Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG:
Trên cơ sở định hướng phát triển dạy nghề đến năm 2020 v à căn cứ vào
luật dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội có quyết định số 09/2008/QĐ -BLĐTBXH ngày 27/3/2008 quy
định về nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Quốc gia. Ngày 25 tháng 8 năm 2009, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số
2582/QĐ – BGTVT về việc thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Ti êu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia của Bộ Giao thông vận tải. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ
Giao thông vận tải, Ban chủ nhiệm xây dựng ti êu chuẩn kỹ năng nghề Thí
nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ đã triển khai công việc theo các
bước cơ bản sau:
1. Công tác chuẩn bị.
Ngay sau khi thành lập Ban chủ nhiệm đã tiến hành nghiên cứu các văn
bản pháp lý về nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng
nghề quốc gia và tiến hành tổ chức các buổi tập huấn ph ương pháp xây dựng
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các th ành viên tham gia.
2. Chỉnh sửa, bổ sung sơ đồ phân tích nghề, phân tích công việc.
Trên cơ sở sử dụng kết quả phân tích nghề, phân tích công việc của nghề Thí
nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ đã được xây dựng xong vào năm
2008, Ban chủ nhiệm đã tổ chức tập huấn phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề cho các thành viên tham gia. Để rà soát, chỉnh sửa sơ đồ phân tích
nghề trước khi xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, Ban chủ nhiệm đã tiến hành
khảo sát thực tế tại các công ty, viện nghi ên cứu có phòng thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng giao thông, lấy ý kiến của 35 chuyên gia có kinh nghiệm
thực tiễn để từ đó chỉnh sửa sơ đồ phân tích nghề, bổ sung ho àn thiện các phiếu
phân tích công việc. Với sự cộng tác của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và
công nhân có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong nghề, Ban chủ nhiệm đã
hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề của nghề Thí nghiệm và kiểm tra
chất lượng cầu đường bộ với 20 nhiệm vụ và 173 công việc.
lao động đặc trưng cho từng công việc. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự hiểu biết các văn bản pháp quy về quy định trang phục bảo hộ lao động. - Sự nghiêm túc việc thực hiện quy định trang phục bảo hộ lao động. - Đối thoại trực tiếp với người thực hiện nhiệm vụ đối chiếu với nội dung cơ bản của các văn bản quy định về trang phục bảo hộ lao động. - Quan sát trực tiếp việc thực hiện trang phục bảo hộ lao động. 354 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Sơ cứu người bị tai nạn lao động Mã số công việc: T5 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Sơ cứu người bị tai nạn lao động là công việc thực hiện sơ cứu người bị chảy máu, người bị chấn thương, người bị điện giật, người bị say nắng, say nóng, cảm lạnh, bị bỏng, cụ thể công việc bao gồm các b ước: - Xác định tình trạng người bị nạn; - Xác định đặc điểm của chấn thương; - Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, vật tư sơ cứu; - Thực hiện công tác sơ cứu; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Xác định chính xách tình trạng và đặc điểm của chấn thương; - Nhận dạng chính xác các loại dụng cụ, vật t ư, thiết bị y tế sơ cứu; - Khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Làm được các bước sơ cứu theo đúng trình tự quy định phù hợp với đặc điểm từng loại chấn thương; - Sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện dụng cụ và các loại thuốc thông thường dùng trong khi sơ cứu nạn nhân. 2. Kiến thức - Mô tả được công dụng, phương pháp sử dụng các loại dụng cụ, vật tư, thiết bị y tế dùng cho sử dụng nận nhân; - Trình bày được trình tự cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động ; - Trình bày được các loại vật liệu và phương pháp sát trùng vết thương. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Các thông tin thu nhận trực tiếp hoặc gián tiếp về người bị nạn; - Các loại dụng cụ, vật tư y tế; - Phương tiện liên lạc; - Phương tiện giao thông. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự hiểu biết về công việc sơ cứu nạn nhân. - Kỹ năng sơ cứu nạn nhân đúng trình tự. - Ra tình huống và đối thoại trực tiếp với người thực hiện nhiệm vụ. - Ra tình huống thực hành, quan sát các thao tác sơ cứu. 35 5 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nâng cao khả năng tổ chức v à điều hành sản xuất theo tổ. Mã số công việc: U1 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nâng cao khả năng tổ chức và điều hành sản xuất theo tổ nhằm phát huy năng lực tổ chức v à khả năng điều hành sản xuất theo tổ nhóm, cụ thể công việc bao gồm các b ước: - Xác định nhiệm vụ và mối quan hệ của tổ sản xuất; - Xây dựng quy chế hoạt động của tổ; - Phân công bố trí nhân lực trong tổ; - Bố trí công việc cho từng thành viên; - Đánh giá kết quả sản xuất của mỗi thành viên; - Tổng kết kết quả hoạt động sản xuất của tổ theo định kỳ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Mỗi cá nhân hiểu rõ nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong hoạt động lao động sản xuất; - Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của cá nhân và tổ cả số lượng và chất lượng. - Thực hiện sự hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất; - Thực hiện đúng quy định về an to àn và vệ sinh công nghiệp trong lao động sản xuất. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực tổ chức và khả năng điều hành sản xuất theo tổ nhóm; - Phát huy được sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết nhất trí trong công việc. 2. Kiến thức - Hiểu rõ nhiệm vụ và phương pháp tổ chức sản xuất ở tổ; - Liên hệ được các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của người lao động; - Giải thích được phương pháp đúc rút kinh nghiệm thực tế sản xuất đề ra biện pháp tăng năng suất lao động. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất của tổ; - Số công nhân có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ sản xuất; - Trang thiết bị kỹ thuật, vật tư - Mặt bằng sản xuất và các tiêu chuẩn quy định. 356 V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận thức của cá nhân về nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi thành viên trong tổ sản xuất. - Sự đoàn kết, hợp tác của thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất. - Kết quả của hoạt động lao động sản xuất trong việc hoàn thành kế hoạt, nhiệm vụ sản xuất của tổ. - Biện pháp tổ chức sản xuất an to àn Vệ sinh công nghiệp. - Đánh giá nhận thức qua hình thức hỏi đáp theo nội dung quy định. - Thông qua các biện pháp phối hợp hoạt động sản xuất. - Thông qua số liệu theo dõi kết quả lao động sản xuất đối chiếu với chỉ tiêu quy định. - Quan sát quá trình làm việc, xem xét nơi làm việc đối chiếu với tiêu chuẩn quy định. 35 7 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Nâng cao khả năng bồi d ưỡng kèm cặp và đào tạo thợ bậc thấp. Mã số công việc: U2 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Nâng cao khả năng bồi dưỡng kèm cặp và đào tạo thợ bậc thấp nhằm nâng cao và phát triển tay nghề của người thợ thông qua việc đào tạo với mục tiêu, chương trình và kế hoạch cụ thể, cụ thể công việc bao gồm các bước: - Xác định mục tiêu đào tạo thợ bậc thấp; - Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo; - Phân công trách nhiệm kèm cặp, đào tạo thợ; - Kiểm tra đánh giá kết quả. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Thực hiện mục tiêu chương trình đúng kế hoạch và nội dung quy định; - Phương pháp kèm cặp cụ thể sát với điều kiện thực tế; - Kết quả đào tạo, kèm cặp đạt tiêu chuẩn bậc thợ yêu cầu. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện được việc bồi dưỡng, kèm cặp, đào tạo theo yêu cầu; - Bám sát được mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo để thực hiện nhiệm vu có hiệu quả. 2. Kiến thức - Hiểu rõ nội dung chương trình đào tạo; - Hiểu biết ngành nghề chuyên môn đào tạo; - Đánh giá kết quả học tập của mỗi thành viên tham gia học tập. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Quy chế, nội dung chương trình đào tạo của Tổng cục dạy nghề; - Dụng cụ đồ nghề, vật tư, vật liệu phục vụ đào tạo; - Cán bộ chuyên trách đào tạo; - Lập hội đồng đánh giá tay nghề. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tính hợp lý của mục tiêu, chương trình đào tạo được xây dựng. - Chất lượng của công nhân sau đào tạo so sánh với tiêu chuẩn quy định. - Đánh giá sự phù hợp của mục tiêu chương trình với yêu cầu thực tế. - Dựa vào kết quả thi đánh giá tay nghề. 358 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tham gia các hội thi tay nghề. Mã số công việc: U3 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tham dự thi tay nghề thể hiện khả năng nghề nghiệp thông qua việc thực hiện một thao tác cụ thể trong nhữ ng điều kiện cho phép nhất định, cụ thể công việc bao gồm các b ước: - Chuẩn bị nội dung và các điều kiện cho việc tham gia hội thi tay nghề; - Tuyển chọn bố trí độ ngũ tham gia hội thi; - Thực hiện thi tay nghề; - Tổng kết đánh giá kết quả hội thi tay nghề. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tuyển chọn tham gia hội thi: đúng đối t ượng, có trình độ chuyên môn, tay nghề và được huấn luyện chu đáo; - Thực hiện nghiêm túc thể lệ cuộc thi, nội quy, quy chế của hội thi; - Kết quả hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian và đạt tiêu chuẩn quy định; - Thực hiện đúng quy trình về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc đ ược giao thông qua việc đánh giá trình độ tay nghề theo tiêu chí hội thi đặt ra; - Đánh giá đúng, chính xác tr ình độ tay nghề của công nhân tham gia hội thi. 2. Kiến thức - Hiểu được mục đích, yêu cầu của hội thi tay nghề; - Giải thích được phương pháp tổ chức hội thi tay nghề và phương pháp đánh giá kết quả. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Quyết định tổ chức hội thi, thành lập hội đồng, tiểu ban đánh giá - Vật tư, cơ sở vật chất phục vụ hội thi; - Giải thưởng cá nhân, tập thể. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định chính xác trình độ tay nghề của công nhân tham gia hội thi. - Kỹ năng thực hiện công việc đ ược giao theo trình độ bậc thợ. - Sự tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Nghiệm thu sản phẩm đánh giá theo tiêu chuẩn quy định. - Quan sát thao tác trong quá trình thực hiện. - Xem xét nơi làm việc, nhận xét quá trình làm việc. 35 9 TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên công việc: Tham gia các lớp tập huấn Mã số công việc: U4 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tham gia các lớp tập huấn là nhằm nâng cao, phát triển nghề nghiệp thông qua sự hướng dẫn, tập huấn được tổ chức vào thời điểm cần thiết, cho quá trình làm việc, cụ thể công việc bao gồm các bước: - Tìm hiểu nội dung chương trình của lớp tập huấn; - Chọn đối tượng tham gia; - Thực hành nội dung tập huấn; - Tổng kết đánh giá kết quả. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN - Tham gia đầy đủ chương trình tập huấn, chấp hành đúng nội quy quy chế; - Thực hiện đúng nội dung tập huấn; - Chấp hành quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU 1. Kỹ năng - Thực hiện được đầy đủ các buổi tập huấn, chấp hành tốt nội quy, quy chế; - Ứng dụng được những kiến thức tập huấn vào quá trình công tác của mình. 2. Kiến thức - Hiểu được mục đích yêu cầu của lớp tập huấn; - Tóm tắt được phương pháp tổ chức lớp tập huấn; - Tổng kết đánh giá kết quả chính xác. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC - Bản nội quy, chương trình, kế hoạch tập huấn; - Lựa chọn giáo viên giảng lý thuyết, hướng dẫn thực hành; - Địa điểm cơ sở vật chất trang thiết bị, vật tư phục vụ cho đợt tập huấn; - Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Ý thức chấp hành nội quy, quy chế của lớp tập huấn. - Khả năng tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế. - Sự tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Theo dõi quá trình tham gia lớp tập huấn để nhận xét, đánh giá. - Kiểm tra khả năng vận dụng lý thuyết để đánh giá. - Nhận xét quá trình làm việc và so sánh với tiêu chuẩn quy định.
File đính kèm:
- tieu_chuan_ky_nang_nghe_thi_nghiem_va_kiem_tra_chat_luong_ca.pdf