Tìm hiểu về Entropy

I. ENTROPY

1. ĐỊNH LUẬT THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC.

Cảnh người đi giật lùi ngộ nghĩnh, nước chảy ngược từ chân thác lên đỉnh hay một tòa nhà đã bị phá bỏ từ trước tự nhiên đùng đùng vươn mình đứng dậy từ đống đổ nát tất cả đều làm nổi bật cái thiên hướng của chúng ta trong nhận thức một chiều về thời gian – thời gian trôi từ quá khứ đến tương lai.

Trong số các định luật của thiên nhiên mà ta đã gặp cho đến nay – các định luật Newton, định luật hấp dẫn, các định luật bảo toàn, định luật thứ nhất của nhiệt động lực học – quả là không có định luật nào phụ thuộc vào chiều của thời gian. Nghĩa là các định luật này vẫn như vậy nếu thời gian t được thay bằng –t. Chuyển động của quả bóng bay lên và rơi xuống trong sự rơi tự do (không có ma sát) chẳng hạn, vẫn như vậy nếu thời gian bị đảo chiều.

Nếu tất cả các định luật này đều được tuân theo vậy thì tại sao khi đó trình tự đảo ngược theo thời gian của một số sự kiện dường như là trái tự nhiên, ít có khả năng xảy ra thậm chí không thể có được đối với chúng ta? Định luật thứ hai của nhiệt động lực học sẽ đề cập tới các vấn đề đó.

 

docx13 trang | Chuyên mục: Vật Lý Đại Cương | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tìm hiểu về Entropy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ho thế hệ sau sản xuất ngày càng hiệu quả hơn thế hệ trước. Các hệ sinh vật không có đặc điểm này, chúng cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, trong khi chúng ta có thể tạo ra máy móc để giảm tải gánh nặng sản xuất. 
Chúng ta cô đọng ý này qua một chữ: “kinh nghiệm”. Bây giờ ta có thể kết luận sự phức tạp của hệ thống kinh tế chính là kết quả của sự sáng tạo ra những kiến thức và hiểu biết mới trong mối tương tác của các lực thị trường từ các tổ chức bên trong nó với yêu cầu là sự đa dạng hóa các hướng phát triển công nghệ, từ đó phá vỡ các giới hạn chứa đựng năng lượng của hệ thống kinh tế.
Xét nền kinh tế thế giới là một hệ cô lập do nền khoa học chưa có khả năng tiếp cận tới các nền kinh tế khác ngoài trái đất. Theo nguyên lí của entropy thì nếu một hệ cô lập đạt tới mức entropy thì hệ sẽ sụp đổ. Không có cái nào làm entropy của hệ giảm, chỉ có thể làm giữ nguyên hoặc chậm lại.
Tóm lại: Để phát triển bền vững hệ thống kinh tế, cần giảm thiểu tối đa entropy (hao phí) nhất có thể bằng cách phát triển cấu trúc một cách phức tạp và hiệu quả, đa dạng, có thứ bậc hơn, mở rộng giới hạn sử dụng năng lượng và thừa kế có hiệu quả khả năng tái sản xuất của hệ thống kinh tế và tri thức.
III. VIỆT NAM SẼ SÁNH VAI CÙNG CÁC CƯỜNG QUỐC NĂM CHÂU?
1. XU HƯỚNG CHÍ TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI.
_ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công của các nước châu Âu, kìm kẹp sự phát triển. Vấn đề bức thiết nhất hiện nay là đưa nền kinh tế trở về với quỹ đạo vốn có của nó.
_ Xu hướng toàn cầu hóa là tư tưởng chủ đạo trong nền kinh tế thị trường đang trong thời kì khủng hoảng.
_ Sự suy kiệt của các nguồn tài nguyên, năng lượng, nước sạch và vấn nạn ô nhiễm môi trường. 
_ Sự bất ổn về chính trị, bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng và phúc lợi xã hội bị kéo giãn.
2. CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC.
Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và khủng hoảng kinh tế toàn cầu lấy đi rất nhiều thu nhập của nước ta ở thị phần xuất khẩu. Nguyên nhân vì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đơn giản và không có lợi thế cạnh tranh nào khác ngoài giá rẻ. Ưu thế cạnh tranh chủ yếu của chúng ta hiện nay là giá rẻ và các nước mới nổi khác cũng thế, do vậy ưu thế này sẽ sớm bị cân bằng, thậm chí là tụt hậu.
Do đó, thiết nghĩ nên áp dụng mô hình kim cương của Michael Porter (cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia) – mô hình đã rất thành công trong chiến lược cạnh tranh của các quốc gia. Điểm cốt yếu ở đây là sự khác biệt mà bản thân nội tại của các quốc gia tạo ra để đáp ứng với những thay đổi to lớn bên ngoài. Porter đã lập luận rằng, tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ, tỷ giá thấp thì kết quả thu được là nguồn thặng dư rẻ mạt. 
Nên nhớ rằng nếu so về giá cả, các lao động tại châu Phi rẻ hơn rất nhiều và vấn đề tỷ giả thì Việt Nam chưa phải là một cao thủ như Trung Quốc hiện nay hay Nhật Bản trước kia. Nhật xuất khẩu giá rẻ nhưng bù lại họ có công nghệ tuyệt vời hàng đầu thế giới và nhiều công nghệ trong số đó chỉ có duy nhất người Nhật là thực hiện được. Trung Quốc không mạnh như Nhật nhưng bù lại họ là nhà máy gia công lớn nhất thế giới. Chúng ta cần những sản phẩm công nghệ cao hơn, và con đường dễ thấy trước mắt chính là công nghệ xanh.
Krugman (nhà kinh tế học vĩ mô quốc tế) bổ sung cho mô hình phát triển của Porter bằng việc bổ sung yếu tố “khả năng xử lý khối lượng công việc”. 
Ví dụ như Mỹ và Nhật đều có lợi thế mạnh trong thị trường chứng khoán, nhưng phố Wall mới là trái tim của tài chính quốc tế bởi vì ở đó xử lý được khối lượng chu chuyển vốn lớn nhất, nhanh nhất và nhiều cơ hội nhất. 
Công nghệ xanh cũng vậy, khi mà thế giới này đang cạn dần các nguồn năng lượng thì quốc gia nào có khả năng sản xuất năng lượng xanh nhanh nhất, tốt nhất và rẻ nhất sẽ có cơ may giành được vị thế số một thế giới.
3. LỐI ĐI NÀO CHO VIỆT NAM?
Khi mà việc sử dụng năng lượng xanh là phổ biến, chúng ta sẽ tận dụng ưu thế dẫn đầu để tạo ra các sản phẩm rẻ hơn, nhiều hơn và chất lượng cao hơn để cạnh tranh. Chúng ta cần giữ vững vai trò đi đầu và cần nhớ rằng Việt Nam rất may mắn khi có vị trí phù hợp cho phát triển năng lượng mặt trời, gió và thủy triều, do đó việc đi đầu là cực kì cần thiết. Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình này theo cả hai cách sau đây:
Cách thứ nhất, đó là làm cho chi phí xanh - tức chi phí để có sản phẩm xanh là chi phí cố định và thấp. Một chí phí xanh giá rẻ giảm biến phí (phí phát sinh) làm cho công nghệ xanh phổ biến hơn, lợi nhuận thu về lớn hơn. Hãy tưởng tượng liệu có ai dám đầu tư vào một ngành công nghệ mới khi chi phí luôn thay đổi và có thể tăng lên, chắc chắn là không, vì vậy mà cố định một chi phí xanh giá rẻ, và giảm biến phí sẽ dẫn tới việc chúng ta có giá thành xanh rẻ hơn, nhờ vậy mà công nghệ xanh phổ biến hơn, ta thu được lợi nhuận lớn hơn. Xuất khẩu công nghệ xanh với hàm lượng kĩ thuật cao, giá rẻ là một mũi tên bắn trúng hai đích.
Cách thứ hai, sự mở trong cung cấp điện sạch của chính phủ. Chính phủ không nên thâu tóm toàn bộ việc cung cấp điện, cần có một cơ chế mở ở đây. Việc sử dụng năng lượng xanh từ các nguồn như gió, mặt trời và thủy triều đồng nghĩa với việc các hộ gia đình và doanh nghiệp đều có thể tạo ra nguồn điện sinh hoạt riêng, hay nói cách khác là đâu đâu cũng có một nhà máy phát điện nhỏ. 
Đó là một cơ chế thông minh trong hoàn cảnh nhiều nguồn năng lượng sạch cứ trôi qua trước mắt ta một cách lãng phí. Sự kết hợp giữa IT (Information Technology) và ET (Energy Technology) của Tom Friedman (nhà báo, nhà bình luận Mĩ) cũng đáng để học hỏi. Các nhà máy điện mini có chức năng như một tụ điện và có khả năng điều phối điện hợp lý. Khi giờ cao điểm, chính phủ và tư nhân cùng nhau sản xuất điện, nhưng áp lực được giảm hơn rất nhiều vì đã có các nhà máy điện mini. Khi giờ thấp điểm, nó có thể tải bớt điện lên lưới điện quốc gia. 
Một cơ chế tương tác như vậy đưa tới việc cần một “chip” thông minh cho việc phân rõ chính phủ và tư nhân đã cung cấp điện ra sao để từ đó cân đối thu chi.
Việc thực hiện cơ chế trên là rất cần thiết, bởi vì chúng ta đều biết tới hậu quả của nghèo năng lượng, chỉ có năng lượng xanh và cơ chế cung cấp điện mở thì chúng ta mới đưa văn minh tới những nơi nghèo đói nhất thế giới, giúp xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giữa các quốc gia, từ đó bình ổn chính trị, tiến tới một thế giới hòa bình, hữu nghị, tươi đẹp hơn.
Đề xuất có liên quan tới sử dụng năng lượng xanh, biến đổi khí hậu và tiền tệ, đó chính là “bản vị năng lượng xanh”, lấy từ ý tưởng bài viết có tựa đề: “Options for rebuilding the economy and the financial system” của tác giả Shann Turnbull. Ưu điểm của bản vị năng lượng xanh so với các bản vị tiền tệ khá chính khả năng tăng giảm và ít bị bó buộc, tuy nhiên không bị thả phanh quá mức. Một thang đo mang tính tương đối cao hơn do nó tính dựa vào khối lượng năng lượng xanh tiêu thụ là watt. Năng lượng có thể điều tiết tăng giảm chư không phải bó buộc như vàng. Nó khắc phục được 2 điểm yếu cố hữu sau:
+ Kiểm soát tiền. Dù là tiền ngầm hay không ngầm thì cũng được dùng cho sản xuất, do có một lượng hao phí (entropy) nhất định, chúng ta có thể tính toán được lượng tiền cần cung ứng “khoảng” bao nhiêu là phù hợp.
+ Việc sản xuất ra hàng hóa dịch vụ thì không cần biết cụ thể chính xác có bao nhiêu loại mà chỉ cần đưa ra mức tổng hao phí chung là được.
Tuy nhiên, mọi thứ đều có mặt trái của nó. Đề xuất này còn đặt ra những thử thách lớn mà buộc cho chúng ta – những chủ nhân tương lại của đất nước, của nhân loại phải đối mặt: 
1. Tập trung vào năng lượng xanh tức là tiến tới hủy bỏ khai thác năng lượng hóa thạch? Thế là một lượng lớn lao động sẽ bị thất nghiệp ư? Nếu không thì chi phí đào tạo nghề chuyển ngành sẽ tăng cao như thế nào?
2. Con người có còn biết tiết kiệm hay không khi những nguồn năng lượng sạch dường như vô tận? Trong việc tính hao phí bằng năng lượng, liệu có thể rạch ròi được cái nào là cho sản xuất, phát triển kinh tế, cái nào là hao phí do hiện tượng xài chùa? Đó có lẽ là một bài toán khó mà ý tưởng này cần giải đáp.
3. Cách tính tỷ giá này có trung thực? Nếu quốc gia có hao phí nhiều thì đồng tiền sẽ có gía trị thấp, như vậy có ưu thế xuất khẩu – chí ít là các mặt hàng tiêu dùng. Như vậy có thể xảy ra cuộc đua phá giá tiền tệ không, khi nước nào cũng muốn xuất khẩu?
4. Bản vị năng lượng xanh có phải là một cơ chế bản vị thuận nghịch và linh hoạt? 
Rõ ràng việc cân bằng lợi ích là khá khó khăn, tuy nhiên, lịch sử là dành cho người xuất sắc hơn và khi mà ý tưởng này vượt qua những trở ngại trên thì rất có thể đó là đồng tiền tương lai của chúng ta. Chúng ta có một nền kinh tế xanh với một đồng tiền “bản vị năng lượng xanh” được lưu thông.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa mang lại vô vàn những cơ hội lẫn thách thức cho các nước trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Cho nên, ứng dụng entropy vào kinh tế nhằm đưa ra những quan điểm về cách khai thác, sử dụng hợp lý năng lượng và đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai gần như hiện nay.
Chúng ta đang mở rộng quy mô nền kinh tế, do đó cần nhiều năng lượng hơn, nhưng nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng là có hạn và gây ô nhiễm. Trong thời gian không xa, entropy sẽ tăng rất cao nên vấn đề tiên quyết hiện nay là tìm ra nguồn năng lượng mới. Suy cho cùng quốc gia nào nắm bắt và biết tận dụng cơ hội này sẽ tạo được cú hích cho nền kinh tế của mình.
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi, và ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, con người rất cần cù ham học hỏi nên triển vọng của chúng ta là rất lớn. Nhưng những nguồn năng lượng đó chỉ vô tận khi sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng sạch có sẵn. Một ý tưởng mới như “bản vị năng lượng xanh” giúp ta có thể chủ động hơn trong trong xu thế sắp tới và nhận ra vai trò quan trọng của chính phủ. Đương nhiên sẽ có không ít những khó khăn (nếu không muốn nói là một bước tiến đại nhảy vọt), chúng ta không thể thay đổi thói quen sử dụng năng lượng ngay lập tức nhưng chúng ta có thể tin tưởng vào tương lai chinh phục đỉnh cao mới của Việt Nam – đỉnh cao công nghệ năng lượng xanh.

File đính kèm:

  • docxtim_hieu_ve_entropy.docx