Vũ Bằng và việc xây dựng chân dung các nhà văn cùng thời

TÓM TẮT

Vũ Bằng có một mảng sáng tác về đời sống và đời viết của những nhà văn cùng thời với ông. Đó

là chân dung những nhà văn được dựng nên bằng những hồi ức, bằng những tình cảm nhớ

thương, quý trọng và cả biết ơn.

Qua chân dung những nhà văn cùng thời được mô tả rất thật và sinh động, Vũ Bằng cho người

đọc hiểu hơn về cuộc sống, tâm hồn, phong cách và tài năng của họ. Đồng thời, người đọc cũng

thấy được diện mạo của văn học Việt Nam những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ hai mươi.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vũ Bằng và việc xây dựng chân dung các nhà văn cùng thời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
i thì viết ra, hay Nguyễn Tuân viết là để 
cho thoả cái lòng mình và chỉ viết khi nào thích chí thôi. 
Theo Vũ Bằng, điều quan trọng đòi hỏi nhà văn phải có là khả năng, là năng khiếu, là cái tài. 
Xuất phát từ sự cảm thụ các tác phẩm, từ việc quan sát cách sáng tác, sức sáng tác của nhà văn 
và từ sự yêu thích của công chúng, Vũ Bằng đánh giá cái tài của bạn văn. Những truyện ngắn 
đầu tay của Vũ Trọng Phụng đã là những truyện “bực thầy”. Cái tài của Vũ Trọng Phụng là chỉ 
nghe kể đã hình dung, liên tưởng. Nam Cao viết truyện đầu tiên đã thành công ngay, rồi càng 
viết càng hay. Đái Đức Tuấn là một nghệ sĩ tuyệt vời, tài hoa đến chân lông kẽ tóc. Ngô Tất Tố 
là người mà Vũ Bằng không chỉ kính phục về đức độ, mà còn cả về văn tài, học lực.Tô Hoài 
thuộc loại văn nghệ sĩ viết dễ dàng. Tản Đà say rượu làm thơ hay, là tay sành làm văn. Thâm 
Tâm lúc say làm thơ rất nhanh, khi viết truyện thì viết một mạch từ đầu chí cuối không xoá, sửa 
một chữ nào. Thanh Châu thấy bất cứ một sự việc gì cũng rung cảm mà lại viết nhanh, viết khoẻ. 
Dưới mắt Vũ Bằng, từ niềm say mê, từ sự tài hoa, họ đã cống hiến cả cuộc đời cho nghề viết, 
suốt cả một đời vẫn cứ âm thầm sống để mà viết (Vũ Trọng Phụng), viết chết thôi (Thâm Tâm) 
với ý thức trách nhiệm và tinh thần luôn học hỏi, trau dồi. Vũ Trọng Phụng là người theo sát tình 
hình quốc tế và là người tìm hiểu nhiều nhất những danh từ khó hiểu trong báo “Canard 
enchainé”. Thanh Châu phàm đã viết thì phải thích, chớ không thể viết miễn cưỡng. Tạ Tỵ là 
người trung thành với nghệ thuật. Tản Đà khi viết thì viết bằng những chữ chọn như thần, những 
vần lựa rất thánh, chữ hay vần khéo. Tô Hoài là một nhà văn chuyên tìm tòi, học hỏi, không lúc 
nào không chú tâm nhận xét thu thập tài liệu để làm một cái vốn cho công việc trước tác. 
Cùng ăn, cùng chơi, cùng làm việc, cùng tâm sự nên Vũ Bằng cũng biết được quan niệm sáng 
tác của các nhà văn. Quan niệm của Nam Cao về tiểu thuyết và đời người gom trong hai từ giản 
dị: “ Đời không có nhiêu khê như người ta vẫn viết trong tiểu thuyết trữ tình. Đói thì ăn khát thì 
uống. Tôi thấy thế nào cứ viết in như thế, không thêm bớt. Thế cũng đủ rồi, lọ là phải bầy đặt ra 
thêm làm gì” (5, 39). Nguyễn Tuân quan niệm đi giang hồ phải vui vẻ, viết thì phải làm thoả cái 
lòng mình. Thạch Lam cho rằng trong văn chương cũng như ngoài thực tế, lúc nào cũng thuần 
nhất trong ý niệm về cái sống. Tô Hoài sống với nhiều người và đã tìm những người cùng một 
tâm lý, tâm trạng, hoàn cảnh, ngưỡng vọng như nhau đúc lại thành nhân vật điển hình. Nhắc lại 
những quan niệm ấy cũng là cái cách Vũ Bằng muốn lí giải phần nào về xuất phát điểm hình 
thành nên phong cách sáng tác của họ. 
Trong các chân dung, Vũ Bằng cũng chỉ ra những nét riêng thuộc phong cách, nói đến quá trình 
sáng tác hoặc những tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn, nhà thơ gắn liền với những chặng 
đường sống của họ. Đồng thời, ông định giá vai trò và vị trí của họ trong nền văn học nước nhà, 
cụ thể là những đóng góp của họ trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Do đó, có thể thấy, Vũ 
Bằng viết chân dung văn học trong sự tụ hội cả văn tự sự lẫn văn phân tích bình luận. 
Cùng dựng chân dung Nguyễn Tuân nhưng Nguyễn Vỹ (Văn thi sĩ tiền chiến) không khẳng định 
tài năng và đánh giá vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học dân tộc. Tạ Tỵ (Mười khuôn mặt 
văn nghệ) đánh giá Nguyễn Tuân là một văn tài lỗi lạc của nền văn học Việt Nam. Riêng Vũ 
Bằng cho rằng Nguyễn Tuân đã tìm được một lối đi riêng, truyện ngắn nào, tuỳ bút nào hay 
truyện dài nào của Nguyễn Tuân cũng có đóng một thứ dấu riêng, có cái gì độc đáo, không 
giống các nhà văn khác. 
Nguyễn Vỹ đau buồn, thấy mất mát trước cái chết của Vũ Trọng Phụng: Vũ Trọng Phụng chết, 
chúng tôi thấy một trống rỗng lớn trong làng văn Việt Nam ở những ngày tàn của thời Tiền 
chiến (9, 74). Vũ Bằng nhìn cả đời văn của Vũ Trọng Phụng để khẳng định Vũ Trọng Phụng đã 
phụng sự nghệ thuật vị nhân sinh, mất hơn mười năm (1952) vẫn chưa có người thay thế được. 
Không chỉ dựng diện mạo cho chân dung mà hầu như với chân dung nào, Vũ Bằng cũng phân 
tích, bình luận. Nhận xét về lối văn không cầu kì nhưng “đánh phát nào trúng phát ấy”, đi sâu 
vào tâm hồn người của Nam Cao, tác giả cho rằng Nam Cao chết giữa lúc chiến tranh sôi động 
là một thiệt thòi rất lớn cho phe văn nghệ. Nguyễn Bính là một nhà thơ bình dân nhưng đã gảy 
đúng khúc đàn lòng của con người. Về phương diện văn chương cũng như về tác phong đạo đức 
của Thạch Lam thì Thạch Lam quả là một con người độc đáo. Thơ Thâm Tâm làm rung động 
lòng người, gieo vần chọn chữ rất tài tình, đặc biệt là dùng ít chữ mà nói lên rất nhiều ý nghĩ và 
hình ảnh. Cho rằng Ngô Tất Tố là một nhà văn sống với dân chúng và phục vụ trung thành dân 
chúng, Vũ Bằng khẳng định Ngô Tất Tố xứng được một chỗ ngồi trong văn học sử. Theo Vũ 
Bằng, Song An Hoàng Ngọc Phách chính là một thứ văn gia, tiểu thuyết “của một cuốn sách” 
trong văn học sử nước ta, giọng thơ Hữu Loan mộc mạc, thật thà tạo nên cái độc đáo, truyện 
Trần Huyền Trân thì hay mà thơ thì tuyệt, riêng Tản Đà thì đã đánh một dấu son cho thi văn học 
sử hiện đại, đã để lại những lời thơ trác tuyệt. 
Dựng chân dung các bạn văn qua đời sống, đời viết của họ cũng có nghĩa là Vũ Bằng đã lí giải 
về cách tồn tại của nhà văn trong nền văn học cũng như trong lòng công chúng. 
Cách dựng chân dung của Vũ Bằng đa dạng, phong phú, sinh động trong sự thấu hiểu, viết bằng 
sự trung thực tận cùng. Có chân dung, Vũ Bằng trích lại những nhận định của các bạn văn khác - 
dựng chân dung thông qua cách nhìn của những người khác - như trường hợp với chân dung 
Tản Đà, Nguyễn Bính, Quang Dũng, Hữu Loan. Có chân dung, Vũ Bằng viết bằng hình thức 
phỏng vấn như trường hợp Vũ Hoàng Chương. Điều này cũng cho thấy tác giả vừa thay đổi hình 
thức viết vừa tạo sự khách quan, nhất là đối với những bạn văn mà ông chưa hiểu thật tường tận. 
Chân dung hồi kí của Vũ Bằng được vẽ lại bằng sự am hiểu tường tận những sự việc, những 
cuộc đời, những tính cách xuất phát từ các mối quan hệ gắn bó lâu dài. Cái tôi cảm xúc của tác 
giả tràn đầy, hoà quyện trong khi viết về bạn văn, đúng như mong muốn của chính nhà văn Vũ 
Bằng: thổ lộ một ít tâm sự chất chứa ở trong lòng đã lâu (5, 15). Vì vậy, ta thấy trong đó sự cảm 
thông, sẻ chia của ông đối với những nỗi buồn, nỗi đau của các bạn văn. Nói cách khác, Vũ Bằng 
đã in cái nhìn, cách cảm thụ và đánh giá của ông qua chân dung các nhà văn. 
Góp thêm một cách nhìn, cách phản ánh sinh động và dồi dào cảm xúc về chân dung các nhà 
văn, nhà thơ hiện đại, đặc biệt là những nhà văn, nhà thơ tiền chiến, Vũ Bằng cũng đã góp thêm 
vào thể tài viết về văn học một thể tài chân dung văn học. Cùng với các công trình nghiên cứu 
và phê bình tác giả như Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh), Văn chương tài 
năng và phong cách (Hà Minh Đức), Chân dung và tác phẩm (Hoàng Như Mai), Chuyện văn 
chuyện đời (Nguyễn Văn Hạnh), Chân trời có người bay (Đỗ Lai Thuý),v.v. chân dung văn học 
của Vũ Bằng giúp người đọc mở rộng vốn hiểu biết về văn học, về lao động của người làm văn 
học - đời sống phía sau của tác phẩm. 
Cũng như Tạ Tỵ, Nguyễn Vỹ, Nguyễn Tuân,Vũ Bằng dựng chân dung như là một cách nhìn lại, 
nhìn một cách đầy đủ, khái quát sau khi đã có thời gian chiêm nghiệm nên việc dựng chân dung 
có ý nghĩa khẳng định, ngợi ca. Tuy nhiên, Vũ Bằng còn bày tỏ lòng ân hận, ăn năn, biện hộ cho 
những suy nghĩ trước đây nên viết như để thú tội, thanh minh cho những điều không phải lẽ. Đó 
là trường hợp đối với Ngô Tất Tố, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Thạch Lam. Vũ Bằng ân hận vì 
lúc đầu chỉ thấy Lưu Trọng Lư chậm chạp, lười biếng, trốn chui trốn lủi như con cù, ân hận vì 
thái độ coi thường Nguyễn Bính lúc đầu mà sau này ông gọi là bệnh ghê tởm, coi thường các bạn 
hữu chưa tên tuổi, ân hận vì đã đùa dai khiến Ngô Tất Tố nghĩ là hỗn láo, coi thường mà chưa có 
dịp xin lỗi. Vũ Bằng cũng tự thú là đã giữ lại một số truyện ngắn, kịch ngắn của Thâm Tâm 
không cho đăng (dù là vì sự sống còn của tờ báo, độc giả không say sưa thưởng thức), đã đánh 
mất một bản thảo quý nhất của Tô Hoài. Qua những chân dung của đồng nghiệp, ta thấy chân 
dung của một Vũ Bằng hiện lên theo đó: tình cảm, chân thành, hiểu bạn, biết sẻ chia và đặc biệt 
là biết nhận lỗi, ăn năn. 
Thẳng thắn mà nói, có những chân dung văn học mà người đọc khó có thể thật sự hài lòng bởi 
Vũ Bằng chưa thật dụng công khi thể hiện như trường hợp Quang Dũng, Hữu Loan, Tú Mỡ, Vũ 
Hoàng Chương. Tuy nhiên, khá nhiều những chân dung còn lại đã giúp ta hiểu rõ thêm những 
nhà văn lớn của dân tộc. Đặc biệt, chân dung Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thâm 
Tâm, Thạch Lam là những chân dung khiến người đọc xúc động và trân trọng. 
3. KẾT LUẬN 
Là nhà văn, đồng thời là nhà báo, Vũ Bằng xuất hiện trên văn đàn từ những năm ba mươi của thế 
kỉ hai mươi. Từ đấy, ông nhập cuộc vào đời sống văn học của đất nước. Những câu chuyện sinh 
động về làng văn và chân dung các nhà văn của Vũ Bằng đã góp phần tái hiện diện mạo của văn 
học Việt Nam thế kỉ XX. Nó cho thấy mối quan hệ mật thiết của cuộc sống với tác phẩm văn 
học, cung cấp những thông tin bổ ích cho người đọc trong quá trình nhận diện tác giả và thâm 
nhập, cảm thụ tác phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Bằng (1972), Xóm Khâm Thiên: Cái nôi văn nghệ của Hà Nội ba mươi năm về trước (Số 
170) . 
2. Vũ Bằng (2000), Tuyển tập Vũ Bằng (Tập 1), Nxb. Văn học, Hà Nội. 
3. Vũ Bằng (2000), Tuyển tập Vũ Bằng (Tập 2), Nxb. Văn học, Hà Nội. 
4. Vũ Bằng (2000), Tuyển tập Vũ Bằng (Tập3), Nxb. Văn học, Hà Nội. 
5. Vũ Bằng (2003), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 
6. Văn Giá (2000), Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội. 
7. Nguyễn Ngọc Thiện (2005), Phong cách và đời văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
8. Tạ Tỵ (1970), Mười khuôn mặt văn nghệ, Nxb. Kim Lai, Sài Gòn. 
9. Nguyễn Vỹ (2007), Văn thi sĩ tiền chiến, Nxb.Văn học, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfvu_bang_va_viec_xay_dung_chan_dung_cac_nha_van_cung_thoi.pdf