc, ưu tiên hơn. Xã hội hóa dịch vụ văn hóa: các gia đình có thể tự do lựa chọn các tour du lịch, nhà hàng, khách sạn theo ý thích nhưng một số kẻ đã lợi dụng các thông tin trên mạng để lừa đảo như: book vé máy báy chuyển tiền trước nhưng đến sân bay không có vé, đặt nhà hàng, khách sạn nhưng ăn uống, ở, đi lại không đúng như trong quảng cáo, hợp đồng. Trong các đám cưới ở thành phố, đa số mời những người có tiền, có địa vị ở các nhà hàng sang trọng như để thể hiện đẳng cấp chứ không còn là niềm vui hỷ của cả dòng họ. Việc tang gia bối rối đã dần mất đi chữ nghĩa và tình: thuê người khóc mướn, không tổ chức tang lễ tại nhà, nhanh chóng đưa tang, thậm chí còn “check in” tươi cười trong đám ma (thuê trọn gói). 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã chỉ ra thực trạng về mảng ghép loại hình dịch vụ gia đình trong bức tranh tổng thể về các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam. Dịch vụ gia đình đã và đang phát triển mạnh mẽ về quy mô và thể loại, đây cũng là tất yếu khách quan trong bối cảnh Việt Nam đang XÃ HỘI Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 160 KINH TẾ hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Các loại hình dịch vụ gia đình đã và đang giúp cho sinh hoạt gia đình ngày càng trở nên thuận tiện, hiệu quả. Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã gia nhập WTO, FTA... vì vậy, thị trường dịch vụ gia đình có nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên yếu tố cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, để hội nhập trong khu vực và thế giới, các loại hình dịch vụ gia đình cần được sự quan tâm từ cấp Trung ương đến địa phương và sự chung tay hành động của toàn xã hội. Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy trì, thực hành các nguyên tắc đạo đức đối với thế hệ trẻ trong quá trình này. Có như vậy, các loại hình dịch vụ gia đình mới phát huy tối đa hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng sống cho gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế, chỉ áp dụng các phương pháp nghiên định tính mà chưa có nghiên cứu định lượng để đo lường sự tác động của các yếu tố đến xã hội hóa các dịch vụ gia đình, đây cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 29. 2. Nguyễn Văn Quang, (2010). Hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, LH-08-06-ĐHLHN. 3. Phạm Ngọc Trung, (2016). Loại hình dịch vụ gia đình ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa. Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam, van-hoa-47032
File đính kèm:
- xa_hoi_hoa_cac_dich_vu_gia_dinh_o_viet_nam.pdf