Trở lại vấn đề thể diện và lịch sự trong giao tiếp
Tóm tắt: Bài viết trình bày một cách có phê phán các cách nhìn nhận khác nhau về thể diện và lịch sự,
đồng thời đưa ra các định nghĩa thao tác về chúng. Bài viết cũng nêu ra các giả thuyết về lí do tại sao phải
lịch sự và về tính ưa chuộng hơn của lịch sự dương tính - lịch sự âm tính xét theo các thành tố giao tiếp (chu cảnh tình huống) và trong mối tương liên với các bình diện phạm trù khác (chu cảnh văn hóa) với khẳng định dứt khoát rằng các giả thuyết này chỉ là gợi ý cho nghiên cứu thực nghiệm nhằm chứng minh tính chân ngụy của chúng trong các chu cảnh tình huống và văn hóa cụ thể.
i muốn biểu lộ thái độ tích cực (kính trọng, tôn trọng, coi trọng), người ta thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với khi muốn biểu lộ thái độ trung tính. 21 Mục đích giao tiếp Nhìn chung, khi mục đích giao tiếp là có lợi cho bản thân, người ta thường có xu hướng lịch sự âm tính hơn so với khi mục đích giao tiếp là có lợi cho đối tác. 22 Đề tài giao tiếp Nhìn chung, khi đề cập đến những đề tài an toàn, người ta thường thiên về lịch sự dương tính hơn so với khi đề cập đến những đề tài không an toàn. 23 Hình thức giao tiếp Nhìn chung, khi sử dụng mã ngôn từ và kênh phi ngôn thanh (viết), người ta thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với khi sử dụng mã ngôn từ và kênh ngôn thanh (nói). 24 Nội dung giao tiếp Nhìn chung, khi đề cập đến những vấn đề mà cả chủ thể và đối thể giao tiếp cùng quan tâm, người ta thường có xu hướng lịch sự dương tính hơn so với khi đề cập đến những vấn đề mà cả chủ thể và đối thể giao tiếp cùng không quan tâm. 25 Loại giao tiếp Nhìn chung, khi viện đến kiểu giao tiếp lễ nghi (ceremonial communication) và giao tiếp thông tin (informative communication), người ta thường thiên về lịch sự âm tính hơn so với khi viện đến kiểu giao tiếp giải trí (entertaining communication), giao tiếp thuyết phục (persuasive communication) và giao tiếp biểu cảm (affective communication). 26 Khung cảnh giao tiếp Nhìn chung, với khung cảnh giao tiếp trang trọng, người ta thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với khi tương tác trong khung cảnh phi trang trọng. 27 Thời gian giao tiếp Nhìn chung, khi thời gian dành cho giao tiếp hạn hẹp, người ta thường có xu hướng lịch sự âm tính hơn so với khi có thời gian giao tiếp dông dài. 12 N. Quang/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 1-14 3.2. Xét theo mối tương liên với các bình diện phạm trù khác Số TT CÁC THÀNH TỐ TÁC ĐỘNG GIẢ THUYẾT Xét theo chính ngôn và với các bình diện phạm trù khác luôn được trung tính hóa (loại trừ đồng hiện) 1 Chủ quan tính - Khách quan tính Nhìn chung, các cộng đồng (các nhóm xã hội, các tiểu văn hóa, các văn hóa tộc người, các nền văn hóa) thiên về chủ quan tính thường có xu hướng lịch sự dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về khách quan tính. 2 Trực tiếp - Gián tiếp Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp gián tiếp thường tỏ ra lịch sự theo dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp trực tiếp. 3 Chính xác - Phi chính xác Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp chính xác thường có xu hướng lịch sự âm tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp phi chính xác. 4 Qui thức - Phi qui thức Nhìn chung, các cộng đồng thiên về qui thức thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với các cộng đồng thiên về phi qui thức. 5 Thiên về nhóm - Thiên về cá nhân Nhìn chung, các cộng đồng thiên về nhóm thường có xu hướng lịch sự dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về cá nhân. 6 Chu cảnh thấp - Chu cảnh cao Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp chu cảnh cao thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp chu cảnh thấp. Cụ thể: • Các cộng đồng thiên về kiểu giao tiếp cân nhắc cao (high considerateness) thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với các cộng đồng thiên về kiểu giao tiếp nhập cuộc cao (high involvement). • Các cộng đồng thiên về kiểu cấu trúc nhập thoại ào ạt (bowling style) thường tỏ ra lịch sự theo dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về kiểu cấu trúc nhập thoại lần lượt (ping-pong style). 7 Động - Tĩnh Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp động thường có xu hướng lịch sự dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp tĩnh. 8 Rườm - Kiệm Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp rườm ngôn thường tỏ ra lịch sự theo dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp kiệm ngôn. 9 Trừu tượng - Cụ thể Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp trừu tượng thường có xu hướng lịch sự dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp cụ thể. 10 Tôn ti - Bình đẳng Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp tôn ti thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp bình đẳng. 11 Duy cảm - Duy lí Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp duy cảm thường có xu hướng lịch sự dương tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp duy lí. 12 Hạ mình - Khẳng định mình Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp hạ mình (giao tiếp tự khiêm) thường tỏ ra lịch sự theo âm tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp khẳng định mình (giao tiếp tự tôn). 13 Hướng nội - Hướng ngoại Nhìn chung, các cộng đồng thiên về giao tiếp hướng nội thường có xu hướng lịch sự âm tính hơn so với các cộng đồng thiên về giao tiếp hướng ngoại. 13Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 1-14 4. Kết luận Thể diện và lịch sự, theo chúng tôi, là những khái niệm của hiện thực chủ quan và do vậy, chúng có bản chất động và phụ thuộc rất nhiều vào các thành tố giao tiếp cùng các ẩn tàng văn hóa trong các chu cảnh tình huống và chu cảnh văn hóa cụ thể. Vì thế, việc đưa ra các phổ niệm lịch sự là một công việc thực sự khó khăn và, thiển nghĩ, nó cần phải xuất phát từ cái chung của ‘con người’ (human beings), đó là bản chất kép (double nature) và tư cách kép (double status). Các nghiên cứu thực nghiệm nội/liên/giao văn hóa, khi xét ở tầng qui chiếu ‘tính biểu hiện’ (manifestability), cũng cho thấy rằng ngay cả các khái niệm cơ bản như thể diện, lịch sự, dương tính, âm tính cũng được hiểu, diễn giải và biểu đạt khác nhau, ở các mức độ khác nhau, trong các tình huống hoặc các cộng đồng khác nhau. Các giả thuyết được nêu ra ở trên, theo đó, cũng chỉ nên được hiểu là điểm khởi phát mang tính động cho các nghiên cứu thực nghiệm chứ quyết không được nhìn nhận như các ‘khuôn mẫu’ (stereo- types) tri nhận. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Nguyễn Quang (2002). Giao tiếp và giao tiếp giao văn hoá. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Quang (2004). Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếng Anh Bentahila, A., & Davies, E. (1989). Culture and Lan- guage Use: A Problem for Language Teaching. IRAL, 27(2), pp. 99-112. Blum Kulka, S. (1987). Indirectness and Politeness in Requests: Same or Different? Journal of Pragmat- ics, 11(2), pp. 131-146. Brown, P., & Levinson, S. C. (1987). Politeness - Some Universals in Language Usage. Cambridge: Cam- bridge University Press. Brown, P., & Levinson, S. C. (1990). Politeness - Some Universals in Language Usage. Cambridge: Cam- bridge University Press. Bull, P. (2008). ‘Slipperiness, Evasion and Ambiguity’: Equivocation and Facework in Non-committal Po- litical Discourse. Journal of Language and Social Psychology, 27(4), pp. 324-332. Bull, P., & Fetzer, A. (2010). Face, Facework and Politi- cal Discourse. International Review of Social Psy- chology, 23(2-3), pp. 155-185. Eelen, G. (2001). A Critique of Politeness Theories. Manchester: St Jerome Publishing. Fasold, R. (1990). The Sociolinguistics of Language. Basil Blackwell. Fraser B. (1990). Perspectives on politeness. Journal of Pragmatics, 14, pp. 219-236. Fucada, A., & Asato, N. (2004). Universal Politeness The- ory: Application to the Use of Japanese Honorifics. Journal of Pragmatics, 36(2004), pp. 1991-2002. Goffman, E. (1967). Interaction Rituals: Essays on Face to Face Behaviour. Garden City, NY: Anchor. Green, G. M. (1989). Pragmatics and Natural Language Un- derstanding. New York: Lawrence Erlbaum Associates. Grice, H. P. (1975). Logic and Conversation. In P. Cole, & J. L. Morgan (eds.), Syntax and Semantics, Vol. 3, Speech Acts, (pp. 41–58). New York: Academic Press. Gu, Y. (1990). Politeness in Modern Chinese. Journal of Pragmatics, 14(2), pp. 237-257. Holtgraves, T. (2002). Language and Social Action: So- cial Psychology and Language Use. Mahwah, N.J.: Erlbaum. Lakoff, R. (1977). Politeness, Pragmatics and Performa- tives. In A. Rogers, B. Wall, & J. P. Murphy (eds.), Proceedings of the Texas Conference on Performa- tives, Presuppositions and Implicatures (pp. 79-105). Washington DC: Center for Applied Linguistics. Mao, L.R. (1994). Beyond Politeness Theory: “Face” Revisited and Renewed. Journal of Pragmatics, 21, pp. 451-486. Matsumoto, Y. (1988). Reexamination of the University of Face: Politeness Phenomena in Japanese. Jour- nal of Pragmatics, 12, pp. 403-426. Nguyen Quang (Unpublished). Lecture-notes on Cross- Cultural Communication. Richards, J. et al. (1999). Longman Dictionary of Ap- plied Linguistics. New York, USA: Longman. Sifianou, M., & Bayraktaroglu, A. (2012). ‘Face’, Ste- reotyping and Claims of Power: The Greeks and Turks in Interaction. In C. B. Paulston, S. F. Kies- ling, & E.S. Rangel (eds.), The Handbook of Inter- cultural Discourse and Communication. (pp. 291- 312). Oxford: Wiley Blackwell. Watts, R. (2003). Politeness. Cambridge: Cambridge University Press. Yule, G. (1997). Pragmatics. Oxford: Oxford University Press. 14 N. Quang/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 1-14 FACE AND POLITENESS IN COMMUNICATION REVISITED Nguyen Quang VNU University of Languages and International Studies, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Abstract: In this article, arguments of various conceptualisations of face and politeness are advanced and working definitions of them are offered. Hypotheses of ‘why politeness?’ and of positive-negative politeness preferences on the basis of communicative components (context of situation) and in correlation with other categorical dimensions (context of culture) are developed with confirmation that they simply serve as the starting point for empirical research to prove them right or wrong in particular contexts of situation and culture. Keywords: politeness, face, communication, hypothesis
File đính kèm:
- tro_lai_van_de_the_dien_va_lich_su_trong_giao_tiep.pdf