Vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty lâm nghiệp
Tóm tắt: Các công ty lâm nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là trồng rừng, khai
thác và chế biến gỗ. Hoạt động sản xuất này dươc chia thành 3 giai đoạn, trong đó sản phẩm
của giai đoạn này là nguyên vật liệu đầu vào của giai đoạn sau. Do đó, việc cung cấp thông
tin kế toán theo các trung tâm trách nhiệm đảm bảo được tính hệ thống của thông tin và gắn
với trách nhiệm của từng bộ phận trong công ty lâm nghiệp. Các nhà quản trị cần kiểm soát
được thông tin hoạt động của các bộ phận trong công ty. Tại các công ty lâm nghiệp, các
thông tin cần cung cấp bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của từng giai đoạn,
tình hình thông tin lãi lỗ của từng sản phẩm, tình hình thực hiện chi phí của từng bộ phận,
từng giai đoạn sản xuất. từ đó đưa ra các giải pháp, quyết định chương trình hành động phù
hợp để điều hành quản lý doanh nghiệp (DN)
ting, Statement of responsibility, responsibility centers, forestry companies. Đặt vấn đề Các công ty lâm nghiệp được thành lập để đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tiền thân của các công ty lâm nghiệp là các Lâm trường quốc doanh, là một tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay các công ty lâm nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực trồng rừng, khai thác rừng, chế biến gỗ, trồng và khai thác lâm sản ngoài gỗ. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 153 Hoạt động của các công ty lâm nghiệp gắn liền với tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng và đất rừng, do vậy thường diễn ra trên một địa bàn rộng, phân bố ở các vùng núi, xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Tại các công ty lâm nghiệp, các thông tin cần cung cấp bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của từng giai đoạn, tình hình thông tin lãi lỗ của từng sản phẩm, tình hình thực hiện chi phí của từng bộ phận, từng giai đoạn sản xuất... từ đó đưa ra các giải pháp, quyết định chương trình hành động phù hợp để điều hành quản lý DN. Để gắn với trách nhiệm cung cấp thông tin cho từng bộ phận thì kế toán công ty lâm nghiệp cần chia thành các trung tâm trách nhiệm. Từ đó thu nhận thông tin từa các trung tâm trách nhiệm này. Đặc điểm của các Công ty lâm nghiệp hiện nay Chu kỳ sản xuất rất dài là đặc điểm rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty lâm nghiệp. Chu kỳ sản xuất dài làm cho vốn đầu tư trong các công ty lâm nghiệp phải nằm rất lâu trong quá trình sản xuất dưới dạng sản phẩm dở dang, vì thế vòng quay của vốn rất chậm, thời gian thu hồi vốn dài, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong kinh doanh công tythường thấp, độ rủi ro trong kinh doanh thường cao. Các hoạt động sản xuất kinh doanh phổ biến trong các công ty lâm nghiệp về cơ bản bao gồm các khâu sau đây: - Khâu xây dựng rừng bao gồm các hoạt động: Điều tra, quy hoạch rừng, gieo ươm cây con, trồng rừng, chăm sóc nuôi dưỡng rừng, quản lý bảo vệ rừng, sản xuất nông lâm kết hợp... - Khâu khai thác vận chuyển bao gồm các hoạt động: Khai thác gỗ và các loại lâm sản khác, vận xuất, vận chuyển lâm sản từ rừng đến các các kho bãi hoặc các nơi tiêu thụ. - Khâu chế biến lâm sản bao gồm các hoạt động: Bảo quản, gia công chế biến gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. - Các hoạt động chuẩn bị và phục vụ sản xuất như: Thiết kế lâm sinh, xây dựng, sửa chữa đường vận xuất vận chuyển, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, thực hiện các dịch vụ vật tư kỹ thuật về lâm nghiệp... - Các hoạt động thương mại lâm sản: Tổ chức các hoạt động bán hàng, vận chuyển, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. - Do quá trình sản xuất, kinh doanh của DN lâm nghiệp trải qua nhiều khâu có liên quan với nhau trong một quá trình khép kín từ xây dựng rừng, khai thác, chế biến, tiêu thụ, trong quá trình này, các kết quả sản xuất và sản phẩm của khâu này lại là chi phí đầu vào của khâu khác, do vậy khi xác định giá trị hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm làm n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 154 dở và thành phẩm cần phải được quy định cụ thể về nội dung và phương pháp xác định khi lập các báo cáo tài chính. - Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp phức tạp, vừa mang tình chất nông nghiệp, vừa mang tính chất công nghiệp nên khi xây dựng hệ thống Báo cáo kế toán quản trị (KTQT) và xác định các trung tâm trách nhiệm trong KTQT cần lưu ý đến đặc điểm hoạt động riêng của từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể. Phân chia các trung tâm trách nhiệm Để kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, từng khâu sản xuất thì công ty lâm nghiệp nên phân chia thành các trung tâm trách nhiệm. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình sản xuất kinh doanh của từng trung tâm trách nhiệm, nhà quản trị DN căn cứ vào thông tin kế toán của các trung tâm trách nhiệm cung cấp để đánh giá hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của từng trung tâm trách nhiệm. Cụ thể như sau: - Phân cấp trung tâm trách nhiệm theo cấp quản lý. Với cách phân cấp này công ty lâm nghiệp sẽ được phân thành 3 trung tâm trách nhiệm căn cứ vào cấp quản lý: + Trung tâm lợi nhuận là toàn bộ ban giám đốc, trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm tự chủ và kiểm soát các khoản chi phí, doanh thu và chịu trách nhiệm về khả năng sinh lời cho toàn bộ DN. + Trung tâm chi phí là các đội cây giống, đội trồng rừng, phân xưởng chế biến. Trung tâm chi phí được được phân cấp tự chủ và kiểm soát về các khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất của bộ phận mình. + Trung tâm doanh thu được phân cấp quản lý về tình hình và các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu như phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng,... Để thực hiện đánh giá hiệu quả và trách nhiệm quản lý của từng trung tâm trách nhiệm. Sử dụng các chỉ tiêu như tỷ suất từng khoản mục chi phí, tỷ lệ sản phẩm hỏng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của từng sản phẩm, từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm trong DN. Với đặc điểm của công ty lâm nghiệp là quy trình sản xuất dài, các quy trình công nghệ bao gồm khâu lâm sinh, khâu chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng, khâu khai thác chế biến. Đặc điểm sản xuất của 3 khâu này khác biệt hoàn toàn, chi phí sản xuất và quy trình công nghệ khác nhau. Do đó những yêu cầu thông tin về từng trung tâm trách nhiệm là khác nhau. do vậy ta có thể phân cấp các trung tâm trách nhiệm và yêu cầu thông tin KTQT từng trung tâm như sau: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 155 Sơ đồ 1: Phân cấp trung tâm trách nhiệm tại Công ty và yêu cầu thông tin đối với từng trung tâm trách nhiệm Căn cứ vào việc phân chia các trung tâm trách nhiệm và căn cứ vào nội dung công việc cụ thể của từng bộ phận trong DN, công ty cần thực hiện phân công công việc và gắn trách nhiệm từng nội dung công việc với từng bộ phận - Các công ty lâm nghiệp phân cấp trách nhiệm thành các trung tâm trách nhiệm như Phân xưởng là trung tâm chi phí, phòng kinh doanh là trung tâm doanh thu, Ban giám đốc là trung tâm lợi nhuận để từ đó thu thập thông tin BCKTQT theo từng cấp. Hoặc phân chia hoạt động kinh doanh của công ty thành các trung tâm trách nhiệm theo từng hoạt động của DN. Từ đó, xây dựng hệ thống BCKTQT theo trung tâm trách nhiệm nhằm tổng hợp số liệu và cung cấp thông tin theo sự phân cấp trách nhiệm của từng bộ phận. Lập báo cáo trách nhiệm tương ứng với các trung tâm trách nhiệm Căn cứ vào phân thành các trung tâm trách nhiệm, các công ty lâm nghiệp thu thập thông tin KTQT từ các BCKTQT do các trung tâm trách nhiệm gửi về. - Mục đích báo cáo bộ phận: Cung cấp thông tin về các dữ liệu tài chính theo các n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 156 trung tâm trách nhiệm trong một bộ phận để báo cáo các hoạt động và đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý thông qua việc chỉ tính những khoản doanh thu và chi phí mà một nhà quản lý nào đó có thể kiểm soát được đối với bộ phận của mình. - Cơ sở lập: Các sổ kế toán chi tiết doanh thu và chi phí của từng bộ phận - Phương pháp lập căn cứ vào các dữ liệu tài chính từ các hoạt động hàng ngày được ghi chép trong hệ thống kế toán, các khoản doanh thu và chi phí được tiến hành phân loại lại và báo cáo theo các trung tâm trách nhiệm quản lý cụ thể. Cần lưu ý là chỉ có các khoản doanh thu và chi phí mà nhà quản lý có thể kiểm soát mới được thể hiện trên báo cáo của một trung tâm trách nhiệm. Trong hệ thống kế toán trung tâm trách nhiệm, các báo cáo hoạt động được thiết kế cho các cấp độ quản lý khác nhau. Số lượng các cấp quản lý trong trung tâm trách nhiệm tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức của DN. Một hệ thống kế toán trung tâm trách nhiệm cung cấp một báo cáo cho mỗi nhà quản lý và các nhà quản lý cấp thấp hơn báo cáo cho các nhà quản lý cấp cao hơn nên những chi phí và doanh thu giống nhau có thể xuất hiện trên nhiều báo cáo. Vì thế, khi dữ liệu hoạt động ở cấp độ thấp hơn nằm trong các báo cáo cấp cao hơn thì các dữ liệu đó được tóm lược lại. Ở mỗi bộ phận, báo cáo liệt kê các khoản mục doanh thu, chi phí thực tế nằm trong sự kiểm soát của người quản lý bộ phận và nó được so sánh với những chi phí dự toán. Sự so sánh này là một thước đo đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý ở mỗi bộ phận. Từ đó, tác giả đề xuất một số báo cáo bộ phận tương ứng các trung tâm trách nhiệm như sau: - Trung tâm lợi nhuận cung cấp Báo cáo tình hình lợi nhuận của Công ty theo lĩnh vực, Báo cáo tổng hợp trích quỹ Công ty lâm nghiệp; Báo cáo một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Công ty lâm nghiệp - Trung tâm doanh thu cung cấp Báo cáo phân tích tiêu thụ và lãi lỗ công ty theo sản phẩm. - Trung tâm chi phí cung cấp Báo cáo Giá thành theo khoản mục chi phí toàn bộ sản phẩm theo từng khâu; Định mức chi phí nguyên vật liệu, Định mức chi phí nhân công, Định mức chi phí sản xuất chung theo hoạt động: trồng rừng, giao khoán rừng, chế biến. Việc lập báo cáo trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm giúp các nhà quản trị trong Công ty lâm nghiệp thu thập được thông tin đầy đủ và kịp thời với từng bộ phận trong Công ty. Mặt khác, lập Báo cáo trách nhiệm gắn trách nhiệm của từng bộ phận liên quan đến nội dung và lĩnh vực mình quản lý, từ đó nâng cao hiểu quả quản lý và hiểu quả cung cấp thông tin của các Báo cáo trách nhiệm. --------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang (2010) “KTQT DN” – NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2. Ths. Hoàng Thị Hương (2016), Kế toán trách nhiệm và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính số tháng 2/2016. 3. doanh-nghiep-viet-nam-106903.html 4. xuat-90820.html ---------------------------------
File đính kèm:
- van_dung_ke_toan_trach_nhiem_trong_cac_cong_ty_lam_nghiep.pdf