Tìm hiểu lễ hội thek côn (đạp cồng) của người Khmer Sóc Trăng
Tóm tắt
Người Khmer Sóc Trăng có nhiều lễ hội truyền thống mang giá trị hết sức độc đáo. Đặc biệt, đó là
lễ hội Thek Côn tại ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Tìm hiểu lễ hội này cho thấy đây là lễ
hội cầu an, mang tính nhân văn. Mặt khác, thông qua nghiên cứu cũng làm rõ thêm giá trị địa phương
của lễ hội, cũng như sức lan tỏa của nó không chỉ đối vùng đất Sóc Trăng mà còn cả khu vực Nam bộ.
p để dạy các phật tử giáo lý nhà Phật. Cụ thể: từ chiều đến 7 giờ tối tập trung Phật tử làm lễ lạy Phật, từ sau 8 giờ tối thỉnh sư tụng kinh cầu chúc cho bá tánh, từ 9 giờ về sau sư sãi thuyết pháp cho Phật tử nghe. Các nghi thức này diễn ra trong ba ngày nhưng sau phần sư thuyết pháp là phần hội của lễ hội Thek Côn. Phần hội này là phần thể hiện nghệ thuật sân khấu Rô băm và Dù kê truyền thống của họ cũng giống như trong lễ cầu an. Theo quan sát thì bên trong và ý nghĩa sâu xa của hội Thek Côn bắt nguồn từ lễ vật cúng như: dừa tươi (vạt hai mặt), cắm vào đó slatho (tức bông hoa làm bằng nhang kết hợp giấy màu cắt và kết lại thành nhiều tầng rất đẹp mắt), phía trên trái dừa cắm 5 cây tre vót nhỏ hay dùng 5 cây nhang rồi xỏ vào 5 lá trầu, dùng các loại hoa như cúc, vạn thọ cắm vào 5 cây chân nhang hay 5 nhánh tre nhỏ rồi cắm lên phần trên của quả dừa tạo thành lễ vật salathoađôn (đôn là dừa) rất đặc trưng cho lễ hội này. Salathoađôn này do người dân tự làm đến cúng ông Côn tại Salatel (nơi thờ Cồng vàng). Người dân ở đây tin rằng, cúng dừa và các thứ khác như nhang, đèn, bánh nhưng không cúng mặn sẽ được ông Côn đón nhận, vì ông không ăn mặn bao giờ. Lí giải việc này, ông Thao Tô Dê (63 tuổi, là chủ lễ của hội Thek Côn) cho rằng nước dừa và cả các thứ khác trang trí trên Salathoađôn thể hiện sự tinh khiết, thanh sạch nhưng hết sức trang nghiêm của ông Côn (chỉ cần sự nhơ bẩn và cả phụ nữ có thai đụng vào là không hiển linh nữa - như truyền thuyết đã nêu). Vì thế ông không bao giờ thể hiện hiển linh cho những ai lười biếng muốn hưởng của trời cho như cầu số đề, cờ bạc và người dân ở đây cũng không cầu ông về chuyện này mà chỉ cầu làm ăn, lợi lộc. Cũng xuất phát từ tính trang nghiêm đó nên việc chọn người đứng ra làm nghi lễ trong lễ hội cũng phải là người ngay thẳng, thật thà, có uy tín được nhiều người tin tưởng. Hiện nay, có hiện tượng chia bảng (A, B,) để giao công việc trong lễ hội này. Theo đó, những người được xếp vào bảng A là những người làm công việc có liên quan đến nghi lễ, họ không chỉ là người rành các nghi thức mà còn là người được nhân dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm. Còn những người ở các bảng khác thì làm các công việc còn lại của lễ hội. Hằng tháng vào các ngày mùng 8, 15, 23, 30 đều có người đến miếu ông Côn thắp nhang, cầu xin. Điều này chứng tỏ giá trị về mặt tâm linh hết sức quan trọng của tín ngưỡng ông Côn trong tâm thức người dân Khmer ở Sóc Trăng. Cũng chính vì sự trang nghiêm ấy nên thường mỗi người dân Khmer mang theo một cặp Salathoađôn tự làm và nhang, đèn cầy, hoa sen, một ít tiền cúng tùy ý đến cúng. Sau khi để lễ vật cúng lên tại bàn thờ ông Côn thì bắt đầu thắp nhang khấn vái. Nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề làm ăn, cày cấy mùa màng trong năm, cầu an cho gia đạo, cầu hạnh phúc, mua may bán đắt. Sau khi cúng xong, người ta xin lộc đem về, với lễ vật Salathoađôn: phần dừa thì lấy nước uống mong hết bệnh tật, lá trầu cũng đem về nhà ăn mong ma quỷ không làm hại tới mình, phần bông hoa thì để lại trang hoàng trên bàn thờ ông Côn hoặc đem về nhà trưng lên bàn Phật Thích ca. Nói chung nghi thức xin lộc về nhà thể hiện rõ giá trị nhân văn độc đáo của lễ Thek Côn. Nó phản ánh niềm tin cổ sơ của văn hóa Khmer, đồng thời thể hiện niềm khát vọng bình an, gia đình hạnh phúc của tộc người này. Điều này rất giống với ý nghĩa của lễ cầu an của người Khmer Nam bộ. Sala nơi xưa kia theo truyền thuyết là nơi cồng vàng nổi lên (Ảnh- Văn Triệu) 70 Soá 10, thaùng 9/2013 70 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên Phần Salathoađôn với hàng nghìn trái dừa sau khi cúng trong ba ngày lễ thì đem vào ngôi miếu - sala đầu tiên nơi có gò đất nổi lên mà người Khmer gọi là truyền thuyết cồng vàng rồi chất thành từng đống. Sau lễ hội dừa được dùng làm nguyên liệu nấu nướng cho người dân cư trú trong vùng. Bên cạnh đó, còn có nghi thức hỏi vay tiền ông Côn để làm ăn. Số tiền vay này chính là một phần tiền của Phật tử cúng. Chẳng hạn cúng 10 đồng thì sau khi cúng hỏi vay 5 đồng đem về mong muốn tiền sinh lãi để làm ăn thuận lợi, phát tài. Năm sau đến với lễ hội lại tiếp tục vay để làm ăn. Điều này phản ánh khát vọng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước là mong muốn sự thịnh vượng nối tiếp nhau trong đời sống của họ. Tuy nhiên, có một nghi thức hết sức quan trọng trong lễ Thek Côn phản ánh rõ nét đây là lễ hội đậm chất văn hóa cư dân nông nghiệp. Đó là nghi thức, Phật tử khi đến hội này đem theo những hạt lúa giống để lên bệ thờ trong miếu ông Côn suốt những ngày lễ để cầu mong mùa màng trúng vụ, bội thu. Và ngày cuối cùng của lễ hội này, các bà lão và các thiếu nữ Khmer lấy những hạt lúa giống này cùng với một ít tro, chân nhang cháy không hết trong ngôi miếu và các thức cúng nhang, đèn, bánh đặt vào cái mâm bạc đựng thức cúng rồi đem ra ruộng để cúng đất đai, cúng hồn lúa mong các vị thần bảo hộ cho ruộng, vườn được tươi tốt. Qua đó, họ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với trời đất đã đem lại cuộc sống no ấm cho mình. Điều đáng quan tâm là các nghi thức này lại được thực hiện bởi những người phụ nữ, phải chăng đây lại là một biểu hiện nữa của vai trò người phụ nữ gắn liền với tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước? Những người phụ nữ này thực hiện nghi thức rải các hạt lúa giống cùng với phần tro, nhang còn lại xuống các mẫu ruộng đã thu hoạch xong. Và không quên khấn vái những hạt lúa này sẽ mang mong ước, hy vọng của họ vào vụ mùa tới bội thu. Đồng thời, hành vi văn hóa đó cũng là sự trả lại tự nhiên một chu kì, một quá trình sản sinh và kết thúc của vụ mùa nhưng mang ý nghĩa của sự bắt đầu một vụ mới khi mùa mưa giáp hạt gần kề. Riêng đối với những người làm nghề nuôi trồng thủy sản thì lấy chân nhang hoặc tro tàn đem về rải hoặc cắm trên bờ ao cầu ông Côn phù hộ cá tôm không bị chết. Tất cả những nghi thức này phản ánh một niềm tin tuyệt đối của cư dân vùng đất có chiếc cồng vàng trong truyền thuyết đối với một biểu tượng văn hóa độc nhất là chiếc cồng, một vật có giá trị tập hợp cố kết cộng đồng, cũng vừa là một sản phẩm của văn hóa tinh thần, nhất là khi mỗi dịp những lễ hội truyền thống về những chiếc cồng lại vang lên trong từng phum, sóc Khmer. Chính tiếng cồng vang lên đó đã nhắc nhở cháu con Khmer về tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và trên hết là tinh thần yêu lao động, làm ra của cải vật chất như mong ước của tất cả người dân Khmer không chỉ ở Sóc Trăng mà các tỉnh khác đến đây cũng vậy. Ngoài ra, đến với lễ hội này, chúng ta còn thấy hình thức xin xăm, xin quẻ mang tính chất mê tín dị đoạn. Ngay bên trong phía sau ngôi miếu thờ ông Thek Côn là ngôi miếu nhỏ theo tín ngưỡng của người Hoa có cả sách giải từng quẻ một. Đây có thể coi là một hình thức dung hợp tín ngưỡng của người Khmer, Việt, Hoa trong cùng địa bàn cư trú. Qua đây, chúng ta cũng thấy được mong ước cầu may mắn trong đời sống của người Khmer bên cạnh việc cầu an được toát lên từ ý nghĩa của lễ hội này. Theo quan sát, hằng năm vào các ngày chính của lễ hội số khách thập phương có thể lên đến chục nghìn người từ các tỉnh bạn lân cận đổ về để nghe tiếng ông Côn nhắc nhở, cầu nguyện và mang về ít lộc để có thêm động lực làm ăn trong năm tới. 3. Thay lời kết luận Như vậy, lễ hội Thek Côn là một trường hợp rất đặc biệt của lễ hội cầu an của người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung. Thời gian diễn ra lễ hội này sau tết mừng năm mới - Chol Chnam Thmây không bao lâu nhưng lại mang ý nghĩa cầu an rõ nét. Trong khi đó, lễ hội cầu an theo thông lệ lại được tổ chức phải trước tết mừng năm mới truyền thống của họ. Với đặc điểm này, lễ hội Thek Côn – cúng Salathoađôn đã bổ sung thêm một hình thức cúng cầu an trong hệ thống lễ hội của người Khmer Nam bộ. Lễ hội Thek Côn từ vị trí là một lễ hội có tính địa phương đã nâng lên thành lễ hội cấp vùng khi ngày càng có nhiều khách thập phương đến tham dự. Giá trị đó ngày càng được khẳng định khi văn hóa Khmer vẫn gìn giữ trang nghiêm trong ngôi miếu thờ ông Côn ở làng An Trạch, như mỗi người dân Khmer mỗi năm lại tổ chức 71 Soá 10, thaùng 9/2013 71 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên lễ cầu an cầu cho mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi, như niềm tin của họ đã gửi gắm tuyệt đối vào ông Thek Côn hàng trăm năm nay. Hướng tới để phát huy và giữ gìn những giá trị cao đẹp của lễ hội này, các cấp chính quyền, nhất là các ngành văn hóa cần có chủ trương, biện pháp để không chỉ phát huy mà còn nâng cấp lễ hội này lên thành lễ hội cấp vùng như tiềm năng vốn có của nó. Theo đó, dần loại bỏ những biểu hiện xin xăm, bói toán có tính chất mê tín dị đoan và đề cao những nghi thức thể hiện rõ tính nhân văn của lễ hội này. Tài liệu tham khảo Chu Xuân Diên (chủ biên). 2002. Văn học dân gian Sóc Trăng. NXB.TP HCM. Đặng Vũ Thị Thảo.1993. Lễ hội của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Về văn hóa của đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long). NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội. Huỳnh Ngọc Trảng.1993.Văn học Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tài liệu về văn hóa của đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội. Huỳnh Lứa. 1987. Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ. NXB.TP HCM. Lê Hương. 1969. Người Việt gốc Miên. Nhà sách Khai Trí. Sài Gòn. Nguyễn Xuân Nghĩa.1987. Lễ hội Nông nghiệp cổ truyền của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí văn học dân gian số 04. Phan An, Nguyễn Xuân Nghĩa. 1984. Dân tộc Khmer trong các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam). NXB Khoa học xã hội. Hà Nội. Sơn Phước Hoan (chủ biên). 1998. Lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. NXB Giáo dục. Hà Nội. Tài liệu phỏng vấn cụ Thao Tô Dê (chủ lễ Thek Côn) ngày 22 tháng 4 năm 2013. Trường Lưu.1993. Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Lời nói đầu). Nxb Văn hóa Đông Tây, Hà Nội.
File đính kèm:
- tim_hieu_le_hoi_thek_con_dap_cong_cua_nguoi_khmer_soc_trang.pdf