Vai trò của dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong hệ sinh thái khởi nghiệp

TÓM TẮT

Hệ sinh thái khởi nghiệp đang là vấn đề quan tâm của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó có

Việt Nam. Việc nghiên cứu vai trò của dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại

Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Kết quả phân tích và nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị

giúp các bộ phân liên quan có một cái nhìn cụ thể về vai trò quan trọng của dịch vụ ngân hàng trực

tuyến trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp.

pdf6 trang | Chuyên mục: Quản Trị Ngân Hàng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vai trò của dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong hệ sinh thái khởi nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g,) và tiến trình khởi 
nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng 
doanh nghiệp có tỉ lệ tĕng trưởng tốt, số lượng 
các nhà khởi nghiệp,) tác động trực tiếp đến 
môi trường khởi nghiệp tại địa phương”.
Các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu 
phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái khởi nghiệp 
xung quanh, vì vậy nếu chúng ta có thể tạo ra hệ 
sinh thái khởi động lành mạnh hơn, chúng ta có 
thể tạo ra nhiều thành công hơn. Chúng ta có thể 
làm điều này bằng cách:
- Xác định cách thức các hệ sinh thái hoạt 
động và phát triển;
- Định lượng các yếu tố định hình hoạt 
động của chúng;
- Xác định các chính sách công và các 
thực tiễn cá nhân có thể đẩy mạnh tĕng trưởng. 
Đó là quan điểm của báo cáo hệ sinh 
thái khởi nghiệp toàn cầu do tổ chức Startup 
Genome thực hiện. Startup Genome nhận được 
sự hợp tác của trên 10.000 công ty khởi nghiệp 
và 300 tổ chức đối tác, cung cấp khởi điểm cho 
những nhà sáng lập khởi nghiệp, doanh nhân, 
các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách ở trên 
50 thành phố trên toàn thế giới có những quyết 
định kịp thời và chính xác cho thúc đẩy đổi mới 
sáng tạo và tĕng trưởng kinh tế. 
Các hệ sinh thái trên khắp thế giới đang 
phát triển và tạo ra những công khởi nghiệp 
thành công. Bảng xếp hạng toàn cầu 2017 đã 
đánh giá 55 hệ sinh thái khởi nghiệp trên 28 
quốc gia để chọn ra 20 hệ sinh thái khởi nghiệp 
23
Vai trò của dịch vụ ngân hàng...
hàng đầu. Mặc dù mỗi hệ sinh thái đều có cải 
thiện ít nhất một phương diện của hệ sinh thái, 
nhưng một số nơi vượt trội với sự tĕng trưởng 
đặc biệt mạnh mẽ.
Trong số 20 hệ sinh thái khởi nghiệp hàng 
đầu, 9 khu nằm ở Bắc Mỹ, 6 ở châu Âu, còn lại 
5 khu ở châu Á. Con số này lần lượt tương ứng 
với 10 và 6 khu ở Bắc Mỹ và Châu Âu trong 
bảng xếp hạng nĕm 2015. Tuy nhiên, có sự di 
chuyển đáng kể trong các hệ sinh thái hàng đầu.
Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp của 
Việt Nam đang phát triển với hơn 40 quỹ đầu tư 
mạo hiểm hoạt động, tĕng gấp đôi so với 2015. 
Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào 
đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, Vingroup, 
CMC, CenGroup ... Cùng với đó là hơn 40 cơ sở 
ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 60 khu 
không gian làm việc chung trên cả nước.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu 
vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn 
còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ 
với nhau. Các yếu tố tạo nên sự thành công của 
startup bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài 
chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và vĕn hóa 
vẫn còn tiếp tục được hoàn thiện từng bước. 
Mặc dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam 
bắt đầu thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ đầu 
tư mạo hiểm (venture capital fund) trên thế giới 
và trong khu vực.
2.1.3. Các lý thuyết nền
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Hệ sinh thái khởi nghiệp tại 
Việt Nam
- Thời gian: Từ nĕm 2011 đến 6 tháng đầu 
nĕm 2019
- Nội dung: Vai trò của dịch vụ ngân hàng 
trực tuyến trong hệ sinh thái khởi nghiệp
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt 
ra phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu 
tối thiểu bao gồm: thống kê, phân tích, so sánh, 
tổng hợp 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nguồn: Topica Founder Institute, Vietnam startup deal insight 2018 (ĐVT: Triệu USD)
Nĕm 2017 Việt Nam tiếp nhận 92 thương 
vụ đầu tư startup với tổng số vốn hơn 291 triệu 
USD, tĕng gần gấp đôi số lượng thương vụ so 
với nĕm 2016. Nĕm 2018, dù cùng tiếp nhận 92 
thương vụ đầu tư, nhưng tổng số vốn đã tĕng 
gấp 3 lần so với nĕm trước, trong đó có những 
giao dịch trên 40 triệu USD đầu tư vào Yeah1, 
Sendo, Topica và 7 thương vụ không tiết lộ. Có 
thể thấy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam 
đang phát triển vượt trội so với các nĕm trước.
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Theo báo cáo trên thì chỉ trong vòng hai 
nĕm Việt Nam đã nhảy từ hệ sinh thái khởi 
nghiệp ít hoạt động thứ hai trong số 6 quốc gia 
lớn nhất ASEAN lên vị trí thứ 3 - sau Indonesia 
và Singapore.
Số thương vụ giao dịch lẫn số vốn đầu tư 
trong nửa đầu nĕm 2019 đã tĕng gấp sáu lần mức 
cùng kỳ 2017. Nếu như cùng kỳ 2018 có tổng 
cộng 53 thương vụ gọi vốn thành công với tổng 
giá trị 444 triệu USD thì trong nửa đầu nĕm nay 
đã có 58 thương vụ thành công với số vốn 246 
triệu USD. Trong đó 3 khoản đầu tư lớn nhất vào 
Tiki, VNPay và VNG đã chiếm 63% tổng vốn.
Mảng bán lẻ (retail) và thanh toán 
(payment) chiếm đến 60% các khoản đầu tư. 
Điều đáng chú ý là trong nĕm 2018-2019 đã có 
các thương vụ thu hút 50-100 triệu USD. “Nếu 
xu hướng này tiến triển, sẽ có nhiều công ty 
Việt Nam được định giá 1 tỉ USD trong những 
nĕm tới”, báo cáo nhận định và dự báo tổng vốn 
đầu tư sẽ cán mốc 800 triệu USD trong nĕm 
nay. Tính đến 6 tháng đầu nĕm 2019, số lượng 
thương vụ đầu tư và giá trị đầu tư vào hệ sinh 
thái khởi nghiệp tại Việt Nam đều tĕng mạnh so 
với cùng kỳ các nĕm trước.
Nguồn: Báo cáo ESP Capital và Cento Ventures (ĐVT: Triệu USD)
Nguồn: Báo cáo ESP Capital và Cento Ventures
25
Vai trò của dịch vụ ngân hàng...
Nhận thấy đà tĕng trưởng mạnh mẽ cả 
về số lượng và tổng giá trị đầu tư vào hệ sinh 
thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, cơ 
cấu ngành thu hút vốn đầu tư trong hệ sinh thái 
khởi nghiệp tại Việt Nam chủ yếu nằm ở lĩnh 
vực thanh toán, chuyển tiền và bán lẻ. Cụ thể, 
tính đến 6 tháng đầu nĕm 2019, ngành bán lẻ 
đã thu hút được 241 triệu USD chiếm khoảng 
39%, lĩnh vực thanh toán và chuyển tiền đã thu 
hút được 212 triệu USD chiếm 34% tổng danh 
mục ngành. Như đã phân tích ở các phần trên, sự 
phát triển của các ngành bán lẻ, thương mại điện 
tử và thanh toán, chuyển tiền không thể tách rời 
ngân hàng trực tuyến.
Cùng phân tích sự phát triển của các dịch 
vụ ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam theo biểu 
đồ sau:
Theo đó, Vụ Thanh toán (thuộc NHNN) 
cho biết hiện đã có 78 ngân hàng triển khai dịch 
vụ thanh toán qua Internet và 41 nhà bĕng cho 
phép người dùng thanh toán trên điện thoại di 
động. Đơn vị này cho hay hình thức thanh toán 
di động qua việc quét mã vạch QR, số hóa thông 
tin thẻ đang dần trở thành xu hướng mới của 
người tiêu dùng và ngân hàng.
Hiện cuộc đua số hóa này diễn ra đồng 
loạt tại các ngân hàng, tập trung nhiều nhất ở 
việc triển khai các dịch vụ như Internet Banking, 
Mobile Banking, liên kết hoặc đầu tư vào ví 
điện tử và phát hành ứng dụng. Hiện nay, một 
số ngân hàng đang đi đầu trong việc phát triển 
ngân hàng điện tử như TPBank với mô hình 
ngân hàng tự động LiveBank giúp thu hút hơn 
60% giao dịch ngoài giờ hành chính và khoảng 
80% khách hàng là những người dưới 35 tuổi 
thì Techcombank cũng đổ hàng trĕm triệu USD 
vào hạ tầng công nghệ, đẩy mạnh giao dịch 
cá nhân qua kênh điện tử. Dịch vụ số hóa của 
Techcombank còn cho phép rút tiền mặt không 
cần thẻ ATM qua việc sử dụng mã OTP gửi vào 
số điện thoại đĕng ký dịch vụ Internet Banking.
Từ sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng 
điện tử đã giúp cho lĩnh vực bán lẻ qua thương 
mại điện tử và thanh toán, chuyển tiền phát triển 
một các nhanh chóng. Cụ thể, tại Việt Nam hiện 
nay 100% các kênh thương mại điện tử, ví điện 
tử đều liên kết, nhận thanh toán với các dịch vụ 
ngân hàng điện tử như bảng sau:
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Kênh thương mại điện tử lớn Sử dụng dịch vụ NHĐT Ví điện tử lớn Sử dụng dịch vụ NHĐT
SHOPEE.VN  Momo 
LAZADA.VN  ZaloPay 
TIKI.VN  AirPay 
SENDO.VN  Ngân lượng 
ADAYROI.COM  Payoo 
LOTTE.VN  VTC Pay 
THEGIOIDIDONG.COM  Ví Việt 
DIENMAYXANH.COM  Vimo 
CHOTOT.COM  Moca 
VATGIA.COM  Bảo Kim 
NGUYENKIM.COM  zalopay, momo 
YES24.VN  zalopay, momo 
FPTSHOP.COM.VN  VNPAY 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nhận thấy, hiện nay số lượng khách hàng 
sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày 
càng phổ biến và các Ngân hàng cũng rất quan 
tâm vào việc đầu tư và mở rộng các dịch vụ liên 
quan đến ngân hàng điện tử. Có thể nói việc phát 
triển song song giữa các dịch vụ của ngân hàng 
điện tử và hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam 
là điều tất yếu, không thể tách rời. Từ đó nhận 
thấy được vai trò rất quan trọng của ngân hàng 
điện tử trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đặc biệt 
tại Việt Nam – một quốc gia có hơn 70% cơ cấu 
ngành trong hệ sinh thái khởi nghiệp về bán lẻ 
và thanh toán, chuyển tiền. Tuy nhiên, các ngân 
hàng và các nhà đầu tư cần quan tâm tới các vấn 
đề sau đây:
Thứ nhất, các ngân hàng đang ứng dụng 
công nghệ thông tin vào ngân hàng điện tử một 
cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, cần chú trọng vào 
tính bảo mật của hệ thống, đáp ứng đầy đủ các 
yêu cầu về bảo mật thông tin của Cục công nghệ 
thông tin thuộc Ngân hàng Nhà nước. Để tránh 
gây mất mát, thất thoát tiền từ đó làm giảm niềm 
tin trong khách hàng.
Thứ hai, các ngân hàng cần đầu tư nhiều 
vào lĩnh vực ngân hàng điện tử, để ngân hàng 
điện tử luôn đáp ứng được các yêu cầu về dịch 
vụ của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần có các 
chính sách quy định cụ thể các quy tắc quản lý 
ngân hàng điện tử, để tránh các rủi ro phát sinh. 
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nên tạo hành 
lang pháp lý mở cho các Ngân hàng thực hiện 
các loại hình ngân hàng điện tử mới. Giúp thúc 
đẩy sự phát triển của hệ sinh thái quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài viết về “Ngân hàng điện tử và các phương 
tiện giao dịch thanh toán điện tử” – Tạp chí 
tin học ngân hàng số 04/2002;
“The Concept of Electronic Banking – What is 
E-banking” (8/3/2018) in BBA Lectures the 
better way to knowledge
Eisa ALEISA (2013) “Study of the ecosystems 
around the world; Focusing on Silicon 
Valley, Toronto and Moscow”
Nhật Minh (2019) “Xây nền tảng cho hệ sinh 
thái khởi nghiệp tại Việt Nam” trên báo 
Nhân dân.
Phúc Minh (2018) “Ngân hàng tại Việt Nam 
so kè nhau trong cuộc đua số hóa” trên báo 
Zing.vn
H.NHUNG (2019) “Nĕm 2018, tổng số vốn đầu 
tư vào startup Việt là 889 triệu USD” trên 
báo Tuổi trẻ
Công Sang (2019) “800 triệu USD sẽ rót vào 
các startup Việt Nam nĕm 2019” trên Forbes 
VietNam

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_dich_vu_ngan_hang_truc_tuyen_trong_he_sinh_thai.pdf