Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra

Trong bối cảnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, việc nghiên cứu và học tập tư tưởng của Người về công tác thanh tra là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Do đó, bài viết sẽ tập trung phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra bao gồm những vấn đề: (i) Vai trò của công tác thanh tra; (ii) nội dung của công tác thanh tra; (iii)phương pháp thanh tra; (iv) và yêu cầu về đội ngũ cán bộ thanh tra

pdf7 trang | Chuyên mục: Tư Tưởng Hồ Chí Minh | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 phê bình. Giữa 
năm 1950, khi nhận được báo cáo của Đoàn Thanh 
tra do cụ Hồ Tùng Mậu, Tổng Thanh tra Chính 
phủ làm Trưởng đoàn về những vi phạm của chính 
quyền các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh 
khi huy động nhân tài, vật lực cho kháng chiến 
(vi phạm chính sách tôn giáo, huy động quá sức 
dân, quân phiệt, dọa dẫm, truy bức quần chúng...) 
Người đã viết thư gửi cho đồng bào Liên khu IV. 
Trong thư có đoạn viết “Như các ông thanh tra báo 
cáo lại những việc đó, tôi rất đau lòng. Dù Chính 
phủ đã ra lệnh trừng trị những cán bộ đó, tôi phải 
thật thà xin lỗi đồng bào vì những cán bộ sai lầm 
mà bị oan ức. Tôi thật thà tự phê bình khuyết điểm 
của tôi là giáo dục và lựa chọn cán bộ chưa được 
chu đáo. Các cấp Liên khu và tỉnh cũng phải chịu 
một phần trách nhiệm vì thiếu sự kiểm tra chặt 
chẽ các cán bộ cấp dưới”. Người nhấn mạnh: “Tôi 
mong rằng: từ nay các cán bộ đều biết phê bình và 
tự phê bình, đều cố gắng sửa đổi lối làm việc, theo 
đúng đường lối của Chính phủ và Đoàn thể, hợp 
với lòng dân”.
Phải quan tâm đến việc thực hiện các kết luận, 
kiến nghị của Thanh tra.
Hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra phụ 
thuộc rất nhiều vào việc các cơ quan lãnh đạo có 
quan tâm đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị 
của Thanh tra hay không. Nếu như các kết luận, 
11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 130 - tháng 8/2018
kiến nghị của Thanh tra không được các cấp uỷ 
và chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện thì ý 
nghĩa, vai trò của công tác thanh tra bị ảnh hưởng, 
uy tín của Thanh tra cũng sẽ giảm sút và nói chung, 
công tác thanh tra sẽ kém hiệu lực và hiệu quả. 
Điều đó cũng có nghĩa là, công tác quản lý nhà 
nước cũng kém hiệu lực; sự chỉ đạo, điều hành của 
lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên 
không được chấp hành nghiêm chỉnh.
Tháng 8 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem 
xét báo cáo của Đoàn Thanh tra do Phó Tổng Thanh 
tra Chính phủ Trần Tử Bình làm Trưởng đoàn về 
tội trạng của Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục 
Quân nhu trong việc nhận hối lộ, biển thủ công 
quỹ gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến 
công tác hậu cần quân đội, làm giảm sức chiến đấu 
của quân đội trong kháng chiến. Người đã kịp thời 
chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh 
vụ việc này, củng cố lòng tin của đồng bào, chiến sĩ 
đối với Đảng và Chính phủ.[xem 2] Trước sự thật 
đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung 
nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây 
lan, nguy hiểm”. Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối 
cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm 
Đại tá. Với tinh thần của Bác “với loài sâu mọt đục 
khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con 
sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, 
hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.[xem 8]
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ cán bộ 
thanh tra
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến đội 
ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Người yêu cầu 
cán bộ thanh tra phải có đạo đức cách mạng, phải 
là người gương mẫu; cán bộ thanh tra phải có năng 
lực, có kinh nghiệm và là người có uy tín. Người 
cũng yêu cầu cán bộ thanh tra phải cố gắng học 
tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình 
độ lý luận, nghiệp vụ, chuyên môn. Tại hội nghị 
cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 5/3/1960, Hồ 
Chí Minh nêu rõ: Cán bộ thanh tra là tai, mắt của 
Đảng và Chính phủ. Tai mắt có sáng suốt thì người 
mới sáng suốt. Cũng theo Người, “cán bộ thanh tra 
như cái gương cho người ta soi mặt. Gương mờ thì 
không soi được”.[xem 4]
Khi đề cập đến đạo đức cách mạng của người 
cán bộ thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: 
“Phẩm chất của người cán bộ thanh tra là phải tự 
mình nghiêm chỉnh, phải có đạo đức cách mạng”.
Bàn về tấm gương về đạo đức cách mạng của 
người cán bộ thanh tra, Người chỉ rõ: “Thường vì 
cơ quan, địa phương, bộ phận hay công việc nào 
có chỗ không đúng, chỗ sai lầm mới cần thanh 
tra (cũng có khi thanh tra cái tốt, nơi tốt, nhưng 
thường là như vậy) cho nên phẩm chất của người 
cán bộ thanh tra là phải tự mình nghiêm chỉnh, 
phải có đạo đức cách mạng. Thí dụ: Phái anh tham 
ô đi thanh tra tham ô thì không được, phái người 
lười đi thanh thanh tra công việc người khác thì 
cũng không được. Cán bộ thanh tra phải có đạo 
đức cách mạng, phải hiểu nhân tình thế cố đã 
đành, nhưng tự mình còn phải gương mẫu cho 
người khác”[5; 7-10].
Bác Hồ còn yêu cầu: Người cán bộ thanh tra 
nghe không được thiên lệch, nghe một bên, nên 
nghe người này, nghe người kia. Phải khách quan, 
chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của mình. 
Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự 
thật ở cơ quan, ở địa phương nào đấy phải tận nơi, 
nghe ngóng tìm hỏi, chịu khó. Quan liêu sẽ không 
làm được nhiệm vụ. Phải cẩn thận, khách quan, 
điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, chịu khó. 
Công tác thanh tra đặc biệt quan trọng, nên Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cán bộ thanh tra phải là 
những người thực sự có năng lực, kinh nghiệm và 
uy tín. Năng lực của người cán bộ thanh tra không 
chỉ tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, 
mà còn phải nắm vững nghiệp vụ thuộc ngành, 
nghề của cơ quan, đơn vị đang làm việc; đồng thời 
phải hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội, am hiểu 
luật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội một 
cách minh bạch, công tâm theo đúng pháp luật và 
không trái với tập quán, đạo lý truyền thống của 
dân tộc. Bác nói: Người cán bộ thanh tra phải có uy 
tín cao. Điều đó có nghĩa là cán bộ thanh tra phải là 
người trong sáng về đạo đức cách mạng cần, kiệm, 
liêm, chính, chí công vô tư. Có như vậy, thì mới 
làm cho đối tượng thanh tra “tâm phục khẩu phục”. 
Người căn dặn: “Cán bộ thanh tra phải cố gắng 
12
HOÏC TAÄP VAØ LAØM THEO TAÁM GÖÔNG ÑAÏO ÑÖÙC HOÀ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 130 - tháng 8/2018
học tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức 
cách mạng, nâng cao trình độ lý luận, trình độ 
nghiệp vụ và trình độ chuyên môn để làm việc cho 
tốt”. [xem 5]
kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang đẩy 
mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và 
hội nhập quốc tế và công cuộc chỉnh đốn Đảng thì 
việc không ngừng học tập, trau dồi đạo đức cách 
mạng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ 
thật sự là yêu cầu mà mọi cán bộ thanh tra phải 
học tập, quán triệt và thấm nhuần tư tưởng của Bác 
về công tác thanh tra. Những lời dạy của Hồ Chủ 
tịch đối với cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ 
thanh tra nói riêng phải trở thành kim chỉ nam cho 
việc rèn luyện đạo đức tác phong của người cán bộ 
thanh tra. Đồng thời cũng rèn luyện cả tác phong 
công tác mà Người đã từng răn dạy cán bộ thanh 
tra: Phải đến tận nơi, xem tận chỗ; phải khách 
quan, tỉ mỉ cẩn thận; phải dân chủ và phát huy tinh 
thần làm chủ của nhân dân, phát huy vũ khí phê 
bình và tự phê bình... Rõ ràng, công tác thanh tra 
trong tổ chức và họat động của bộ máy nhà nước 
chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có đội ngũ cán 
bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất 
cách mạng, năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn.
Qua nghiên cứu tưởng của các nhà kinh điển 
cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh cho ta nhận thức 
rằng, mục đích cơ bản của thanh tra là xây dựng, 
là giúp đỡ, là làm cho cấp lãnh đạo địa phương 
biết khắc phục sai lầm, khuyết điểm để đưa phong 
trào cách mạng ở địa phương tiếp tục tiến lên chứ 
không phải là “tóm bắt” tình hình và “vạch mặt”, là 
vội vàng đưa tin trên các phương tiện truyền thông 
đại chúng gây hoang mang trong dân chúng ở địa 
phương. Điều quan trọng chúng ta cần rút ra là: 
không chỉ học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh 
mà còn học tập cả tác phong làm việc thận trọng, 
sâu sát, cân nhắc trước khi phát ngôn của Bác. 
Giống như mọi văn bản chính trị, pháp luật, kết 
luận của cơ quan Thanh tra cần thể hiện lời dạy của 
Bác: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải 
tỏ rõ tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng... 
Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào... cho 
quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo 
lời kêu gọi của mình... Chưa điều tra, chưa nghiên 
cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. Trước khi nói, 
phải nghĩ cho chín... Sau khi viết rồi, phải xem đi, 
xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, 
phải xem đi xem lại chín mười lần”[xem 2]. Thiết 
nghĩ, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo 
đức, tác phong Hồ Chí Minh là học để làm người, 
làm việc, làm cán bộ từ trong những công việc cụ 
thể hằng ngày như thế. Làm công tác thanh tra 
phải đi sâu, đi sát không chỉ để “mắt thấy, tai nghe” 
mà còn phải là “người trong cuộc” mới “thấu” và 
mới “hiểu” được vấn đề để kết luận và kiến nghị 
của Thanh tra mới được “tâm phục, khẩu phục” và 
được thực thi có hiệu lực và hiệu quả trong thực 
tiễn. Đảng, Nhà nước, Bác Hồ nghiêm khắc xử lý 
vụ án Trần Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước đây vẫn 
là bài học quý cho việc chống tham nhũng, lãng 
phí hiện nay, coi đây là việc làm nhân đạo để củng 
cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà 
nước ta.
Ngày nhận bài: 26/7/2018
Ngày duyệt đăng: 8/8/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ 
Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập 
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách 
Hồ Chí Minh”;
2. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc 
gia, H.1995 tập 5;
3. Hồ Chủ tịch Huấn thị về công tác thanh tra 
tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền 
Bắc, ngày 19-4-1957;
4. Hồ Chí Minh: “Một việc mà các cơ quan lãnh 
đạo cần thực hành ngay” đăng trên báo Sự 
thật số 103 ngày 30/11/1948;
5. Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công 
tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra 
toàn miền Bắc ngày 5/3/1960;
6. Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (1977): 
Một số văn kiện chủ yếu của Đảng và Chính 
phủ về công tác thanh tra; 
7. V.I.Lê-nin, toàn tập, NXB Tiến bộ, M.1978;
8. Www.bqllang.gov.vn: Hồ Chủ tịch y án tử 
hình Trần Dụ Châu. Được đăng: 02 Tháng 
10 năm 2012.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_cong_tac_thanh_tra.pdf