Tổng quan các thuyết vận dụng trong nghiên cứu kế toán quản trị và định hướng ứng dụng tại Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết này thể hiện tổng quan về các thuyết vận dụng trong nghiên
cứu kế toán quản trị, chỉ ra những định hướng cho việc ứng dụng chúng vào hoạt động
nghiên cứu và hoạt động quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở
đó, bài viết chứng tỏ rằng những thuyết như: thuyết ngẫu nhiên, thuyết đại diện, thuyết
khuyếch tán, thuyết tâm lý, thuyết xã hội được xem là nền tảng cơ sở cho việc nghiên
cứu KTQT về nhiều khía cạnh: cung cấp thông tin ra quyết định, hoạch định chiến lược
kinh doanh cho doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT tại
doanh nghiệp, trong nhiều bối cảnh khác nhau. Tuy nhiên, các thuyết vẫn có sự khác
biệt trong ứng dụng vào thực tiễn. Khả năng vận dụng kế toán quản trị ở các nước có nền
kinh tế chuyển đổi đang ngày càng phát triển nhanh, trong đó có Việt Nam.
rõ ràng là tìm người thân quen, các vị trí quản trị đôi khi được sắp xếp không phải theo năng lực thực sự mà theo cơ cấu vốn góp của các thành viên và quan hệ cá nhân. Thuyết đại diện về sự phân tách giữa sở hữu và quản lý, kiểm soát công ty ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây chưa được thể hiện rõ và hiểu đúng trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam hiện nay. Thực tiễn quản trị và các qui định của pháp luật hiện hành cho thấy, chúng ta vẫn chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cổ đông (công ty) và người quản lý doanh nghiệp để có thể đảm bảo lợi ích cho các chủ sở hữu công ty và quản trị công ty một cách hiệu quả. Luật doanh nghiệp (LDN) 2005 cần được sửa đổi, bổ sung để khắc phục những qui định bất cập về nghĩa vụ của người quản lý công ty, về Ban kiểm soát và tiêu chuẩn của Tổng giám đốc, Giám đốc công ty TNHH có nhiều thành viên và công ty cổ phần. Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước cần bổ sung các qui định về giám sát trong tất cả các công ty nhà nước và giám sát đối với người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, cũng như qui định rõ ràng về nghĩa vụ pháp lý của người quản lý công ty nhà nước. Cơ chế giám sát trong thực tế tại các công ty Việt Nam quả thực chưa đúng như kỳ vọng và yêu cầu. Hiện nay, kế toán trách nhiệm - là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về uỷ quyền và xác định trách nhiệm. Quyền lực (sự uỷ 120 TỔNG QUAN CÁC THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN... nhiệm) được giao phó theo trung tâm trách nhiệm và tính toán cẩn thận cho trung tâm trách nhiệm. Theo hệ thống này, các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm cho những hoạt động của các phân khu trong tổ chức (B.Venkatrathnam và Raji Reddy, 2008)- là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm và vận dụng vào quản trị chi phí phát sinh tại đơn vị. Thuyết đại diện là công cụ kế toán quản trị được vận dụng vào việc thiết lập nên các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp với sự phân quyền rõ ràng, cụ thể, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị để đưa ra những quyết định hợp lý, nắm bắt được nhiều cơ hội và hạn chế rủi ro. Đặc biệt, với thị trường chứng khoán phát triển chưa hoàn chỉnh ở Việt Nam như hiện nay thì thông tin KTQT là nguồn thông tin cung cấp chính xác và đầy đủ nhất, thực sự có ý nghĩa và mang lại sự tin cậy đối với các nhà đầu tư. Để có được quyết định đúng đắn trước khi đầu tư vào cổ phiếu tại một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư cần có nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau hơn so với một nguồn thông tin công cộng duy nhất hiện nay là báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà công ty niêm yết. Theo quyết định 480/QĐ- TTg ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2013 phê duyệt về chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu tạo lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước Việt Nam và phát triển nghề nghiệp kế toán khu vực và thế giới nhằm thoả mãn yêu cầu thông tin cho quản lý, điều hành và kiểm kê, kiểm soát các nguồn lực của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế - tài chính của đất nước. Để đáp ứng được mục tiêu này thì bài viết đề xuất các doanh nghiệp vận dụng thuyết đại diện vào hoạt động KTQT để xây dựng một cơ cấu tổ chức với sự phân cấp rõ ràng, rành mạch, phân quyền và giao quyền cụ thể để có được một báo cáo kế toán quản trị rõ ràng, minh bạch, chi tiết nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các bên liên quan. Theo thuyết ngẫu nhiên thì không có một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam mà phải tuỳ thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô doanh nghiệp, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống KTQT hiệu quả phải thích hợp với từng doanh nghiệp, với môi trường bên trong và bên ngoài mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Nếu như vậy để thực hiện được thuyết này tại Việt Nam, thì tất yếu hệ thống kế toán Việt Nam cũng nên tổ chức theo hướng mở (thông tư 200/2014/TT-BTC là một điển hình) để phù hợp với thông lệ quốc tế chứ không nên bó buộc trong một khuôn khổ chung, khi đó việc xây dựng KTQT dựa trên thuyết này sẽ phù hợp hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, mỗi doanh nghiệp sẽ phải làm gì để tận dụng và phát triển thế mạnh riêng có của mình khi mà những thước đo truyền thống được ứng dụng trong đánh giá thành quả hoạt động đã dần trở nên lạc hậu. Đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) ra đời, giúp cho 121 NGUYễN THỊ THANH THÚY các doanh nghiệp định hướng tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của mình thông qua bốn mục tiêu cơ bản: tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, học tập và phát triển. Thuyết khuyếch tán là công cụ quan trọng của hoạt động KTQT giúp nhà quản trị nắm được cách thức và phương thức khuếch tán thẻ điểm cân bằng vào công tác quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hoà các vấn đề về kinh tế, môi trường và xã hội. Sự hội nhập, nhận thức về môi trường sống, tính xã hội của con người càng cao thì buộc các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại và tương lai gần phải “chuyển mình” để theo kịp sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thuyết xã hội, thuyết tâm lý sẽ thể hiện rõ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tiến trình phát triển bền vững. Kế toán quản trị môi trường, kế toán bền vững là những phần nhỏ của kế toán quản trị, đã và đang là vấn đề nghiên cứu cấp thiết mà các nhà nghiên cứu cần khai thác triệt để và vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 3. Kết luận Trong nghiên cứu KTQT, các thuyết được dùng để nghiên cứu hoạt động KTQT theo nhiều khía cạnh. KTQT thực sự có vị trí, vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Việc hiểu biết tổng quan các lý thuyết dùng trong KTQT và vận dụng nó vào hoạt động KTQT của doanh nghiệp là điều cần thiết trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Các thuyết ngẫu nhiên, thuyết đại diện, thuyết khuyếch tán đến thuyết xã hội và thuyết tâm lý đều dần dần xuất hiện trên các công trình nghiên cứu gần đây của các học giả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam các thuyết này được áp dụng như là công cụ để nghiên cứu tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp. Kết quả mang lại từ các nghiên cứu đó cho thấy do nhiều hạn chế từ tư duy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến thiếu sự đột phá trong kinh doanh, thiếu sự mạo hiểm, môi trường kinh doanh, hình thức sở hữu doanh nghiệp, phân cấp quản lý, quy mô doanh nghiệp, ... nên việc vận dụng KTQT vào doanh nghiệp còn chậm so với các nước có nền kinh tế chuyển đổi trong khu vực. Vì vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, tạo điều kiện cho việc sử dụng các công cụ KTQT được sử dụng rộng rãi, góp phần nâng cao kết quả cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó các nhà hoạch định chính sách cũng cần đưa ra những chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng KTQT vào doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện được điều này cần quan tâm đến vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (như VAA, VACPA, VVA, VTCA) và chương trình đào tạo về KTQT tại các trường đại học, cao đẳng. 122 TỔNG QUAN CÁC THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN... TàI LIỆU THAM KHẢo [1] B. Venkatrathnam, Raji Reddy, (2008), “Responsibility Accounting Conceptual Framework” [2] Birnberg, J. G., J. Luft, and M. D. Shields, (2007), “Psychology theory in management accounting research”. In Handbook of Management Accounting Research, edited by C. S. Chapman, A. Hopwood and M. Shields: Elsevier. [3] Jesmin Islam1 and Hui Hu (2012), “A review of literature on contingencytheory in managerial accounting”, Journal of Accounting. Business &Management vol.19 no. 2, P. 44-58. [4] Kathleen M. Eisenhardt (2015). “Agency Theory: An Assessment and Review”. The Academy of Management Review, Vol. 14, No. 1 (Jan., 1989), pp. 57-74 [5] Lapsley, Irvine and Elisa Wright. 2004. “The diffusion of management accounting innovations in the public sector: a research agenda.” Management Accounting Research15: 355–74. [6] Maleen Z.Gong, Michael S.C.Tse (2009), “Pick, Mix or Match? A Discussion oftheories for Management Acounting reseach”, Journal of Accounting – Businessand Management Vol.16 No.2 (2009) P54-66. [7] Rogers, E. M. (2003), Diffusion of innovations (5th ed.), New York ; London Free Press. [8] Đoan Ngoc Phi Anh (2012), “Factors affecting the adoption of management accounting practices in Vietnamese enterprises” AN oVERVIEW oF THEoRIES FoR MANAGEMENT ACCoUNTING RESEARCH AND THE oRIENTATIoNS FoR APPLYCATIoN IN VIETNAM NGUYEN THI THANH THUY Quang Nam University Abstract: This paper presents a review on applications of theories for management accounting research and directions for the adoption of management accounting practices in Vietnamese enterpires. Based on a review of studies that adopted the five types of theories, the authors argue that multiple theories can be applied jointly in future research to enrich our understandings on management accounting practices from multiple perspectives. However, theories should maintain their distinctiveness in their applications. The adoption of management accounting practices in economic transition countries are increasing, including Vietnamese. The author also outlined the study to apply the theories used in management accounting research in Vietnamese enterpires now. Keywords: management accounting, contingency theory, agency theory, diffusion theory, sociological theory, psychological theory.
File đính kèm:
- tong_quan_cac_thuyet_van_dung_trong_nghien_cuu_ke_toan_quan.pdf