Vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt

TÓM TẮT

Cuộc sống có vô vàn tình huống giao tiếp hoàn toàn khác nhau. Để thành công ở

phương diện giao tiếp bằng tiếng Việt, vấn đề đặt ra ở bài viết này là chúng ta phải biết

cách vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự.

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vận dụng sáng tạo chiến lược lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
, ... 
(10) Dùng các lối nói gián tiếp có tính 
quy ước. 
(11) Rào đón (hedge). 
(12) Không ép buộc người nghe. 
(13) Tỏ ra bi quan (Thể hiện sự buồn 
bã thất vọng của mình để tác động vào tình 
cảm của người nghe, để người nghe thấy 
động lòng mà tự nguyện hành động theo 
cảm xúc của mình) 
(14) Giảm thiểu thiệt hại của người nghe. 
(15) Tỏ ra đề cao, quý trọng người nghe. 
(16) Biết xin lỗi. 
(17) Dùng cách nói bóng gió, xa xôi, 
tế nhị. 
(18) Nói chân thật 
Việc đưa ra 18 nguyên tắc trong giao 
tiếp bằng tiếng Việt trên là rất cần thiết, bởi 
vì các hành vi tại lời luôn có nguy cơ bị đe 
dọa thể diện. Để giữ thể diện cho cả người 
nhận và người nói, người nói luôn phải tìm 
cách làm dịu nguy cơ đe dọa thể diện bằng 
các hành vi giữ thể diện. Trong tương tác, 
người nói phải tính toán các mức độ đe 
dọa thể diện của hành động tại lời được 
dự định thực hiện để tìm cách làm giảm 
nhẹ mức độ đe dọa thể diện. 
2.3. Đề xuất một số cách thức vận 
dụng chiến lược giao tiếp lịch sự 
Mặc dù chúng tôi đã đưa ra 18 nguyên 
tắc của chiến lược giao tiếp lịch sự, nhưng 
nếu không có cách thức vận dụng thì hiệu 
quả giao tiếp vẫn không cao, thậm chí còn 
phản tác dụng khi vận dụng không phù hợp. 
Chúng tôi xin đưa ra ba giải pháp 
như sau: 
Thứ nhất: phải dựa vào từng hoàn 
cảnh, từng đối tượng cụ thể để lựa chọn và 
vận dụng nguyên tắc phù hợp. 
Chẳng hạn, vận dụng nguyên tắc (9) 
“tỏ ra lạc quan” khi người nghe đang ở 
trong tâm trạng bi quan, chán nản, thất 
vọng vì chuyện gì đó. Ví dụ: “Mẹ anh sẽ 
sớm bình phục!”. Vận dụng, nguyên tắc 
(13) “tỏ ra bi quan” khi người nói gặp 
một chuyện hệ trọng, cần sự cảm thông, 
giúp đỡ của người nghe: “Tôi sẽ chết mất 
nếu mẹ tôi biết chuyện! ”. 
Thứ hai: nguyên tắc (10) “dùng lối nói 
gián tiếp có tính chất quy ước” là một 
nguyên tắc cần thiết có thể vận dụng ở 
nhiều trường hợp để thay thế những hành 
động có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thể 
diện của người nói và người nghe, khiến 
HOÀNG THÚY HÀ 
cho lời nói của mình vừa sâu sắc, thâm 
thúy lại vừa rất tinh tế, tế nhị. 
Ví dụ: Đối với trường hợp một học 
sinh đi học trễ giờ, để thay thế cho những 
phát ngôn ở lời thể hiện thái độ trách móc, 
tức giận, nặng nề, giáo viên có thể sử dụng 
lối nói gián tiếp “Em có biết bây giờ là mấy 
giờ rồi không?”. Hay để thay thế cho mệnh 
lệnh trực tiếp là: “Các con vào dọn ăn ngay 
đi!”, người mẹ sẽ nói: “Cơm chín rồi!” 
Thứ ba: trong đại đa số trường hợp, nếu 
phối hợp nguyên tắc (10) với một số nguyên 
tắc khác nhau, trong những tình huống cụ 
thể, các cuộc giao tiếp sẽ đạt đến mức hoàn 
hảo. Vì vậy, theo chúng tôi, trong giao tiếp 
bằng tiếng Việt đây là một cách thức mang 
tính đặc thù và rất quan trọng. 
Xin được chứng minh bằng một số 
cách thức cụ thể sau: 
* Nguyên tắc (10)+13+(12): được vận 
dụng để thay thế cho một số hành động 
khuyến lệnh, là loại hành vi ngôn ngữ được 
thực hiện để điều chỉnh người nghe hành 
động theo ý muốn của chủ thể phát ngôn. 
Hành động khuyến lệnh thường đem lại tác 
động tiêu cực tới người nghe tức là người 
nghe bị thiệt, và tác động tích cực tới người 
nói, tức người nói được lợi. Chẳng hạn một 
phát ngôn như: “ Kiểu gì cậu cũng phải 
giúp mình việc này!” là vi phạm phương 
châm khéo léo vì nó đem lợi cho người nói 
và gây thiệt cho người nghe. Cũng nội 
dung mệnh đề đó được truyền báo bằng 
một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, kết hợp 
với thái độ tỏ ra bi quan và không ép buộc 
người nghe: “Chuyện này làm mình quá 
tuyệt vọng đành tìm đến cậu; nếu làm khó 
cho cậu, thì cứ xem như là cậu chưa nghe 
mình nói gì nhé!”. Sự kết hợp này sẽ khiến 
cho người nghe cảm thấy xúc động và tự 
nguyện giúp đỡ người nói. 
* Nguyên tắc (10)+(1): được vận dụng 
để thay thế hành động chê bai, là hành động 
vi phạm ý thức tự tôn của người nghe. 
Tâm lí chung không ai thích mình bị 
chê bai. Lời chê sẽ làm cho con người mất 
tự tin. Vì vậy, khi bị chê, người ta sẽ khó 
chịu, ác cảm với người chê. Có một nghịch 
lí là mặc dù không ai thích mình bị phê 
bình, nhưng ai cũng muốn được người 
khác giúp mình nhận ra và khắc phục 
những sai lầm. Ai cũng thích xung quanh 
mình có những người bạn chân thành thật 
lòng với mình, sẵn sàng góp ý để giúp 
mình nhận ra những gì bản thân còn thiếu 
sót, còn chưa hoàn hảo. Các chuyên gia 
tâm lí vẫn thường khuyên chúng ta hãy cố 
gắng làm giảm đi những lời chê bai người 
khác và tăng lên những lời khen ngợi họ 
(phương châm tán đồng), vì như vậy, các 
bên giao tiếp sẽ giữ được hòa khí; mỗi 
ngày nên dành tặng ít nhất một lời khen 
cho người mà chúng ta gặp Vì lời khen 
là liệu pháp tinh thần nhằm khích lệ, động 
viên, làm cho con người lạc quan phấn 
chấn. Nhưng vấn đề là khen như thế nào 
cho đúng, cho thật? Vì nếu khen sai thì 
ngược lại, sẽ gây tác hại, nguy hiểm vô 
cùng. Nó làm cho người nhận lời khen ảo 
tưởng, hoặc đánh mất niềm tin đối với 
người khen và làm cho những người xung 
quanh bạn cười chê bạn là giả dối, là “nịnh 
thần”. Vấn đề đặt ra là khen thế nào cho 
đúng? Và những trường hợp người nghe 
muốn chúng ta góp ý một cách chân tình 
thì phải làm sao để nói thật mà lại không 
“mất lòng”? Những trường hợp này theo 
chúng tôi là nên vận dụng nguyên tắc (10) 
“dùng lối nói gián tiếp” kết hợp với nguyên 
tắc (1) “quan tâm chú ý đến nhu cầu, mong 
muốn, hứng thú của người nghe, tán dương 
người nghe”. 
 Ví dụ: 
Tình huống 1: A và B là nữ đồng 
VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT 
nghiệp của nhau. Sáng nay, A mặc một 
chiếc áo mới tới công sở. 
A hỏi B: - Cậu thấy tớ mặc áo này đẹp 
không? 
B trả lời: - Cậu mặc cái áo này xấu quá! 
Hậu quả: B cảm thấy rất khó chịu, có 
thể tự nhủ thầm:“Mình thấy được đấy chứ, 
chắc là nó ghen tị với mình đấy thôi!”. B 
cảm thấy không thoải mái, và ngày hôm đó 
làm việc kém hiệu quả! 
Thay thế: trước hết bạn hãy ngắm kĩ và 
tìm ra nguyên nhân mà cô A mặc cái áo ấy 
không đẹp. Nếu do lỗi phối kết, chẳng hạn 
không hợp màu sắc với cái quần hoặc váy 
mà A đang mặc, thì bạn có thể nói rằng: - 
Nó sẽ rất tuyệt nếu bạn mặc cái quần (hoặc 
váy) màu trắng (hoặc đen)! Nếu quả thực 
nó không có điểm gì để khắc phục thì bạn 
hãy tìm một cái áo nào bạn ấy mặc đẹp 
nhất mà khen để né tránh việc chê cái áo 
hiện tại, chẳng hạn: - Mình thấy kiểu áo 
mà bạn mặc hôm thứ hai rất hợp với dáng 
người và tính cách của bạn! 
 Tình huống 2. B là em gái của A, vừa 
làm một việc gì đó thất bại. A phê bình, chỉ 
trích B: - Em cẩu thả quá nên mới hỏng việc! 
Hậu quả: sự thất bại đó ám ảnh nặng 
nề với B, B mất tự tin. 
Thay thế: động viên khích lệ B, đồng 
thời giúp B nhận ra thiếu sót cần khắc 
phục: - Lần sau chỉ cần em cẩn thận một tí 
là chắc chắn mọi việc tốt đẹp! 
* Nguyên tắc (10)+(16)+(14): được 
thay thế cho hành động từ chối là hành 
động mà người nghe không mong đợi nhất, 
bởi nó sẽ làm cho người nghe thất vọng. 
 Nói lời từ chối, khi phải từ chối cũng 
thật không dễ. Nhưng trong thực tế, chúng 
ta không phải khi nào cũng có thể gật đầu 
đồng ý được. Nếu chúng ta nhận lời một 
việc gì đó mà chúng ta không thể thực hiện 
thì lại càng tai hại hơn gấp trăm gấp nghìn 
lần, bởi chúng ta sẽ trở thành những kẻ hứa 
hão hứa huyền, hoặc là những kẻ “ba hoa 
thiên địa” “ba voi không được một bát 
nước xáo” trong mắt người nghe. Vì vậy, 
để tránh sự tổn thương cho người nghe, 
theo chúng tôi là nên vận dụng nguyên tắc 
(10) “dùng lối nói gián tiếp” kết hợp với 
nguyên tắc (16) “biết xin lỗi” và (14) 
“giảm thiểu thiệt hại của người nghe”. 
Chẳng hạn, thay vì từ chối thẳng thừng: 
“Tôi không đi uống cà phê với anh đâu” 
chúng ta hãy nói rằng: “Xin lỗi anh, vì em 
quá bận; hẹn anh dịp khác nhé!” 
* Nguyên tắc (10)+(6)+(12): Được sử 
dụng để thay thế cho tất cả các hành động 
gây sự khó chịu, căng thẳng, nặng nề đối 
với người nghe. 
Ví dụ, thay vì trách móc: “Mọi người 
ồn ào quá!” hay hành động khuyến lệnh: 
“Mọi người hãy giữ yên lặng!” thì người 
nói có thể vận dụng lối nói gián tiếp, hài 
hước, nhẹ nhàng, vui vẻ, giúp người nghe 
tự nhận ra và tự thay đổi hành vi thiếu 
đúng đắn của mình: “Các cậu có muốn tớ 
mua thêm cho các cậu một con vịt nữa 
không?” (vận dụng thành ngữ “Ba mụ 
(người) đàn bà với con vịt nữa là thành cái 
chợ!”, mục đích là giúp mọi người nhận ra 
rằng ở đây và thời điểm này không nên 
“họp chợ”, không nên làm ồn. 
3. KẾT LUẬN 
 Lịch sự là chiến lược giao tiếp của cá 
nhân tuân thủ theo những chuẩn mực xã 
hội, là chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất 
trong các chiến lược giao tiếp của xã hội 
văn minh – hiện đại. 
 Trong giao tiếp tiếng Việt, chiến lược 
lịch sự được cụ thể hoá thành 18 nguyên 
tắc: gồm 9 nguyên tắc lịch sự dương tính 
và 9 nguyên tắc lịch sự âm tính. 
Cách thức sử dụng chiến lược giao tiếp 
đòi hỏi sự sáng tạo, uyển chuyển, linh hoạt 
HOÀNG THÚY HÀ 
trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ 
thể. Đặc biệt, nguyên tắc (10) “dùng lối 
nói gián tiếp có tính chất quy ước” là một 
nguyên tắc khiến cho lời nói vừa sâu sắc, 
thâm thúy lại vừa rất tinh tế, tế nhị, cho 
nên nó rất cần thiết để vận dụng trong 
nhiều trường hợp. Trong đại đa số trường 
hợp, tình huống cụ thể, nếu biết lựa chọn, 
phối hợp nguyên tắc (10) với một số 
nguyên tắc khác nhau, thì các cuộc giao 
tiếp sẽ thành công đến mức hoàn hảo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đức Dân (1998 ), Ngữ dụng học, T.I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Nguyễn Văn Hiệp (2005), Các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và chiến lược lịch 
sự, Hội thảo quốc tế ngôn ngữ học liên Á lần thứ VI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
3. Green, G. (1989), Pragmatics and Natural Language Understanding, LEA London. 
4. Lakoff, R. (1973), “The logic of politeness, or minding yourp’s and q’s” in Papers 
From the ninth regional meeting Chicago linguistis Society, Edited by Corum C. et al, 
9, 292- 305. 
5. Thomas, J. (1995), Meaning in interaction: An introduction to pragmantics, Longman 
Malaysia PP. 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_sang_tao_chien_luoc_lich_su_trong_giao_tiep_bang_ti.pdf