Vài đặc điểm thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ
Tóm tắt: Trong tâm thức người Việt, mỗi vị thần đều có những
“bổn phận”, chức năng riêng. Các vị thần khác nhau liên quan đến
các phạm trù, bình diện khác nhau của đời sống nhân sinh, ví dụ,
Bà Chúa Xứ cai quản vùng đất, Bà Thủy cai quản vùng nước,
Quan Thế Ấm Bồ Tát cứu độ chúng sinh, Thiên Hậu vừa là thần
biển (Hải thần) vừa là Mẫu thần ban phúc lành (phúc thần), v.v.
Do vậy, các dân tộc có xu hướng thờ đa thần với mong mỏi bất cứ
ước vọng nào cũng có thần linh nghe thấy. Tục thờ Bà Thiên Hậu
của người Hoa được người Việt ở Tây Nam Bộ tiếp nhận trong quá
trình cùng sinh sống ở vùng đất này. Như một hệ quả tất yếu, một
bộ phận người Việt đã xây cất miếu Thiên Hậu và tổ chức sinh
hoạt tôn giáo của riêng mình. Bài viết này khái quát một số đặc
điểm miếu thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ.
tính chất điển hình của ngôi miếu cộng đồng (communal temple) Dạng thứ ba là các miễu, am tự nhỏ khá phổ biến trong các vùng nông thôn Tây Nam Bộ, thường chỉ có một gian nhỏ hoặc đôi khi có thêm nhà tiền tế phía trước dùng làm nơi bái viếng. Kiến trúc nhóm miếu thứ ba này nhìn chung khá đơn giản, ngoại trừ miếu Thiên Hậu ở phường 1, Tp. Tân An (Long An) và miếu Thiên Hậu chợ Bạc Liêu có hoa văn trang trí trên bao lam, cột trụ. Miếu Thiên Hậu ở thị trấn Ba Tri (Bến Tre) gắn liền với chùa Long Đức8. Các ngôi miếu này đa phần mang tính chất gia miếu, dù người dân địa phương vẫn có Ban quản lý song tính chất khá lỏng lẻo. So với phong cách thờ và miếu thờ của người Việt kể trên thì tục thờ và miếu thờ Thiên Hậu của người Hoa Quảng Đông thể hiện tính tôn nghiêm trong việc tuân thủ điển chế của triều Minh, phong cách kiến trúc và mỹ thuật của họ mang tính quan phương; người Hoa Triều Châu mang tính linh hoạt trong sáng tạo và thể hiện tài năng mỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc dân gian; miếu của người Hoa Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia có phong cách nằm giữa hai cực ấy. Các miếu (miễu) Bà của người Việt có phong cách kiến trúc và mỹ thuật về cơ bản theo điển chế nhà Nguyễn. Một số miếu thờ Thiên Hậu của người Việt kết cấu kiến trúc giống Phật giáo Bắc tông, tiêu biểu như miếu thờ Thiên Hậu tại thị trấn Ba Tri (tỉnh Bến Tre), Hội quán Minh hương Tp. Vĩnh Long, miếu Thiên Hậu Hòa Lộc ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hay hiện tượng phối thờ Thiên Hậu trong chùa Tân Long ở Trà Vinh. Dấu hiệu thường thấy là miếu Thiên Hậu là một bộ phận của quần thể chùa Phật hoặc có cấu trúc “tiền Phật hậu Thánh”. Trong ngày vía Thiên Hậu, các miếu thờ này có xu hướng cúng chay, nghi lễ do các tăng ni đảm trách (tài liệu điền dã năm 2015). Ngoài ra, ở một số miếu, đối tượng được phối thờ tương đối đa dạng, từ Khổng Tử, Quan Công cho đến Quan Âm, Địa Mẫu, Bà Chúa Xứ, 12 bà mụ, Tả - Hữu ban, Tiền - Hậu vãng, v.v.. Thứ tư, nếu đem tục thờ và miếu thờ Thiên Hậu của người Việt trong vùng quy chiếu vào hệ thống kim tự tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1908 - 1970) thì tục thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ có phổ chức năng hạn chế hơn. Nếu như tục thờ Thiên Hậu của người Hoa trong vùng trải đều các chức năng đáp ứng: (1) Các nhu cầu thể lý (định 130 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 cư, phát triển sự nghiệp), (2) Nhu cầu được bảo vệ, được an tâm (an sinh, bình an), (3) Nhu cầu được chia sẻ, được giao lưu tình cảm (kết nối những người đồng hương thành bang hội, do vậy nhiều miếu Thiên Hậu đặt làm hội quán), (4) Nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng (được ứng xử bình đẳng với các dân tộc khác) và (5) Nhu cầu được thể hiện bản sắc văn hóa tộc người Hoa (tính thiêng và tính thế tục) thì tục thờ này của người Việt đặt trọng tâm ở chức năng đáp ứng nhu cầu được bảo vệ, được an tâm về tâm linh và được tinh tấn trong tinh thần (chủ yếu mang tính thiêng). Các tín đồ đến viếng các miếu này phần nhiều là các cư dân trong vùng, do vậy giá trị và tầm ảnh hưởng của miếu thờ thấp, xét về quy mô chỉ mang tầm ảnh hưởng cơ sở (communal level) trong khi các miếu Thiên Hậu của người Hoa có miếu mang tầm cơ sở nếu như miếu ở nông thôn, có miếu đạt đến tầm ảnh hưởng khu vực (sub-regional level9) hay vùng (regional level10) nếu tọa lạc tại các thành phố, thị trấn, thị tứ hay đầu mối các trục giao thông thủy, bộ. 3. Kết luận Cơ sở thờ tự Thiên Hậu người Việt ở Tây Nam Bộ, một dạng cơ sở của thiết chế tâm linh đơn thuần khi so sánh với hệ thống các miếu Thiên Hậu người Hoa vốn được đánh giá là một loại “bảo tàng” sống của những tri thức bản địa về kiến trúc, mỹ thuật trang trí, hội họa và điêu khắc dân gian, vừa mang tính mỹ thuật vừa thể hiện bản sắc văn hóa nhóm tộc người. Trong mối tương quan so sánh, phong cách kiến trúc và mỹ thuật dân gian gắn với hệ thống các miếu thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ nhìn chung mang tính dân gian tự phát, tổ chức nghi lễ mang đậm tính thiêng (tính tôn nghiêm, uy lực và chất huyền bí của thế giới siêu nhân) so với hiện thực cộng sinh giữa giá trị thiêng và giá trị thế tục (tính gần gũi của cảnh quan và vật thể gắn với đời thường, tính thăng hoa của sáng tạo nghệ thuật) của hệ thống miếu thờ Thiên Hậu của người Hoa. Với người Việt - tộc người chủ thể ở Tây Nam Bộ, quá trình tiếp nhận diễn ra song hành với quá trình “lên khuôn”, “tái cấu trúc”, nhờ vậy kiến trúc và điêu khắc ở miếu Thiên Hậu người Việt có xu hướng Việt hóa, trở nên gần gũi với Phật giáo Bắc Tông (nhất là tục thờ Phật Bà Quan Âm), thể hiện gần giống với miếu thần hay đình làng Nam Bộ. Sau quá trình lịch sử lâu dài, đồng thời với xu hướng hòa nhập văn hóa, tục thờ Thiên Hậu của người Việt ở Tây Nam Bộ hiện có xu hướng tách biệt với truyền thống thờ Thiên Hậu của người Hoa và hòa nhập vào dòng chảy chính của thờ Mẫu của người Việt vốn rất thịnh hành ở địa phương./. Nguyễn Ngọc Thơ. Vài đặc điểm thờ Thiên Hậu... 131 CHÚ THÍCH: 1 Nguyễn Ngọc Thơ (2015), “Dấu tích tục thờ Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ”, Văn hóa Dân gian, số 6 (162): 24-34. 2 Encyclopædia Britannica, Inc 1768/1985, The New Encyclopædia Britannica, by Encyclopædia Britannica, Inc, U.S.A: 57. 3 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2008: 107. 4 Ngô Đức Thịnh (1984), “Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, Nghiên cứu Lịch sử, số 6: 39. 5 Xem: Phan Thị Yến Tuyết (2014), “Tín ngưỡng thờ mẫu và nữ thần từ chiều kích văn hóa biển của vùng biển đảo Kiên Hải (Kiên Giang)”, Tuyển tập Việt Nam học, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 6 Chẳng hạn hệ thống miếu tại Cầu Kè, Trà Cú tỉnh Trà Vinh, TT. Ngan Dừa tỉnh Bạc Liêu, v.v.. 7 Nguyễn Ngọc Thơ (2015), “Dấu tích tục thờ Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ”, Văn hóa Dân gian, số 6 (162): 24-34. 8 Ngôi chùa được xây thêm vào năm 1967 trên cơ sở khuôn viên miếu Thiên Hậu có trước (tài liệu điền dã 2015). 9 Miếu Thiên Hậu Tp. Cà Mau, miếu Thiên Hậu TX. Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, miếu Thiên Hậu Tp. Trà Vinh, miếu Thiên Hậu Tp. Sa Đéc, miếu Thiên Hậu Tp. Vĩnh Long, v.v.. 10 Miếu Tuệ Thành, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh; miếu Bà Hẹ - Thiên Hậu Cung Thất Sơn, Tịnh Biên, An Giang. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan An (2002), “Tục thờ cúng Bà Thiên Hậu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3: 54-57. 2. Toan Ánh (1996), Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 3. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb. Văn học, Hà Nội. 4. Encyclopædia Britannica, Inc (1768/1985), The New Encyclopædia Britannica, by Encyclopædia Britannica, Inc, U.S.A. 5. Đinh Hồng Hải (2015), “Tỳ hưu: nguồn gốc, tín ngưỡng và những biểu hiện trong văn hóa và xã hội Việt Nam”, Mỹ thuật ứng dụng trên đường tìm về bản sắc Việt, Nxb. Văn hóa Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 6. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2006), “Những vấn đề nhân học tôn giáo”, Tạp chí Xưa và Nay & Nxb. Đà Nẵng. 7. James George Frazer (2007) (Ngô Bình Lâm dịch), Cành vàng, Nxb. Văn hóa Thông tin & Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. 8. Trần Hồng Liên (2005), Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, Tín ngưỡng & Tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Liu Tiksang (2000), Sùng bái Thiên Hậu ở Hồng Kông, Thư viện Tam Liên xuất bản , Hồng Kông. 10. Bronilav Malinowski (1948), Ma thuật, khoa học và tôn giáo và một số tiểu luận khác [Magic, Science and Religion and Other Essay], The Free xuất bản, Illinois. 11. Sơn Nam (2009), Đình - miễu và lễ hội dân gian, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 132 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2016 12. Lê Thanh Sơn (2000), Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX), Luận án tiến sỹ Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh. 13. Phạm Thanh Thảo (01/12/2010), “Nghĩ về biểu tượng và văn hóa”, hoa/413876.html 14. Trần Hậu Yên Thế (2015), “Nghệ thuật trang trí cổ truyền: đẹp và hơn thế nữa”, trong Mỹ thuật ứng dụng trên đường tìm về bản sắc Việt, Nxb. Văn hóa Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Ngọc Thơ (2015), “Dấu tích tục thờ Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ”, Văn hóa Dân gian, số 6 (162): 24-34. 16. Tsai Maw Kuey (1968), Người Hoa ở miền Nam Việt Nam, Bộ Quốc gia Giáo dục. 17. Trương Cẩm Tú (2012), Miếu thờ của người Hoa ở Biên Hòa – Đồng Nai dưới góc nhìn văn hóa học - Trường hợp Thất phủ cô miếu - Chùa Ông, Luận văn thạc sỹ Văn hóa học, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 18. Phan Thị Yến Tuyết (2014), “Tín ngưỡng thờ mẫu và nữ thần từ chiều kích văn hóa biển của vùng biển đảo Kiên Hải (Kiên Giang)”, Tuyển tập Việt Nam học, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 19. Tư liệu điền dã được thu thập ở vùng Tây Nam Bộ trong các năm 2013, 2014, 2015. Abstract SOME CHARACTERISTICS OF THE CULT OF MAZU GODDESS IN THE SOUTHWEST OF VIETNAM In the mind of the Vietnamese, each god or deity has his/her “duty” and power. The various gods and deities relate to different aspects of the human life, such as the Lady of the Realm (Bà Chúa Xứ) governs the land, the Mother Goddess of Water (Bà Thủy) governs the water, Avalokitesvara Bodhisattva saves the unfortunate, the Mazu Goddess (Bà Thiên Hậu) both takes care of the sea and blesses all people, etc. Ethnics in Vietnam worship various gods and deities with the hope that their prayers are heard and responded. The Chinese cult of the Mazu Goddess was absorbed by the Vietnamese in the Southwest in the process of co- existence. Consequently, a part of the Vietnamese built shrines for Mazu Goddess and carried out cultic activities. This article generalizes some features of shrines for Mazu Goddess in the Southwest of Vietnam. Keywords: Characteristics, shrine, Southwest, Mazu Goddess, Vietnamese.
File đính kèm:
- vai_dac_diem_tho_thien_hau_cua_nguoi_viet_vung_tay_nam_bo.pdf