Thoái hóa khớp - Lê Anh Thư

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được tầm quan trọng của bệnh Thoái hóa khớp

2. Trình bày được phân loại thoái hoái khớp

3. Trình bày được các yếu tố nguy cơ của thoái hoá khớp

4. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thoái hoá khớp

5. Nắm được các tiêu chuẩn chẩn đoán Thoái hóa khớp gối

6. Nắm được vai trò của các biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc trong điều trị

7. Nắm được chỉ định điều trị ngoại khoa Thoái hóa khớp gối

pdf9 trang | Chuyên mục: Hệ Vận Động | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thoái hóa khớp - Lê Anh Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ốc 
thường sử dụng trong Thoái hoá khớp là các thuốc được xếp vào loại an toàn 
hơn như : 
 Nhóm ức chế chọn lọc COX2 : Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib ... 
 Ibuprofen, Diclofenac... Các thuốc này khi dùng dài ngày, thường được 
khuyến cáo dùng kèm một loại thuốc bảo vệ dạ dày (Omeprazole hoặc 
Misoprostol) 
Liều các thuốc kháng viêm thường dùng cho thoái hóa khớp 
 Thuốc cổ điển, không chọn lọc : 
 Diclofenac: thường dùng viên tan trong ruột, phóng thích chậm, 
25 - 50mg x 2 lần/ngày 
 Ibuprofene: 200 - 400mg x 2 - 3 lần/ngày 
 Nhóm ức chế chọn lọc men COX2 
 Meloxicam: 7,5 - 15mg/ hàng ngày 
 Các COXIBs: Celecoxib 100 - 200mg hàng ngày 
 Etoricoxib 30 - 60mg hàng ngày 
Các thuốc kháng viêm dùng cho Thoái hoá khớp thường liều thấp, từng đợt, 
ngưng khi có thể, sử dụng loại thuốc nào, khi nào, bao lâu, liều lượng ra sao ... 
hoàn toàn do thầy thuốc chọn lựa và quyết định tuỳ thuộc và cơ địa và tình trạng 
sức khoẻ của người bệnh, mức độ bệnh, các bệnh kèm theo của người bệnh. 
 Chích thuốc vào khớp là một chỉ định đặc biệt, khi cần thiết, do BS chuyên khoa 
Khớp chỉ định, thực hiện và theo dõi tại những cơ sở Y tế có đủ điều kiện về kỹ 
thuật 
 Corticosteroid 
Chỉ định : Chống viêm, chống tiết dịch (chủ yếu ở khớp gối) 
Thuốc dùng : 
+ Methylprednisolone Acetate (Depo-Medrol) 40–80mg / 1–2 ml / 
 1 khớp lớn (ví dụ khớp gối) hoặc 
+ Betamethasone dipropionate & Betamethasone disodium phosphate 
 (Diprospan) 2 – 5 mg / 2 – 5 ml / 1 khớp lớn (ví dụ khớp gối). 
Nguyên tắc : Tuyệt đối vô trùng 
Phải loại trừ chắc chắn viêm khớp do vi trùng hoặc do lao. 
Rút bớt dịch trước khi chích thuốc 
Bất động khớp 24 giờ sau khi chích thuốc 
Không chích khi khớp bị thoái hoá nặng 
3. Bảo vệ, cải thiện cấu trục sụn (Chondroprotective, Structure Modifying) : 
 Sử dụng các thuốc có thể thay đổi được cấu trúc của sụn khớp 
 Glucosamine Sulfate dạng tinh thể (Prescription Glucosamine) 
Liều dùng : 500 - 1.000 mg x 2 lần / hàng ngày 
Cơ chế : Kích thích tế bào sụn sản xuất Proteoglycans 
Kích thích sản xuất Collagen, bảo vệ sự đàn hồi của sụn khớp 
Là thành phần chính cuả dịch khớp, bôi trơn mặt khớp, dinh dưỡng 
cho sụn và giúp tái tạo sụn khớp 
Làm giảm triệu chứng đau của Thoái hoá khớp 
 Chondroitine Sulfate ((Prescription Chondroitine) 
Liều dùng : 400 - 800 mg x 2 lần / hàng ngày 
Cơ chế : Kích thích tế bào sụn sản xuất Proteoglycans 
Hút nước trong phân tử Proteoglycans. 
Cung cấp dinh dưỡng cho sụn, giúp sụn hấp thu Shock 
Bảo vệ sụn bằng cách ức chế các men tiêu Protein (MMPs) 
 Diacerein : Liều dùng: 50 mg x 2 lần / hàng ngày 
Cơ chế : Giảm tổng hợp các men tiên Protein (MMPs) 
Ức chế tác động huỷ hoại sụn khớp cuả Interleukin-1 
Kích thích các Đại thực bào, kích thích sự tái tạo của tổ chức sụn 
 Piascledin (Avocado Soybean Unsaponifiables - ASU) 300mg 
Cơ chế : Giảm tổng hợp các chất trung gian gây viêm và các men tiêu 
 protein liên quan tới quá trình hủy hoại sụn 
Kích thích sản xuất các yếu tố phát triển liên quan tới quá trình tái 
tạo sụn : (TGF-1, TGF-2, PAI-1) 
Kích thích sản xuất các aggrecan, TIMP-1 (chất ức chế MMP-3), 
 ức chế sản xuất nhiều cytokines (IL-6, IL-8, MIP-1β...) và NO 
Điều hòa hoạt động của TB tạo xương 
 Hyaluronic acid Chích nội khớp (Intraarticular) 
Chỉ định : 
+ Thay thế dịch khớp để bôi trơn, nuôi dưỡng, chống hủy hoại sụn và 
làm giảm đau trong Thoái hoá khớp. 
+ Điều trị bảo tồn trong lúc chờ đợi thay khớp (khớp gối hoặc khớp 
háng) 
Liều dùng : 2 ml / 1 khớp gối x 3 – 5 lần, tuần 1 lần (3 – 5 tuần một liệu 
trình). Có thể chích nhắc lại mỗi 6 tháng. 
Nguyên tắc : Tuyệt đối vô trùng 
 Duy trì và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sụn khớp hàng ngày 
 Bổ sung đầy đủ protid, khoáng chất (Calci, Phospho, Magnhe) 
 Bổ sung các Vitamin (D, C, E, nhóm B) 
 Bổ sung các dưỡng chất cho sụn khớp đặc biệt các sản phẩm chứa 
collagen type II để thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn ở khớp 
4. Giữ gìn, duy trì chức năng vận động của khớp 
 Tập vận động khớp và cột sống thường xuyên, tăng dần, vừa sức ở các tư thế 
khớp không mang trọng lượng cuả cơ thể (ngồi, nằm) để chống cứng khớp, 
chống teo cơ, chống biến dạng khớp, bảo vệ chức năng cuả khớp đồng thời 
chống sự phá huỷ, bào mòn sụn khớp. 
 Thực hiện chế độ “Tiết kiệm” khớp, tránh đứng lâu, ngồi lâu một tư thế, tránh 
mang vác nặng, tránh tập quá mức, tránh thừa cân, có dụng cụ để giảm lực tỳ đè 
cho khớp gối (gậy chống, nạng, khung đi ....) 
 Điều trị ngoại khoa được áp dụng (khi cần) để sửa chữa các biến dạng của khớp, 
làm cứng khớp ở tư thế cơ năng, thay khớp nhân tạo và để giải ép hoặc cắt bỏ 
những gai xương khi gai ở một số vị trí đặc biệt, chèn ép vào các bộ phận xung 
quanh ( thần kinh hoặc tủy sống...). 
 Cắt xương, sửa và chỉnh trục khớp, duy trì sự phân bố lực đồng đều lên bề 
mặt của sụn khớp 
 Thay khớp bán phần 
 Thay khớp toàn phần khi khớp bị hư hại nặng, là giải pháp hữu hiệu để giảm 
đau và duy trì khả năng vận động của khớp khi các biện pháp điều trị nội 
khoa thất bại. Hiện có thể thay các khớp háng, gối, vaiĐại đa số các trường 
hợp thay khớp là do thoái hóa (khớp gối 97% và khớp háng 86%). Năm 
2006, tại Mỹ : có tới 542,000 cases thay khớp gối và 231,000 thay khớp 
háng. Dự tính năm 2030, có tới 3.5 triệu khớp gối và 570,000 khớp háng 
được thay và chi phí lên tới 100 tỷ USD (chiếm 1% GDP của Mỹ) 
 Nội soi khớp (Để chẩn đoán và điều trị) : chủ yếu được áp dụng ở khớp gối 
 Đánh giá trực tiếp các tổn thương: sụn khớp, bao hoạt dịch, các dây chằng.. 
 Bơm rửa ổ khớp, sửa chữa những tổn thương mặt khớp, cắt sụn chêm, tái tạo 
dây chằng  
 Một hướng phát triển có nhiều hứa hẹn trong tương lai là cấy sụn, ghép sụn tự 
thân để điều trị tích cực hơn các tổn thương của sụn khớp. Các kỹ thuật này có 
thể qua nội soi khớp hoặc kết hợp giữa nội soi và phẫu thuật mở 
 Liệu pháp tế bào gốc tự thân (tế bào gốc từ tế bào máu, từ mô mỡ ) đang được 
nghiên cứu và bước đầu được sử dụng trên thực tế 
 Liệu pháp gene (gene theraphy) là liệu pháp được mong đợi và đang tập trung 
nghiên cứu trong những năm gần đây 
PHÒNG BỆNH 
 Mặc dù Thoái hoá khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, là một 
tất yếu cuả sự phát triển nhưng việc dự phòng vẫn rất quan trọng vì dự phòng có thể 
ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hoá, làm quá trình này xảy ra 
chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. 
 Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, bảo đảm vệ sinh và an 
toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp. 
 Tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập 
thể dục đều đặn, vừa sức (Tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ và tập dưỡng sinh...) 
 Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng. 
 Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại 
khớp và cột sống 
 Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh dư cân. Đặc biệt cần bổ xung 
Calci, Phospho, Vitamin D, nhóm B, C, Collagen type II... vào khẩu phần ăn hàng 
ngày của người có tuổi. 
KẾT LUẬN 
 Thoái hoá khớp là bệnh kéo dài, thường gây đau đớn, lại thường xảy ra ở người có 
tuổi vì vậy việc sử dụng thuốc cần rất thận trọng và phải có chỉ định và theo dõi sát 
của thầy thuốc (kể cả việc sử dụng các thuốc giảm đau đơn thuần). 
 Cần kết hợp ngay từ đầu điều trị và phòng ngừa, điều trị triệu chứng và điều trị 
bệnh, điều trị bằng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc (tập luyện, vận động 
dinh dưỡng đúng cách) 
 Các thuốc làm cải thiện cấu trúc sụn hay phục hồi các tổn thương sụn thường chưa 
đạt kết quả như mong đợi, nên cần phải tích cực phòng ngừa và điều trị sớm 
 Cần chú ý đến trọng lượng cơ thể và tránh áp lực quá tải kéo dài trên sụn khớp 
 Tránh sử dụng thuốc kháng viêm khi không cần thiết, đặc biệt là việc lạm dụng 
Corticosteroids vì sẽ gây các biến chứng (phụ thuộc Corticosteroid, loãng xương, rối 
loạn nội tiết và chuyển hoá, cao huyết áp, tiểu đường....) làm nặng thêm tình trạng 
thoái hóa khớp 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cibulka MT, White DM, Woehrle J, et al. Hip pain and mobility deficits-hip osteoarthritis: 
clinical practice guidelines linked to the International Classification of Functioning, 
Disability, and Health from the Orthopaedic Section of the American Physical Therapy 
Association. J Orthop Sports Phys Ther. 2009;39(4):A1-A25. Summary retrieved from 
National Guideline Clearinghouse at  
Last accessed September 17, 2010. 
2. American Academy of Orthopaedic Surgeons. Treatment of Osteoarthritis of the Knee 
(Non-Arthroplasty). Rosemont, IL: American Academy of Orthopaedic Surgeons; 2008. 
Summary retrieved from National Guideline Clearinghouse at 
 Last accessed September 17, 2010. 
3. National Collaborating Centre for Chronic Conditions. Osteoarthritis: The Care and 
Management of Osteoarthritis in Adults. London: National Institute for Health and Clinical 
Excellence; 2008. Summary retrieved from National Guideline Clearinghouse at 
 Last accessed September 17, 2010. 
4. Altman R.D. Evidence – Based Medicine in the Management of Osteoarthritis. San 
Francisco, November 2006. 
5. Beary J.F. Osteoarthritis. Manual of Rheumatology and Outpatient Orthopedic Disorders. 
5th Edition, 2008. 
6. EULAR Congress News. Annual European Congress of Rheumatology. June 2015. Roma 
7. Osteoarthritis Fact Sheet. Centers for Disease Control and Prevention. Available at 
https://www.cdc.gov/arthritis/basics/osteoarthritis.htm. February 7, 2018; Accessed: March 
14, 2018. 
8. American Academy of Orthopaedic Surgeons. Treatment of Osteoarthritis (OA) of the 
Knee. AAOS: American Academy of Orthopaedic Surgeons. Available at 
 Accessed: July 8, 2013 
9. Harrison L. Suspect Stem Cell Treatments Touted for Knee Arthritis. Medscape Medical 
News. Available at https://www.medscape.com/viewarticle/893665. March 8, 2018; 
Accessed: March 14, 2018. 

File đính kèm:

  • pdfthoai_hoa_khop_le_anh_thu.pdf
Tài liệu liên quan