Bài giảng Bệnh uốn ván - Vũ Thị Thúy Hà

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG ( đối với y 4 )

Kiến thức

1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học của bệnh uốn ván

2. Mô tả triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh uốn ván

3. Trình bày các yếu tố quan trọng để tiên lượng của bệnh

4. Liệt kê các biến chứng thường gặp của bệnh

5. Nêu 3 nhóm thuốc điều trị chính cần thiết trong xử trí ban đầu

6. Trình bày các biện pháp phòng ngừa.

Thái độ

1. Tích cực phòng ngừa bệnh uốn ván

2. Khi nghi ngờ bệnh uốn ván, phải xử trí càng sớm càng tốt

pdf18 trang | Chuyên mục: Virus Y Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Bệnh uốn ván - Vũ Thị Thúy Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
áo động tăng áp lực 
- Tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi thao tác hút đàm: sử dụng gant vô 
trùng để cầm ống hút vô trùng đưa vào khí quản, hút từ nơi sạch ( khí 
quản ) đến nơi dơ ( mũi, miệng) rồi bỏ ống hút, tuyệt đối không sử 
dụng lại để hút vào khí quản. 
- Tránh không hút liên tục quá 10 giây : hút quá lâu bệnh nhân sẽ bị 
thiếu oxy. 
- Không được tạo áp lực lúc khi di chuyển đầu ống hút: sẽ làm sang 
chấn niêm mạc khí quản nếu vừa tạo lực hút áp vào niêm mạc lại vừa 
kéo ống hút 
 Mở khí quản đúng lúc ngay khi có cơn co thắt thanh quản hoặc 
nghẹt đàm trong khí quản gây suy hộ hấp ( SpO2< 90%). Nếu mở 
quá sớm không cần thiết khiến bệnh nhân chịu cuộc phẫu thuật đau 
đớn và nguy cơ biến chứng cao, thời gian bệnh kéo dài. Nếu mở 
14 
quá trễ , bệnh nhân bị suy hô hấp nặng có thể ngưng thở, ngưng 
tim khi đang mổ. 
Việc hút đàm, mở khí quản đúng cần kiến thức, kỹ năng và kinh 
nghiệm lâm sàng tốt. Đối với bé sơ sinh ta không thể mở khí quản 
mà phải đặt nội khí quản. 
 Thở máy 
Nếu tình trạng co thắt co giật không thể khống chế bằng thuốc an 
thần và bệnh nhân vẫn suy hô hấp sau khi đã mở khí quản, cần 
phải cho thở máy hỗ trợ hô hấp và sử dụng giãn cơ để khống chế 
cơn co thắt, co giật. 
8.2 Điều trị rối loạn thần kinh thực vật 
 Rối loạn thân nhiệt khi bệnh nhân xuất hiện sốt, cần lưu ý loại trừ 
sốt do nhiễm trùng trước khi kết luận do rối loạn thần kinh thực vật. 
Thông thường có thể hạ sốt bằng Paracetamol, lau mát, quạt mát. 
Hiếm khi xảy ra hạ thân nhiệt, nếu có , cho sưởi đèn, ủ ấm. 
 Rối loạn mạch - huyết áp 
- Magne sulfate có tác dụng giãn cơ, giãn mạch, ức chế phóng thích 
cathecholamin và giảm sự nhạy cảm đối với chất này. 
Liều dùng: 1,5 g tiêm mạch, sau đó bơm tiêm tĩnh mạch 0,5 -2,5 g/ giờ, 
trung bình 2g/ giờ để đạt nồng độ 2-4 mmol/ l sau khoảng 26 -36 giờ. 
Tác dụng phụ: gây suy hô hấp do tăng tiết đàm, giảm phản xạ ho, liệt 
cơ, mạch chậm, hạ calcium máu. 
- Morphin có tác dụng tốt khi mạch nhanh 
Liều dùng 10mg/ 6 giờ, tăng dần đến 1-2mg/Kg/ ngày 
8.3 Cung cấp năng lượng 
 Nhu cầu năng lượng 
- Trẻ nhỏ 100 Kcal/kg/ngày 
- Trẻ lớn 80 - 90 Kcal/kg/ngày 
- Người lớn 70 Kcal/kg/ngày 
 Dạng cung cấp 
- Qua đường tiêu hóa: sữa cho uống qua ống hút mềm nếu 
còn nuốt được, sữa, cháo dinh dưỡng hoặc súp xay nhuyễn 
bơm qua sonde dạ dày khi đã nuốt sặc, thường chia nhỏ 
thành 6 bữa trong ngày để tránh trào ngược. 
- Qua đường tĩnh mạch: dùng bổ sung thêm với đường tiêu 
hóa cho những trường hợp bị trào ngược dạ dày, hấp thu 
kém, suy dinh dưỡng 
8.4 Điều chỉnh cân bằng nước điện giải 
Dựa vào tình trạng da, niêm, dịch tiết, nước tiểu, lượng phân, tình trạng hô 
hấp và các xét nghiệm Hct, ion đồ máu, khí máu để đánh giá cân bằng 
15 
nước điện giải. Bệnh nhân uốn ván cần cung cấp nhiều nước để làm loãng 
đàm, tránh nghẹt đàm và cần tạo lưu lượng nước tiểu nhiều ( 2000-
3000ml/ngày) để hạn chế tình trạng tạo sỏi, nhiễm trùng tiểu. 
8.5 Phát hiện điều trị biến chứng 
Lưu ý phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng đã nêu 
8.6 Tạo miễn dịch chủ động 
Vì bệnh nhân uốn ván không tạo được kháng thể bảo vệ nên cần phải 
chích VAT theo lịch tiêm chủng ( xem phần phòng ngừa uốn ván) 
8.7 Săn sóc 
Là việc vô cùng quan trọng đối với bệnh uốn ván 
 Rửa sạch vết thương, cắt lọc mô hoại tử, lấy hết dị vật, săn sóc 
hàng ngày với oxy già pha loãng và nước muối sinh lý 
 Hút đàm đúng cách 
 Săn sóc chân canuyn ( chỗ mở khí quản) 
 Săn sóc mắt đối với bệnh nhân mê tránh viêm loét giác mạc 
 Vệ sinh thân thể 
 Xoay trở vỗ lưng tránh nghẹt đàm xẹp phổi, tránh loét giường ( khi 
đã hết co giật) 
9. Dự phòng 
9.1 Biện pháp tiêm chủng 
9.1.1 Chích ngừa trước khi bị vết thương 
Thực tế có đến khoảng 20 - 30 % trường hợp uốn ván không phát hiện vết thương ngõ vào và 
nhiều trường hợp khi bị vết thương dù đã chích đủ SAT và VAT vẫn bị uốn ván. Đây là những 
vết thương sâu rộng, lâu lành như vết thương do gãy xương hở, phỏng nặngCó thể do SAT đã 
hết khả năng bảo vệ trước khi VAT tạo ra được kháng thể chủ động. Vì vậy, tốt nhất nên chích 
ngừa với VAT đầy đủ trước khi bị vết thương. 
Có 3 lịch tiêm chủng cho 3 nhóm đối tượng như sau 
 Trẻ dưới 5 tuổi 
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ được chích vaccine phối hợp DTC 
( Bạch hầu - uốn ván - ho gà) mũi 1 vào lúc 2 tháng, mũi 2 lúc 3 tháng, mũi 3 lúc 
4 tháng và mũi 4 nhắc lại khoảng 14-18 tháng tuổi. Trẻ được bảo vệ trong 5 năm 
đầu. Khi trẻ được 6 tuổi trở lên cần nhắc lại dT mỗi 10 năm để duy trì miễn dịch 
suốt đời ( dT là vaccine bạch hầu giảm liều phối hợp vaccine uốn ván) . 
 Trẻ lớn và người lớn 
Tạo miễn dịch tiên khởi bằng cách chích VAT theo lịch tiêm 3 mũi 0 -1- 6 hoặc 
12 ( mũi thứ 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 khoảng 6-12 tháng), 
bảo vệ khoảng 5-10 năm nên cần nhắc lại vào năm thứ 5, sau đó nhắc mỗi 10 năm 
để duy trì miễn dịch suốt đời. Có thể tạo miễn dịch tiên khởi nhanh bằng chích 3 
mũi liên tiếp cách nhau 1 tháng. 
16 
 Thai phụ 
Bảo đảm tiêm ít nhất 2 mũi trong thai kỳ đầu tiên. Mũi đầu tiên từ tháng thứ 3 trở 
đi, mũi thứ hai cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần và cách ngày dự sanh tối thiểu 2 tuần, 
bảo vệ mẹ và bé được tối thiểu khoảng 3 tháng. Sau đó mẹ tiếp tục tiêm chủng 
mũi 3 và tiêm nhắc theo lịch của người lớn nếu không có thai nữa. Còn bé sẽ 
chích tiếp theo lịch tiêm chủng mở rộng. 
Nếu có thai lần 2, nhắc mũi thứ 4, cần cách mũi 3 tối thiểu 1 năm, tương tự nếu có 
thai lần 3 nhắc mũi thứ 5. Chỉ cần 5 mũi là đủ bảo vệ trong suốt độ tuổi sinh nở, 
chích thêm không cần thiết mà còn tăng nguy cơ phản ứng do vaccine. 
9.1.2 Chích ngừa sau khi bị vết thương 
Nước ta là vùng bệnh lưu hành, nguy cơ nhiễm bào nang uốn ván cao và 
sự phát triển sinh độc tố khó lường nên khi bị vết thương nên tuân theo 
lịch tiêm chủng sau 
Đối tượng 
HTIG 250 – 500 UI 
Hoặc SAT 1500-3000UI 
 VAT 
Tiêm đủ 3 mũi 
VAT theo lịch 
Mũi VAT cuối> 5 năm 
+/- (*) 1 mũi nhắc 
Mũi VAT cuối< 5 năm - +/- 1 mũi nhắc 
(**) 
Chưa tiêm đủ 
Đang còn trong 
lịch tiêm VAT 
Mũi 1 + Tiếp mũi 2,3 
theo lịch 
Mũi 2 - /+ (***) Tiếp mũi 3 
theo lịch 
Bỏ dở lịch tiêm + Tiêm đủ 3 mũi 
theo lịch 
Chưa tiêm + Tiêm đủ 3 mũi 
theo lịch 
(*) nồng độ từ 5-10 năm sau khi tạo miễn dịch thường không đủ bảo vệ an toàn nên tốt 
nhất là tiêm thêm SAT, đặc biết đối với vết thương nguy cơ cao. 
(**) Mũi nhắc lại phải cách mũi thứ 3 ít nhất 1 năm 
(***) nếu mũi thứ 2 đã chích được hơn 2 tuần thì không cần SAT, nếu mới chích dưới 2 
tuần thì nồng độ kháng thể chưa tạo ra đủ để bảo vệ, nên chích SAT. 
9.2 Các biện pháp khác 
9.2.1 Xử trí vết thương 
 Rửa sạch vết thương với oxy già, lấy sạch dị vật 
 Cắt lọc mô hoại tử 
 Đối vết thương dơ ở vị trí tưới máu kém như gót chân, mu chân, đầu gối 
nên để hở da săn sóc đến khi lành 
 Nếu bệnh nhân bị gãy xương có kèm vết thương phần mềm, khi bó bộ cần 
mở cửa sổ bột để săn sóc vết thương 
 Sử dụng kháng sinh thích hợp nếu có nhiễm trùng vết thương 
9.2.2 Bảo đảm vô trùng trong thủ thuật, phẫu thuật 
Lưu ý nếu muốn diệt bào nang uốn ván thì thời gian khử trùng phải kéo 
dài hơn so với diệt vi trùng. 
17 
10. Giáo dục sức khỏe 
Uốn ván là một bệnh nguy hiểm, khiến bệnh nhân đau đớn, khổ sở, thậm chí tử vong, 
thời gian điều trị kéo dài, tốn kém nhưng lại có thể dự phòng hiệu quả bằng cách 
chích ngừa với VAT, một vaccine rẻ tiền, sẵn có ở mọi cơ sở y tế. Tuy nhiên, đến khi 
bị vết thương mới chích ngừa uốn ván thì vẫn có nguy cơ bị bệnh. Vì vậy, mọi người 
cần ý thức chủ động chích ngừa uốn ván trước khi bị vết thương 
TRẮC NGHIỆM TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Các câu sau đều đúng với bệnh uốn ván TRỪ 
A. Vi trùng gây bệnh uốn ván là vi trùng yếm khí 
B. Có thể diệt bào nang của vi trùng uốn ván dễ dàng bằng cách đun sôi 5 
phút 
C. Những vết thương sâu, kín, nhiễm bẩn có nguy cơ gây bệnh cao 
D. Vết thương nhỏ, sạch, tự lành vẫn có thể là ngõ vào gây bệnh uốn ván 
2. Triệu chứng trong giai đoạn khởi phát của bệnh uốn ván 
A. Mệt mỏi, yếu chi 
B. Đau, tăng trương lực 1 nhóm cơ 
C. Cứng hàm, co giật 
D. Tất cả các câu trên đúng 
3. Các triệu chứng sau đây xuất hiện khi mới bước vào giai đoạn toàn phát của 
bệnh uốn ván, TRỪ 
A. Cứng cơ toàn thân, co giật 
B. Co thắt hầu họng, thanh quản 
C. Bí tiểu 
D. Hôn mê 
4. Nhóm thuốc căn bản quan trọng cần xử trí ngay khi chẩn đoán uốn ván là 
A. SAT, an thần, Metronidazol 
B. SAT, VAT, an thần 
C. VAT, an thần, Metronidazol 
D. SAT, giãn cơ, Metronidazol 
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả nhất là 
A. Rửa sạch vết thương , lấy hết dị vật 
B. Để hở vết thương , săn sóc bằng oxy già pha loãng 
C. Chích SAT và VAT ngay khi bị vết thương 
D. Chích VAT đầy đủ trước khi bị vết thương 
Đáp án 
1. B Bào nang uốn ván khó tiêu diệt, có khả năng đề kháng với nhiệt, cần đun 
sôi trong nhiều giờ. 
18 
2. B Bệnh uốn ván không gây yếu chi, khi co giật là đã sang toàn phát 
3. D Bệnh uốn ván không gây rối loạn tri giác khi mới bước vào giai đoạn toàn 
phát, ngay khi dùng an thần liều cao. 
4. A SAT phải được chích càng sớm càng tốt. VAT có thể dùng trong giai đoạn 
hồi phục, không cần xử trí ngay. Giãn cơ chỉ dùng khi an thần không khống 
chế co giật và phải có máy thở hỗ trợ. 
5. D Khi bị vết thương dù chích đủ SAT, VAT và săn sóc vết thương đúng cách 
vẫn có nguy cơ bị uốn ván 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aimee Hodowanec and Thomas P. Bleck- Tetanus- Clostridium tetanie- Mandell, Douglas 
and Bennett ‘s Principle and practice of Infectious disease 8 th 2015, p 2757-2762. 
2. C. Louise Thwaites, Lam Minh Yen- Tetanus- Manson ‘s Tropical disease- 23 th 2014- p 
399-403. 
3. C. Louise Thwaites, Lam Minh Yen- Tetanus- Harrison ‘s Principles of Internal medicine 19 
th, 2015- p 984-987 
4. C. Louise Thwaites, Lam Minh Yen- Tetanus- Oxford text book of medical infection, 5th, 
2012, p808-814 
5. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng thường gặp. Phiên bản 6.0 - Bệnh 
viện Bệnh Nhiệt đới 2016 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_uon_van_vu_thi_thuy_ha.pdf
Tài liệu liên quan