Viêm màng não mủ - Hồ Đặng Trung Nghĩa

MỤC TIÊU

Kiến thức:

1. Định nghĩa bệnh viêm màng não mủ.

2. Kể được các tác nhân gây viêm màng não mủ thường gặp tại Việt Nam.

3. Trình bày được một số yếu tố nguy cơ liên quan đến một số tác nhân gây bệnh viêm

màng não mủ.

4. Mô tả và giải thích được đặc điểm lâm sàng bệnh viêm màng não mủ thông qua cơ

chế sinh lý bệnh.

5. Trình bày được các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm màng não mủ

6. Kể được nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm màng não mủ.

7. Nêu được phác đồ điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.

Kỹ năng:

8. Vận dụng đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán một trường hợp

viêm màng não mủ.

9. Vận dụng được lưu đồ tiếp cận xử trí một trường hợp viêm màng não mủ.

10. Tư vấn được cách dự phòng bệnh viêm màng não mủ do Streptococcus suis.

pdf32 trang | Chuyên mục: Virus Y Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Viêm màng não mủ - Hồ Đặng Trung Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 trị hỗ trợ Dexamethasone trong 
viêm màng não mủ ở người lớn tại Việt Nam, Dexamethasone được điều trị 
trong 4 ngày, chích tĩnh mạch 15 phút trước tiêm/truyền kháng sinh với liều 
là 0.8mg/kg/ngày chia 2 lần. 
Lưu ý: 
(1) Không sử dụng Dexamethasone trong các trường hợp sau: phụ nữ có 
thai, lao phổi đang tiến triển hoặc bệnh nhân đang được chẩn đoán phân biệt 
với lao màng não. 
(2) Theo dõi và kiểm soát duy trì đường huyết <10 mmol/L bằng Insuline 
đường tĩnh mạch. 
7.3. Các điều trị hỗ trợ khác: 
7.3.1. Điều trị ngoại khoa: 
Bệnh nhân cần được hội chẩn ngoại khoa khi có các biến chứng như: tụ dịch, 
tụ mủ nội sọ (dù rằng phần lớn các bệnh nhân này sẽ được tiếp tục điều trị 
nội khoa). Các trường hợp dò dịch não tủy cần giới thiệu khám chuyên khoa 
ngoại thần kinh sau khi điều trị viêm màng não mủ ổn nếu tình trạng dò kéo 
dài liên tục nhiều tuần, viêm màng não tái đi tái lại hoặc đáp ứng điều trị 
chậm. 
7.3.2. Các điều trị khác: (xem bài Đại cương nhiễm trùng hệ TKTW) 
o Điều trị tăng áp lực nội sọ 
o Chống co giật 
o Cân bằng nước xuất nhập và điện giải 
8. DỰ HẬU: 
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực hồi sức và điều trị kháng sinh đầy đủ 
nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng của viêm màng não vẫn còn cao, dao động từ 10-
20%. Tỷ lệ tử vong thay đổi tùy theo: 
- Tác nhân gây bệnh: <5% ở VMN mủ do N. meningitidis; 5-10% đối với 
VMN mủ do S. suis; 15-20% ở VMN mủ do S. pneumoniae; và có thể lên 
đến 30-40% đối với VMN mủ do Listeria spp. và do trực trùng Gram âm 
đường ruột. 
- Điều trị sớm hay muộn: điều trị kháng sinh càng trễ thì tiên lượng càng xấu 
- Cơ địa, bệnh nền: cơ địa suy giảm miễn dịch như xơ gan, bệnh lý ác tính... 
thường có tiên lượng xấu. 
28 
Bệnh có thể để lại các di chứng như: điếc, thất điều, yếu liệt ½ người, động kinh, 
mù vỏ não hoặc do viêm mủ nội nhãn, rối loạn hành vi, thiếu hụt nhận thức (giảm 
khả năng học...)... 
9. DỰ PHÒNG BỆNH: 
9.1. Tiêm chủng: 
Đưa tiêm chủng H. influenzae type b, Neisseria meningitidis và S. 
pneumoniae vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nhiều quốc gia đã 
giúp giảm nhanh số lượng bệnh nhân viêm màng não do các tác nhân này 
(xem bài tiêm chủng). Chích ngừa S. pneumoniae (23 type) được chỉ định 
cho một số bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh như cắt lách, dò dịch não 
tủy... 
9.2. Điều trị tích cực các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến viêm màng não mủ: 
viêm xoang, viêm tai xương chũm, phẫu thuật điều trị dò dịch não tủy, tầm 
soát và điều trị nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis) trước khi điều trị 
thuốc ức chế miễn dịch. 
9.3. Dự phòng viêm màng não do Streptococcus suis: 
Nghiên cứu bệnh chứng đã xác định được các yếu tố nguy cơ quan trọng ở 
Việt Nam, nhằm xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe cho các đối 
tượng và quần thể nguy cơ cao, tập trung vào: 
o Bảo vệ da khi tiếp xúc trực tiếp với heo và thịt heo (mang bao tay, 
ủng cao su) 
o Tránh ăn các món ăn chế biến từ heo còn sống hoăc chưa chín (tái). 
o Tránh giết mổ, chế biến, buôn bán và ăn thịt heo bệnh. 
Ngoài ra, những người bị cắt lách không nên làm các công việc có liên quan 
đến heo/thịt heo vì nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao ở nhóm đối tượng này 
9.4. Dự phòng viêm màng não do Neisseria meningitidis: xem bài Nhiễm não 
mô cầu. 
29 
TÓM TẮT 
Định nghĩa 
- VMN mủ là tình trạng nhiễm trùng sinh 
mủ cấp tính của các màng não: màng 
nuôi, màng nhện và khoang dưới nhện 
do vi khuẩn. 
- Bệnh diễn tiến cấp tính với biểu hiện 
sốt, hội chứng màng não, có nguy cơ tử 
vong cao và là một cấp cứu nội khoa 
Tác nhân gây bệnh 
Do vi khuẩn sinh mủ gây ra: 
- Streptococcus suis 
- Streptococcus pneumoniae 
- Haemophilus influenzae type b 
- Neisseria meningitidis 
Dịch tễ học 
- Ăn tiết canh, cơ qan nội tạng heo chưa 
chín, giết mổ heo là các yếu tố nguy cơ 
nhiễm S. suis ở Việt Nam. 
- Bệnh có thể bùng phát thành dịch lây lan 
qua đường hô hấp như viêm màng não 
mủ do N. meningitidis 
Xét nghiệm chẩn đoán 
Khảo sát dịch não tủy 
- Đục, tăng BC (chủ yếu BC đa nhân trng 
tính), đạm tăng cao, đường giảm, lactate 
> 4.0 mmol/L 
- Nhuộm Gram/ cấy phân lập vi khuẩn 
- PCR 
Điều trị 
Kháng sinh: 
- Điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch, 
liều cao trong vòng 30-60 phút sau nhập 
viện. 
Dexamethasone: 
- Giảm di chứng điếc và các di chứng thần 
kinh khác. 
- 0,8 mg/kg/ngày chia 2 lần ngày trong 4 
ngày, tiêm tĩnh mạch 15 phút trước khi 
tiêm/truyền kháng sinh. 
Dự phòng 
- Chủng ngừa: H. influenzae type b; S. 
pneumoniae; N. meningitidis 
- Uống thuốc dự phòng sau khi tiếp xúc 
gần bệnh nhân nhiễm não mô cầu 
- Tránh giết mổ, buôn bán và ăn thịt heo 
bệnh, không ăn tiết canh, cơ quan nội 
tạng heo chưa nấu chín nhằm giảm nguy 
cơ mắc VMN mủ do S. suis 
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Bệnh nhân bị viêm màng não, có thời gian bệnh sử là 3 ngày. Bệnh lý thường gặp 
là: 
A. Viêm màng não mủ 
B. Lao màng não 
C. Viêm màng não do virus 
D. Câu A và C đúng 
2. Bệnh nhân A, 54 tuổi, bệnh 3 ngày với biểu hiện sốt cao, nhức đầu, nôn ói, cổ 
gượng và có đặc điểm dịch não tuỷ như sau: 
- Tế bào: BC: 2450/μL (bạch cầu đa nhân 88%, bạch cầu đơn nhân 12%); HC 02/ 
μL 
- Đạm: 2,6 g/L 
- Đường dịch não tuỷ/đường máu: 0.5/5.6 mmol/L 
- Lactate dịch não tuỷ: 12.2 mmol/L 
30 
Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là: 
A. Viêm màng não mủ 
B. Lao màng não 
C. Viêm màng não do virus 
D. Câu A và C đúng 
3. Tác nhân gây bệnh cảnh viêm màng não mủ thường gặp nhất ở người lớn tại Việt 
Nam là: 
A. Streptococcus pneumoniae 
B. Neisseria meningitidis 
C. Haemophilus influenzae type b 
D. Streptococcus suis 
4. Hành vi nào sau đây có nguy cơ bị viêm màng não mủ do Streptococcus suis , 
NGOẠI TRỪ: 
A. Nuôi heo 
B. Ăn tiết canh heo 
C. Giết mổ heo 
D. Buôn bán thịt heo 
5. Kháng sinh lựa chọn theo kinh nghiệm ở bệnh nhân bị viêm màng não mủ mắc 
phải tại cộng đồng có dò dịch não tủy qua mũi là: 
A. Ceftriaxone + Ampicillin 
B. Meropenem + Vancomycin 
C. Ceftriaxone + Vancomycin 
D. Vancomycin + Gentamycin 
Đáp án 
1. Chọn D. Bệnh sử 3 ngày là viêm màng não cấp. Bệnh lý thường gặp là VMN mủ và 
VMN do virus 
2. Chọn A. Bệnh cảnh viêm màng não cấp, dịch não tủy tăng bạch cầu với bạch cầu đa 
nhân trung tính chiếm ưu thế, đạm tăng, đường giảm và lactate tăng nên phù hợp với 
bệnh cảnh VMN mủ. 
3. Chọn D. Streptococcus suis là tác nhân thường gặp nhất gây VMN mủ ở người lớn 
Việt Nam (chiếm tỷ lệ từ 40%-60%) 
4. Chọn A. Theo nghiên cứu bệnh chứng xác định yếu tố nguy cơ VMN do S. suis tại 
Việt Nam thì nuôi heo không phải là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh. 
5. Chọn C. Bệnh nhân VMN mủ người lớn mắc phải tại cộng đồng có cơ địa dò DNT 
qua mũi thường do tác nhân S. pneumoniae. Tác nhân này giảm hạy cảm với 
Ceftriaxone nên phác đồ kháng sinh ban đầu (theo kinh nghiệm) sẽ phối hợp 
Ceftriaxone và Vancomycin. 
31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tunkel A.R., van de Beek D., Scheld W.M. Acute meningitis. In: Mandell, 
Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious diseases, 8th Ed., 
2015: 1097-1137. 
2. Roos K.L., Tunkel A.R., van de Beek D., Scheld W.M. Acute bacterial 
meningitis. In: Infections of the Central Nervous System, 4th Ed., 2014: 365-
419. 
3. Panuganti S.K., Nadel S. Acute bacterial meningitis beyond the neonatal 
period. In: Principles and Practice of Paediatric Infectious Diseases, 5th Ed., 
2018: 278-287. 
4. Roos K.L., van de Beek D. Bacterial meningitis. Handbook of Clinical 
Neurology. 2010 (96): 51-63. 
5. McGill F., Heyderman R.S., Panagiotou S., Tunkel A.R., Solomon T. Acute 
bacterial meningitis in adults. Lancet.2016. 388(10063):3036-3047. 
6. Tan Y.C., Gill A.K., Kim K.S. Treatment strategies for central nervous 
system infections: an update. Expert Opin. Pharmacother.2015. 16(2):187-
203 
7. Brouwer MC, McIntyre P, Prasad K, van de Beek D. Corticosteroids for 
acute bacterial meningitis. Cochrane Database of Systematic Reviews 2015, 
Issue 9. Art. No.: CD004405. 
8. Ho Dang Trung Nghia, Tu Le Thi Phuong, Marcel Wolbers, Hoang Nguyen 
Van Minh, Vinh Nguyen Thanh, Minh Pham Van, Nga Tran Vu Thieu, Tan Le 
Van, Diep To Song, Phuong Le Thi, Thao Nguyen Thi Phuong, Cong Bui Van, 
Vu Tang, Tuan Hoang Ngoc Anh, Dong Nguyen, Tien Phan Trung, Lien 
Nguyen Thi Nam, Hao Tran Kiem, Tam Nguyen Thi Thanh, James Campbell, 
Maxine Caws, Jeremy Day, Menno D. de Jong, Chau Nguyen Van Vinh, H. 
Rogier Van Doorn, Hien Tran Tinh, Jeremy Farrar, Constance Schultsz. 
Aetiologies of Central Nervous System Infection in Viet Nam: A 
Prospective Provincial Hospital-Based Descriptive Surveillance Study. 
PLoS ONE. 2012. 7(5): e37825. 
9. Hồ Đặng Trung Nghĩa, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Jeremy Farrar và Trần Tịnh 
Hiền. Bệnh nhiễm trùng do Streptococcus suis ở người tại Việt Nam. Y học 
thực hành. 2011. 781: 78-81. 
10. Nau R., Sorgel F., Eiffert H. Penetration of Drugs through the Blood-
Cerebrospinal Fluid/Blood-Brain Barrier for Treatment of Central 
Nervous System Infections. Clinical Microbiolgy Reviews. 2010.23(4): 858-
883. 
11. Nguyen Thi Hoang Mai, Ngo Thi Hoa, Tran Vu Thieu Nga, Le Dieu Linh, 
Tran Thi Hong Chau, Dinh Xuan Sinh, Nguyen Hoan Phu, Ly Van Chuong, To 
Song Diep, James Campbell, Ho Dang Trung Nghia,Tran Ngoc Minh, Nguyen 
Van Vinh Chau, Menno D. de Jong, Nguyen Tran Chinh, Tran Tinh Hien, 
32 
Jeremy Farrar, and Constance Schultsz. Streptococcus suis Meningitis in 
Adults in Vietnam. Clinical Infectious Diseases. 2008. 46:659–67. 
12. Nguyen Thi Hoang Mai, Tran Thi Hong Chau, Guy Thwaites, Ly Van Chuong, 
Dinh Xuan Sinh, Ho Dang Trung Nghia, Phung Quoc Tuan, Nguyen Duy 
Phong, Nguyen Hoan Phu, To Song Diep, Nguyen van Vinh Chau, Nguyen 
Minh Duong, James Campbell, Constance Schultsz, Chris Parry, M. Estee 
Torok, Nicholas White, Nguyen Tran Chinh, Tran Tinh Hien, Kasia 
Stepniewska and Jeremy J. Farrar. Dexamethasone in Vietnamese 
Adolescents and Adults with Bacterial Meningitis. N Engl J Med.2007, 
357(24): 2431-2440. 

File đính kèm:

  • pdfviem_mang_nao_mu_ho_dang_trung_nghia.pdf
Tài liệu liên quan