Triển vọng phát triển của tổ chức xã hội trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay

TÓM TẮT

Với những ưu thế và đặc thù nổi trội của mình, ngày nay các tổ chức xã hội đang thể hiện rõ

nét vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia; góp phần thỏa mãn các nhu cầu bức

thiết, giải quyết các vấn đề cấp bách, chính đáng, hợp pháp của xã hội, người dân hoặc một nhóm

dân cư, đồng thời là giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý xã hội, quản lý nhà nước trên

các lĩnh vực. Tuy nhiên, triển vọng về sự phát triển của tổ chức xã hội ở mỗi hình thức chính thể là

không giống nhau mà bị chi phối, rằng buộc bởi nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Bài viết đi sâu

phân tích một số vấn đề nhằm luận giải về triển vọng tồn tại, phát triển từ đó gián tiếp khẳng định vị

thế, vai trò của các tổ chức xã hội trong đời sống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay.

pdf9 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Triển vọng phát triển của tổ chức xã hội trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 về mặt pháp lý của Nhà nước, cũng 
như sự ghi nhận về vai trò và địa vị quan trọng 
của các TCXH trong đời sống xã hội Việt Nam, 
là hành lang pháp lý vừa để quản lý vừa tạo ra 
không gian “đủ rộng” cho các tổ chức này phát 
huy hết vai trò và sứ mệnh của mình đối với sự 
phát triển chung của xã hội Việt Nam, vì mục 
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, 
văn minh.
Như vậy, ở nước ta, dựa trên các luận giải 
nêu trên có thể thấy triển vọng tồn tại và phát 
triển của các TCXH là tích cực và có căn cứ. 
Trong thời gian tới, với vị trí và vai trò ngày 
càng lớn trong đời sống dân sinh và phát triển 
đất nước, cùng với việc Luật Về hội được 
thông qua sẽ tạo nên sự phát triển mới cho các 
tổ chức này.
3. NHỮNG KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI ĐỐI 
VỚI TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA 
CÁC TCXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngoài những luận cứ khẳng định triển 
vọng tích cực của các TCXH trong đời sống xã 
hội Việt Nam thì bản thân các tổ chức này cũng 
đã và đang “vướng” phải nhiều khó khăn và các 
thách thức cần nhận diện và khắc phục - đây là 
vấn đề có tính quy luật cho sự tồn tại và phát 
triển bền vững, thực chất của các tổ chức TCXH 
hiện nay:
Một là, nhận thức thực chất và đúng đắn 
về vai trò của các TCXH hiện nay trong xã hội 
Việt Nam
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân (chủ 
quan, khách quan) nên thực tế, cả phía các chủ 
thể quản lý, người dân và xã hội đôi khi chưa có 
cái nhìn toàn diện, đúng đắn về vai trò và sự tồn 
tại, phát triển của các TCXH trong xã hội đã có 
nhiều biến chuyển. Điều này dẫn đến có vẫn còn 
một số tư duy, quan điểm khá “dè dặt”, thiếu cởi 
mở, thậm chí đôi lúc có phần “siết chặt” của các 
cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của các 
TCXH “ngại bàn về các tổ chức dân sự”1, sự 
băn khoăn về vai trò của TCXH và của chính 
nhà nước trong công cuộc quản trị quốc gia.
Hai là, tổ chức quản lý của TCXH vẫn còn 
nhiều hạn chế như công tác điều hành, quản lý 
chưa chuyên nghiệp, khoa học, thiếu người dẫn 
dắt; thiếu thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm và tri 
thức dẫn đến khiếm khuyết trong hoạt động
Thông thường, hoạt động của TCXH ít 
được trang bị đội ngũ nhân sự quản trị, nghiệp 
vụ chuyên nghiệp mà chủ yếu dựa trên kinh 
nghiệm, uy tín cá nhân của hội viên được bầu 
chọn. Thực tế, nhiều thiết chế tự quản như khu 
phố, tổ dân phố, ban công tác mặt trận tại các 
khu dân cư, hội khuyến học - khuyến tài,... mà 
ban điều hành, bộ phân phụ trách chủ yếu là 
người cao tuổi, hưu trí hoặc thành viên nòng 
cốt khác chưa được trang bị đầy đủ, kịp thời kỹ 
năng, nghiệp vụ cần thiết. Do vậy, dù có sẵn sự 
hăng hái, tích cực nhưng việc thiếu nghiệp vụ cơ 
bản trong tổ chức, điều hành; hay sự thiếu nhạy 
1 Luật về Hội bắt đầu xây dựng và trình Quốc 
hội khóa XI tại kỳ họp lần 9 (6/2006); đã trải 
qua hàng chục lần dự thảo, là dự thảo luật có 
thời gian công bố để lấy ý kiến đóng góp lâu và 
cũng có nhiều ý kiến tranh luận, thu hút được 
sự quan tâm rộng rãi của xã hội so với các dự 
thảo luật khác Dự thảo Luật về hội dù được thảo 
luận, lấy ý kiến từ Quốc hội khóa XI, nhiều lần 
dự thảo, chỉnh sửa, bổ sung, lấy ý kiến nhưng 
đến nay vẫn chưa thông qua.
Triển vọng phát triển của...
92
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
bén, bức phá trong triển khai chương trình, mục 
tiêu của các tổ chức này đã dẫn đến sự trì trệ, 
hoạt động có phần hình thức hay kém hiệu quả 
của các TCXH thời gian qua.
Bên cạnh đó, dù vị thế của các TCXH dần 
được thừa nhận và khẳng định ở tầm hiến pháp, 
đạo luật, trong văn kiện,... nhưng thực tế sự cam 
kết, ghi nhận vai trò của các TCXH của xã hội, 
cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn khiêm tốn. 
Ngoài ra, cơ chế phối hợp mang tính dè dặt, 
“không mấy mặn mà”, thậm chí miễn cưỡng 
của các cơ quan công quyền đối với hoạt động 
của các TCXH chẳng hạn trong tư vấn pháp lý, 
đảm bảo quyền lợi, tính sẵn sàng thực hiện cơ 
chế thông tin phối hợp,...) vẫn còn là “rào cản” 
lớn tạo nên những khó khăn trong quá trình phát 
triển của các tổ chức này.
Ba là, hoạt động của các TCXH đôi lúc 
còn mang tính tự phát, phong trào, hoặc “nhà 
nước hóa”, “hành chính hóa” tổ chức bộ máy 
và hoạt động dẫn đến hiệu quả và quyền lợi hội 
viên ít nhiều chưa được bảo vệ thỏa đáng
Tính phong trào vừa là ưu điểm giúp cho 
các TCXH bám sâu, lan rộng trong các lĩnh vực 
của đời sống xã hội, song cũng mang đến hạn 
chế nhất định trong hoạt động của các TCXH 
hiện nay. Một số hoạt động thay vì hướng đến ý 
nghĩa nhân văn, có chiều sâu thì lại được tổ chức 
“hoành tráng”, lấy thành tích, khếch trương vị 
thế hay mang nặng tính hình thức,... mà quên 
đi lợi ích cao nhất là cho hội viên, vì hội viên 
và sự phát triển của cộng đồng. Mặc khác, các 
nguyên tắc như tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, 
vận động, tính tự giác, tự nguyện,... vốn được đề 
cao trong các TCXH nay bị vi phạm, xem nhẹ 
và được thay thế bởi tính mệnh lệnh, hành chính 
hóa, giấy tờ hóa. Vì vậy, thực tế này đã làm mất 
đi sứ mệnh và vị thế cũng như đe dọa đến triển 
vọng của các TCXH hiện nay.
4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM CỦNG 
CỐ, ĐẢM BẢO TRIỂN VỌNG PHÁT 
TRIỂN CỦA CÁC TCXH Ở VIỆT NAM 
HIỆN NAY
Một là, Quốc hội cần xem xét và sớm ban 
hành Luật Về hội để tạo khuôn khổ pháp lý có 
giá trị đủ mạnh, toàn diện, khả thi, có nghiên 
cứu trường hợp của quốc tế,... trong việc quản 
lý, định hướng sự phát triển của các tổ chức này. 
Hiện nay, Việt Nam có số lượng TCXH đông 
nhưng chưa thực sự mạnh, có phần tự phát, đôi 
khi cục bộ, địa phương,... Chính vì vậy, việc 
sớm thông qua Luật về hội góp phần khẳng định 
quan điểm nhất quán của Đảng ta về vị trí, vai 
trò của các TCXH trong sự nghiệp chung của 
đất nước, đồng thời, hình thành khung pháp lí 
cần thiết để quản lý thống nhất, hiệu quả và khơi 
dậy sức mạnh to lớn của các TCXH, làm thất 
bại âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của các thế lực 
chống phá.
Hai là, việc trang bị kỹ năng, nghiệp vụ 
cho các TCXH (trước mắt là các tổ chức có tư 
cách pháp nhân) cũng cần được các cấp quản 
lý quan tâm thông qua các đợt tập huấn, chia sẻ 
kinh nghiệm thường kỳ. Từ đây, các tri thức về 
quản trị tổ chức, quản trị nhân sự, kỹ năng vận 
động quần chúng, tri thức pháp luật,... sẽ là hành 
trang cần thiết giúp các tổ chức này hoàn thiện 
và hoạt động hiệu quả hơn.
Ba là, các TCXH cần tránh hình thức 
hóa, hành chính hóa các hoạt động của mình; 
đặc biệt, cần tôn trọng tôn chỉ, nguyên tắc hoạt 
động và bản chất của TCXH - tổ chức có tính xã 
hội, vì hội viên và xã hội hơn là tổ chức có tính 
“chính trị” và “quản lý” nhà nước. Trong hoạt 
động, ban điều hành, các cơ quan quản lý cần 
hướng các hoạt động, chương trình của TCXH 
sang các hoạt động mang tính thiết thực, bám sát 
yêu cầu của hội viên, đòi hỏi từ thực tiễn xã hội, 
cộng đồng, tránh lãng phí, bệnh hình thức.
Bốn là, cần nghiên cứu cơ chế, mô hình 
quản trị nội bộ tổng thể đối với các TCXH nói 
chung và TCXH có tính đặc thù. Mô hình thí 
điểm trước mắt nên áp dụng ở TCXH có tư 
cách pháp nhân, cần tập trung chủ yếu vào: 
mô hình tổng thể, thống nhất chung; cơ cấu 
nhân sự điều hành hợp lí, khoa học; trang bị 
93
kỹ năng quản trị tổ chức và một số nội dung 
quan trọng khác.
Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, 
hội thảo khoa học, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm 
trong và ngoài nước để từ đó làm rõ về vị trí, vai 
trò và triển vọng, khả năng đóng góp của các 
TCXH ở phương diện lý luận và thực tiễn cụ thể 
ở Việt Nam, trong tiến trình phát triển và công 
cuộc Đổi mới của đất nước. Đặc biệt, việc tuyên 
truyền cần nhấn mạnh và nhận thức khi xem xét 
TCXH là công cụ, thiết chế rất hữu hiệu bên 
cạnh bộ máy quản lý nhà nước góp phần tăng 
cường tính “hiệu quả” trong hoạt động quản lý 
xã hội, giải quyết các vấn đề ở tầm quốc gia thay 
vì xem đó là rào cản của sự phát triển và mầm 
móng của bất ổn xã hội.
5. KẾT LUẬN
Triển vọng phát triển của các TCXH trong 
đời sống chính trị xã hội ở Việt Nam là tập hợp 
có hệ thống giữa các phương diện chủ quan và 
khách quan xoay quanh hoạt động của chủ thể 
này. Có thể thấy, mặc dù vẫn còn một số tồn tại, 
trở ngại, nhưng sự phát triển của TCXH ở Việt 
Nam hiện nay xuất phát từ những nhu cầu nội 
tại, bức thiết, chính đáng của xã hôi, vừa phù 
hợp với định hướng lớn phát triển của Đảng, 
phương thức quản lý của Nhà nước. Để thúc đẩy 
quá trình này diễn ra nhanh chóng, thực chất đòi 
hỏi cần có sự nỗ lực lớn, lâu dài, tích cực của các 
chủ thể liên quan, trong đó, nổi bật là vai trò của 
chính các TCXH và cơ quan công quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bùi Thế Cường (2010), Các tổ chức xã hội 
ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, số 2 (90), 
2005.
2. Dự thảo Luật Về hội (bản thảo ngày 
16/9/2016).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Hiến pháp nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam 
năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
5. London School of Economics, What 
is civilsociety? 
collections/CCS/what_is_civil_society.
htm(accessed 12.03.10).
6. Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 
của Chính phủ về tổ chức hoạt động, quản 
lý hội.
7. Đỗ Thị Ngọc Phương, Vai trò của các tổ chức 
xã hội và một vài khuyến nghị, Tạp chí Lý 
luận chính trị Học viện Chính trị quốc gia Hồ 
Chí Minh, số 10/2015.
8. Tài liệu Hội thảo: “Pháp luật về tổ chức xã 
hội của một số nước trên thế giới và đóng 
góp cho dự thảo Luật về hội ở Việt Nam”, 
UNDP và Học viện Chính trị quốc gia Hồ 
Chí Minh, 13/5/2016.
9. Nguyễn Thị Tố Uyên (2016), Vai trò của các 
tổ chức xã hội và thực trạng quy định pháp 
luật về tổ chức xã hội ở Việt Nam, http://
www.lyluanchinhtri.vn, nguồn: 
lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/
item/1673-vai-tro-cua-cac-to-chuc-xa-hoi-
va-thuc-trang-quy-dinh-phap-luat-ve-to-
chuc-xa-hoi-o-viet-nam.html, ngày đăng tải: 
17/10/2016.
10. Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 
tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ 
về việc quy định Hội có tính chất đặc thù.
Triển vọng phát triển của...

File đính kèm:

  • pdftrien_vong_phat_trien_cua_to_chuc_xa_hoi_trong_doi_song_xa_h.pdf