Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và tiểu thuyết Việt Nam 1960-1975 trên phương diện kiểu nhân vật trung tâm
TÓM TẮT
Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975 nói chung và tiểu thuyết về đề tài
xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa chất sử thi với chất tiểu thuyết
trong việc xây dựng cấu trúc hình tượng nhân vật, tạo ra những điển hình văn học của loại hình
tiểu thuyết sử thi hiện đại- nhân vật “con người mới” . Cấu trúc hình tượng nhân vật đã phản ánh
chân thực hiện thực lịch sử và thỏa mãn yêu cầu nghệ thuật của phương pháp sáng tác hiện thực xã
hội chủ nghĩa, nó bắt rễ sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và được gặp gỡ với mô hình
tiểu thuyết Nga – Xô viết, kết hợp với đặc điểm lịch sử của thời đại chiến tranh cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cái khác biệt nhất của con người mới so với những nhân vật
văn học trước đó là khả năng làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân, con người mới tồn tại
đồng thời cùng với quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, họ chiến đấu và lao
động quên mình vì bản thân, vì dân tộc mình và vì cả nhân loại.
Cái nhìn lý tưởng hóa đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trung tâm với tư thế và vẻ đẹp hào
hùng. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Họ mang trong
mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần. Vì
vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến
đấu nhất Họ là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, “hiểu việc mình làm và con
đường mình đang đi”. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì nhân vật con người mới còn nặng
về tính khuân mẫu nên ít nhiều hạn chế trong phản ánh dưới góc độ cá nhân.
thử thách về lòng chung thủy, thử thách tình mẫu tử và tình đồng đội, thử thách lòng dũng cảm và tinh thần cách mạng; Khái trong Đất làng, Nhàn trong Xung đột, Tiệp trong Bão biển được thử thách về sự kiên định lập trường, kiên quyết cách mạng; Dũng trong Xi măng, Quang trong Thung lũng Côtan luôn quyết đoán, dám chịu trách nhiệm khi tấn công vào những lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới mẻ)... Bên cạnh nguyên tắc thử thách thì việc xây dựng hình tượng người anh hùng lý tưởng của dân tộc cũng đóng góp vào việc thể hiện các nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975. Các nhân vật chính diện của tiểu thuyết giai đoạn này được miêu tả theo những chuẩn mực của cả cộng đồng mang tính quy phạm rõ nét và đã được xác định sẵn trong tâm thức người sáng tác cũng như người tiếp nhận. Cái nhìn lý tưởng hóa đã tạo nên các hình tượng nhân vật chính diện với tư thế và vẻ đẹp hào hùng đại diện cho cả dân tộc. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Với cái nhìn lý tưởng hóa, các nhân vật chính diện đã mang trong mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần (Tiệp, Ái trong Bão biển), phi thường về trí tuệ và vẻ đẹp tâm hồn (Quang, Thảo trong Thung lũng Cô tan), những chiến công phi thường (Thùy, Bân trong Cửa sông, Dũng, Kiên, Vấn, Hoàn trong Những tầm cao...) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100 99 CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1960 - 1975 Đồng hành với cuộc cách mạng tháng Tám - 1945, văn học Việt Nam cũng có cuộc cách mạng lớn lao trong văn hóa văn nghệ, trong đó có tiểu thuyết. Lần đầu tiên trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện một mô hình nhân cách con người Việt Nam mới mẻ, đặc sắc và hiện đại. Mới và đặc sắc vì từ trước tới giờ chưa hề có, hiện đại vì với mô hình nhân cách này, tiểu thuyết Việt Nam 1945 -1975 đã hòa vào xu thế chung của dòng tiểu thuyết sử thi hiện đại ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, chứ không phải đi sau và chịu ảnh hưởng như các giai đoạn trước đó. Nằm trong xu thế chung của tiểu thuyết sử thi ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975, trong từng chặng phát triển của nó, đã xây dựng thành công cấu trúc nhân cách của các nhân vật đại diện cho con người cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong cấu trúc nhân cách này đã có sự thống nhất cao độ: cái riêng hòa nhập vào cái chung, con người cá nhân tự nguyện phục tùng con người xã hội vì mục đích cách mạng và kháng chiến. Căn bệnh sơ lược trong các sáng tác thời kỳ đầu và xuất hiện rải rác về sau làm cho sự thống nhất trở nên đơn giản nhưng ở những tác phẩm thành công (Đất làng - Nguyễn Thị Ngọc Tú; Xung đột, Chủ tịch huyện – Nguyễn Khải và đặc biệt là Bão biển của Chu Văn), chúng ta bắt gặp hàng loạt nhân vật có nhân cách làm xúc động lòng người, là những điển hình nghệ thuật kết tinh từ cuộc sống. Thời đại anh hùng cách mạng thực sự đã sản sinh ra những con người lý tưởng mang nhân cách cao đẹp, khỏe khoắn, có sức mạnh và khả năng cải tạo hoàn cảnh. Với nhân vật chính diện, con người cá nhân được miêu tả bằng cái nhìn tiểu thuyết với sự giản dị từ ngoại hình, trang phục, ngôn ngữ, nguồn gốc xuất thân và đặc biệt là những phẩm chất của con người cá nhân (tình yêu lứa đôi, tình vợ chồng, tình bạn, tình mẫu tử, tình bạn...) nhưng phẩm chất con người xã hội trong nhân cách của nhân vật chính diện lại được khắc họa bằng cái nhìn sử thi với tính chất lý tưởng hóa: yêu thương, căm thù và anh hùng đến mức phi thường. Vì yêu nước, họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc sống của mình. Vì căm thù giặc, họ vượt qua những thử thách ghê gớm mà những con người bình thường không thể vượt qua. Với loại nhân vật phản diện, “nguyên tắc biếm họa” [12] được sử dụng để khắc họa nhân cách của chúng. Với thủ pháp phóng đại, cái nhìn biếm họa đã tạo ra những bức chân dung méo mó, dị dạng cả về ngoại hình lẫn nhân cách. Đây là những cấu trúc nhân cách chưa có chiều sâu tâm lý, vai trò con người cá nhân và con người xã hội đều chưa rõ nét. Đây cũng là một hạn chế của tiểu thuyết giai đoạn này. KẾT LUẬN Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975 nói chung và tiểu thuyết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa chất sử thi với chất tiểu thuyết trong việc xây dựng cấu trúc hình tượng nhân vật, tạo ra những điển hình văn học của loại hình tiểu thuyết sử thi hiện đại - nhân vật “con người mới”. Cấu trúc hình tượng nhân vật đã phản ánh chân thực hiện thực lịch sử và thỏa mãn yêu cầu nghệ thuật của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, nó bắt rễ sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và được gặp gỡ với mô hình tiểu thuyết Nga – Xô viết, kết hợp với đặc điểm lịch sử của thời đại chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cái khác biệt nhất của con người mới so với những nhân vật văn học trước đó là khả năng làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân, con người mới tồn tại đồng thời cùng với quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, họ chiến đấu và lao động quên mình vì bản thân, vì dân tộc mình và vì cả nhân loại. Cái nhìn lý tưởng hóa đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trung tâm với tư thế và vẻ đẹp hào hùng. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Họ mang trong mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần. Vì vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến đấu nhất Họ là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, hiểu việc mình làm và con đường mình đang đi. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì nhân vật con người mới còn nặng về tính khuân mẫu nên ít nhiều hạn chế trong phản ánh dưới góc độ cá nhân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Trường Chinh (1974), Đề cương văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. [2].Trường Chinh (2006), Về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn học, Hà Nội. [3].Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 tập), Nxb ĐH&THCN, Hà Nội. [4].Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Chặng đường mới của văn học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5].M. Goócki (1960), Báo cáo trước Đại hội nhà văn Xô viết lần thứ nhất (Hoài Thanh dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. [6].Viện Văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7].Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực XHCN, Nxb KHXH, Hà Nội. [8].Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại: Lịch sử và lý luận, Nxb Xã hội, Hà Nội. [9].Phong Lê (2007), “Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây hiện đại”, Tạp chí NCVH số 1, Hà Nội. [10].Phong Lê, Hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau hơn nửa thế kỉ nhìn lại, bài viết trên vietvan.vn. [11].Vương Trí Nhàn, Trả lời phỏng vấn đăng trên tuoitreonline, năm 2005. [12]. Nguyễn Đức Hạnh (2007) Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965-1975 nhìn từ góc độ thể loại, Nxb Giáo dục, HN. [13]. Huy Liên - Nguyễn Kim Đính - Hoàng Ngọc Hiến (1985), Lịch sử văn học Xô viết (2 tập), Nxb ĐH&THCN, Hà Nội, tr 92], [14]. Thúy Toàn (1977), “Bước đầu tìm hiểu quá trình phổ biến văn học Xô viết ở Việt Nam”, Tạp chí Văn học số 5, Hà Nội, tr67-73]. [15]. Nguyễn Đình Thi (1994), Tuyển tập văn xuôi, Nxb Văn học, Hà Nội; tr.29]. [16]. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới Việt Nam 1945 – 1975, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb ĐHQG, Hà Nội, tr.50]. [17]. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. SUMMARY REALISTIC LITERATURE OF SOCIALIST REPUBLIC AND VIETNAMESE NOVELS IN THE PERIOD OF 1960-1975 IN TERMS OF CENTRAL CHARACTERS Doan Duc Hai* Thai Nguyen University In the world of characters of Vietnamese novels in the period of 1960 – 1975 in general and novel on the subject of building socialism in particular, there has been an effective collaboration between the epic and novel in the building structure of characters, creating the typical literary forms of modern epic novel character "new man". The character structure reflects the reality of history and satisfies the method of art creation of socialist realism. It is deeply rooted in traditional literature and novel model of Russia – Soviet, combined with the historical era of revolutionary war and socialist construction in Vietnam. The most distinctive feature of the "new man" compared to the previous literary character is the ability to master: collective ownership and self- employment. The new men existed simultaneously with the foundation, protection and development of a socialist country, they fought and selflessly worked not for themselves, but for their people and for all mankind. The look of idealization has built up a central character with posture and heroic beauty. They are the incarnation of a heroic nation in the age of heroes. They bring in their extraordinary qualities: simple, normal but extraordinary mental strength. Therefore, they are recorded and described as the most beautiful people, the greatest and most rich combat. They are the ideal human life with the purpose, 'to understand their work and the way you're going". Besides the advantages mentioned above, the character “new man” also puts the emphasis on pattern more or less limited to reflect the personal perspective. Key words: New man, central character, realistic literature of socialist republic * Tel: 0913 089612 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
File đính kèm:
- van_hoc_hien_thuc_xa_hoi_chu_nghia_va_tieu_thuyet_viet_nam_1.pdf