Hai tượng trong chùa Nhạn Sơn và động thái tín ngưỡng của người Việt ở Bình Định

Tóm tắt:

Hiện nay tại chùa Nhạn Sơn ở tỉnh Bình Định có thờ hai tượng đá cổ gắn với

những câu chuyện ly kỳ về nó. Hai tượng này qua mỗi thời kỳ có những biến đổi về hình

tướng và tên gọi mang ý nghĩa biểu tượng tâm linh khác nhau. Sự biến đổi này xuất

phát từ động thái tín ngưỡng của cộng đồng cư dân tại chỗ. Chúng tôi vận dụng quan

điểm diễn giải của Clifford Geertz và phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học với

các thao tác ghi chép trong quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, kết hợp với các nguồn tư

liệu thứ cấp để phân tích, lý giải các biến đổi của hai pho tượng đá: từ vai trò hộ pháp

Dvarapala trong quần thể đền tháp của kinh đô Đồ Bàn, đến oai linh của hai Ông Đá

và cuối cùng là sự linh hiển ban phước của Ông Đỏ Ông Đen.

pdf10 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Nông Thôn Việt Nam | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hai tượng trong chùa Nhạn Sơn và động thái tín ngưỡng của người Việt ở Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ahâkâla (vị bảo hộ phái Kagyupa và các Dalai- Lama) có một thân thể kinh hãi. 
Được thể hiện với thân thể đen tuyền, Mahâkâla thực hiện bốn hoạt động như nhiệm vụ 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(45)-2020 
 33 
chính: làm dịu lắng, làm giàu, lôi cuốn và hủy diệt. Những hoạt động này có thể tác 
động tới những trở ngại bên trong cũng như bên ngoài. Trong Phật giáo Tây Tạng, hành 
động của Padmasambhava đã biến các Lokanâla ngày xưa thuộc tôn giáo Bon thành 
những thần Phật Giáo bảo hộ. Phần lớn các vị thần này là hiện thân những sức mạnh 
cùng cực của tự nhiên, trừ một ngoại lệ là "những người canh giữ bốn hướng", mượn từ 
tranh tượng thờ Ấn Độ, trong số đó có Kubera, thần của cải (Laffont, 1997). 
 Căn cứ kiến giải về những biến đổi quan điểm tư tưởng qua các hình tượng đá thờ 
của Phật giáo thì hai tượng Hộ pháp Dvarapala ở chùa Nhạn Sơn hiện nay cũng thuộc 
nhóm tượng Dharmapâla với vai trò là hai vị thần giữ cổng, hay còn gọi là môn thần của 
hệ thống đền tháp Champa trong khu vực kinh đô Đồ Bàn. Theo thời gian với dòng lịch 
sử hưng vong của thời thế đã vùi lấp hai tượng đá này cùng sự sụp đổ của Vương triều 
Vijaya và kinh đô Đồ Bàn vào năm 1471. Tiếp đó, hai pho tượng này lại tiếp tục bị chôn 
lấp vào cuối thế kỷ 18 trong trận đánh phá thành Hoàng Đế Nhà Tây Sơn năm 1799 của 
quân Nguyễn Ánh cho đến trước khi được trục lên. Như vậy, vai trò ban đầu của hai 
pho tượng này là hộ pháp, giữ chức năng làm môn thần ở đền trong quần thể đền tháp 
của kinh đô Đồ Bàn thuộc vương triều Vijaya xưa. 
Vai trò của hai Ông Đá trong chùa Nhạn Sơn... 
Theo lời kể của người dân bản xứ thôn Nhạn Tháp, hai pho tượng từ dưới đất trồi 
lên cách nay đã gần ba trăm năm. Ban đầu chỉ ló chỏm của búi tóc rồi đến đầu cổ và 
toàn thân. Dân làng cùng nhau trục lên khỏi mặt đất. Hai pho tượng đá này không chút 
lay động hay ngả nghiêng, mà đứng sững trước sự kinh ngạc của mọi người. Có một số 
người dè bỉu, xem thường và cho đây là sự lo sợ đến mê muội của mọi người. Họ đến sờ 
mó tượng, đến khi về nhà bị nhức đầu xẩm mặt, vội vàng đến trước pho tượng cầu xin 
được tha thứ thì khỏe lại ngay. Người dân địa phương thấy sự linh hiển, bèn lập ngôi 
thờ bằng tranh tre. Từ đó tên gọi Thạch Công Tự ra đời (Nguyễn Văn Dự, 2018). 
Khi Quan Tuần phủ An Nhơn mời Hòa thượng Chơn Huệ - Chí Mẫn lập đàn cầu đảo 
giải hạn hán tháng sáu năm 1919 (Khải Định năm thứ 3), sự linh ứng của hai pho tượng đá 
được tăng lên đáng kể. Từ đó, ngôi Thạch Công Tự được tu bổ khang trang. Tiếp đó, Huỳnh 
Tấn Công và Lý Xuân Điền được xây dựng nên để gắn vào thân phận của hai pho tượng này 
cùng với sự đổi tên của ngôi chùa thành Song Nghĩa Tự làm cho vai trò của hai pho tượng 
trở nên thay đổi khác trước. Lúc này, hai pho tượng trở nên nghĩa khí và trở thành thần linh 
của người Việt. Tượng được mang râu đội mũ, mặc áo đại bào chuyển đổi theo phong cách 
thần linh của người Việt ở Bình Định. Cũng từ đây, niềm tin về sự linh hiển của hai pho 
tượng này trong dân gian được đưa lên rất cao. Mọi người đồn nhau rằng: “Chỉ cần trong ý 
nghĩ của một ai đó xem thường hai vị thần này, ắt sẽ gánh chịu tai ương tức thì; thậm chí 
phụ nữ thân thể không sạch sẽ mà đến gần tượng cũng bị quở trách ngay, về nhà ốm đau 
nóng lạnh bất thường; hoặc trai thôn Nhạn Tháp cưới vợ nơi khác, hay gái nơi này đi làm 
dâu quê người đều phải cúng kính, cầu xin hai ông chứng giám lòng thành để được gia hộ 
hưởng phần lợi lạc”. Kể từ đó, người dân trong khu vực thôn Nhạn Tháp và cả những vùng 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.02.020 
 34 
khác đều tôn kính sự linh hiển của hai pho tượng. Họ thường xuyên đến cầu khấn, cúng bái 
để mong được sự trợ giúp từ oai linh của hai vị thần này. Theo người dân, từ đó người dân 
sống quanh vùng ngày một trở nên thịnh vượng, làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa 
màng bội thu. Người dân ở khắp nơi biết được cũng đã kéo đến cầu xin hai ông ban phúc 
ngày càng nhiều (Nguyễn Văn Dự, 2018). 
Ông Đỏ, ông Đen trong cộng đồng cư dân tại chỗ. 
Những năm đầu thế kỷ 20, sau khi các nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hóa tìm hiểu 
và xác định nguồn gốc của hai pho tượng, từ đó nhận thức của cộng đồng cư dân tại chỗ 
về hai pho tượng cũng có những chuyển đổi như: họ không còn xem đó là hai pho tượng 
thuần của người Việt, nhưng cũng không hoàn toàn thừa nhận là môn thần của Phật giáo 
Champa. Chính vì thế, họ biến đổi hình tướng của hai ông theo khuynh hướng biểu 
tượng tâm linh mới của họ. Đó là ông Đỏ và ông Đen. Ông Đỏ là hiện thân của sự may 
mắn, giải nguy cho mọi người. Còn ông Đen tồn tại như một sự chứng kiến và đồng 
thuận để ông Đỏ ban phước cho mọi người. Ngoài ra, ông Đen còn có nhiệm vụ răn đe 
những ai xem thường sự linh ứng của hai ông. Từ đó, ông Đỏ và ông Đen tồn tại trong 
tâm thức tín ngưỡng của cộng đồng cư dân tại chỗ ngày càng sâu đậm. 
Hiện nay, hai ông trở thành cứu cánh cho những người gặp chuyện không may; 
hoặc gặp hoàn cảnh bế tắc, khốn cùng trong cuộc sống. Khi gặp những khó khăn đó, 
người dân thường đến cầu xin sự giúp đỡ của hai ông, đặc biệt là sự giúp đỡ của ông 
Đỏ, vì cho rằng ông Đỏ là phúc thần, chuyên lãnh nhiệm vụ giúp đỡ, cứu khổ người 
dân; còn ông Đen là trừng phạt, khi người dân phạm tội lỗi (Nguyễn Văn Dự, 2018). 
4. Kết luận 
Trường hợp hai tượng Hộ pháp Dvarapala của Phật giáo Champa đang thờ tại 
chùa Nhạn Sơn ở tỉnh Bình Định cùng với động thái tín ngưỡng trong cộng đồng cư dân 
tại chỗ đã làm thay đổi hình trạng của hai pho tượng theo thời gian. Quá trình biến đổi 
đó có thể khác nhau tùy vào tác động của các mặt kinh tế, chính trị, xã hội đương thời, 
nhưng luôn tồn tại biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh của hình ảnh các vị thần trong đời 
sống tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng. Trong ý nghĩa này, động thái tín ngưỡng càng 
củng cố bản sắc, ý thức địa phương giúp duy trì biểu tượng tôn giáo trong tâm thức của 
cộng đồng cư dân tại chỗ qua thời gian. Câu chuyện hai pho tượng Hộ pháp Dvarapala 
biến thành đôi bạn Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền rồi chuyển qua ông Đỏ ông Đen 
tại chùa Nhạn Sơn (Bình Định), ở khía cạnh nào đó được xem là tính hiếu kỳ của con 
người, nhưng lại là ý thức tâm linh vốn có và luôn thường trực trong tâm thức của mỗi 
cộng đồng cư dân khi họ cần. Hai pho tượng đã góp phần tạo thêm vẻ tôn nghiêm, bề 
thế của chùa Nhạn Sơn. Người dân địa phương, phật tử quy y càng tự hào về ngôi chùa 
đang gìn giữ biểu tượng niềm tin của họ. Hai pho tượng Hộ pháp Dvarapala của Phật 
giáo Champa cổ được thờ phụng trong ngôi chùa Phật giáo Bắc Tông như một sự thay 
thế cho hai ông hộ pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ của Phật giáo Đại thừa. Một sự biến 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(45)-2020 
 35 
đổi trong tín ngưỡng tôn giáo nhằm chuyển hóa ý nghĩa biểu tượng để thích ứng với nhu 
cầu đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân tại chỗ./. 
Chú thích 
1. Henri Parmentier sinh năm 1871 ở Paris, Pháp và mất ngày 22/ 2/ 1949 tại Phnom Penh, Campuchia. 
Ông tham gia các cuộc khảo cổ tại Mỹ Sơn (Quảng Nam 1901 - 1904), Đồng Dương, Chánh Lô 
(Quảng Nam 1905), và đảm nhiệm khôi phục lại các đền thờ Tháp Bà Po Nagar (Nha Trang) và Tháp 
Po Klaung Garai (Phan Rang 1905-1908). 
2. Jean Boisselier sinh 26/ 8/ 1912 tại Paris, Pháp và mất 26/ 8/ 1996 tại quê nhà. Ông là một nhà khảo 
cổ học, nhà dân tộc học, nhà sử học nghệ thuật. Ông là một chuyên gia về Khmer và là một nhà 
nghiên về Đông Nam Á. 
3. Ngô Văn Doanh là một nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đã có nhiều công trình 
về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là các tác phẩm về văn hóa Chăm Pa. 
4. Quách Tấn sinh 04/ 01/ 1910 tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (Tây Sơn), tỉnh Bình Định. Ông 
mất năm 1992 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Nước non Bình Định là tập địa phương chí Bình Định. 
Nhà sách Nam Cường, Sài Gòn xuất bản năm 1967. Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản năm 1999. 
5. Sau khi vua Harivarman II băng hà vào năm 998, vị tân vương Champa là Yang Po Ku Vijaya Sri đã 
dời thủ đô Indrapura vào năm 1000, vì quá gần biên giới của Ðại Việt, về phía nam tại Vijaya và xây 
dựng kinh đô Đồ Bàn. Kể từ đó, Vijaya được xem như trung tâm chính trị của Champa. 
6. Vajrayâna là một hình thức muộn của Phật giáo bí truyền có nguồn gốc từ Mahâyâna. Còn được gọi 
là Phật giáo Mật tông, nó chứa các yếu tố được lấy từ Ấn Độ giáo và tàn dư của pháp sư Bon. 
7. Sâdhana là một thuật ngữ cho một phương tiện để hoàn thành một cái gì đó, hay cụ thể hơn là nỗ lực 
hoặc thực hành tâm linh. 
8. Avalokiteśvara là vị Bồ tát được mô tả trong các nền văn hóa Phật giáo khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Geertz, C. (1973). Deep Play: Notes on the Balinese cockfight. The interpretation of 
cultures, pp. 412-454. Basic Books, Inc.. New York. 
[2] Laffont, Robert (1997). Phật giáo - Ấn Độ giáo - Đạo giáo - Thiền: Từ điển minh triết 
phương Đông, Lê Diên dịch. NXB Khoa học Xã hội. 
[3] Lafont, P-B (2011). Vương quốc Champa. Địa dư, Dân cư và Lịch sử. Tạp chí Champaka, số 11. 
[4] Ngô Văn Doanh (1994). Tháp cổ Champa- Huyền thoại và sự thật. NXB Văn hóa Thông tin. 
[5] Ngô Văn Doanh (2006). Hai pho tượng hộ pháp chùa Nhạn Sơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí Di 
sản vật thể, số 2. 
[6] Nguyễn Thanh Quang (2018). Phật giáo trong điêu khắc Champa ở Bình Định. Kỷ yếu Hội 
thảo khoa học Phật giáo và Văn học Bình Định, Tập1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn (VNU-HCM), Giáo hội Phật giáo Việt nam tỉnh Bình Định. 
[7] Parker, Richard (1985). From Symbolism to Interpretation: Reflections on the Work of 
Clifford Geertz. Anthropology and Humanism Quarterly 10(3), 62-67. 
[8] Quách Tấn (1967), Nước Non Bình Định. NXB Nam Cường. 
[9] Thích Đồng Niệm (2018). Tổ đình Nhạn Sơn. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phật giáo và Văn 
học Bình Định, Tập1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM), Giáo 
hội Phật giáo Việt nam tỉnh Bình Định. 
[10] Thích Viên Đạt (2007). Danh mục Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường tỉnh Bình 
Định. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Bình Định. 

File đính kèm:

  • pdfhai_tuong_trong_chua_nhan_son_va_dong_thai_tin_nguong_cua_ng.pdf