Thiết kế hệ thống báo cháy và xây dựng ứng dụng giám sát, điều khiển

Tóm tắt

Bài báo này trình bày việc nghiên cứu, thiết kế hệ thống báo cháy và xây dựng một ứng

dụng để giám sát và điều khiển hệ thống. Hệ thống báo cháy được chế tạo có thể mở

rộng tối đa 16 kênh riêng biệt, mỗi kênh có thể nối tối đa 16 cảm biến. Với hệ thống báo

cháy này, các cảm biến sẽ giám sát liên tục các khu vực và gửi về bộ điều khiển trung

tâm, tủ trung tâm được truyền thông với 1 màn hình cảm ứng 7 inch giúp cho việc giám

sát và hiển thị rất trực quan. Hệ thống được chế tạo có khả năng chỉ báo được chính xác

khu vực cháy bằng âm thanh và ngoài ra nhóm tác giả còn xây dựng một ứng dụng để

giám sát và điều khiển hệ thống ở bất kỳ đâu khi có internet bằng điện thoại thông minh,

máy tính bảng hay laptop.

pdf6 trang | Chuyên mục: Cơ Sở Tự Động | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thiết kế hệ thống báo cháy và xây dựng ứng dụng giám sát, điều khiển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 up to 16 sensors. With this fire alarm 
system, the sensors continuously monitor the area and send it to the central controller. 
The center controller is communicated with a 7-inch touch screen for visual monitoring 
and display. The system is capable of accurately indicating the area of fire by sound and 
in addition the team also builds an application to monitor and control the system wherever 
the internet is available by smartphone, tablet or laptop. 
Keywords: Fire alarm system, sensor. 
1. Đặt vấn đề 
Trong năm vừa qua đã chứng kiến rất nhiều vụ hỏa hoạn tại những khu chung cư, chúng để lại 
những hậu quả to lớn về cả nhân mạng và tài sản. Mặc dù nguyên nhân chính xuất phát từ sự bất cẩn 
của con người trong sinh hoạt, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, cô lập được sự lây lan của đám 
cháy thì chúng ta sẽ không phải chịu những thiệt hại lớn. Đây chính là nhiệm vụ chính của một hệ 
thống báo cháy. 
Theo những khảo sát thực tế tại các khu nhà ở tập thể cho thấy rằng hầu hết các hệ thống 
báo cháy, việc cảnh báo cháy bằng âm thanh chỉ dừng lại ở tiếng còi báo động mà chưa hề phát đi 
được tín hiệu thông báo bằng âm thanh khu vực cụ thể đang xảy ra cháy. Hơn nữa, các hệ thống 
báo cháy được lắp đặt một cách độc lập, cần phải có sự kiểm tra và bảo trì thường xuyên của con 
người, không thể giám sát được từ xa và điều này dẫn đến khả năng mất an toàn cũng như sự 
chủ quan của người giám sát. Với các hệ thống lớn với nhiều cảm biến đặt tại các vị trí khó có thể 
tiếp cận và kiểm tra thường xuyên thì hỏng hóc là điều không tránh khỏi. 
Từ những nguyên nhân trên, nhóm tác giả đã thiết kế thử nghiệm một hệ thống báo cháy có 
khả năng thông báo chính xác vị trí cháy và có thể giám sát, điều khiển từ xa bất kỳ nơi nào có 
3G/Wifi bằng các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng, laptop. 
2. Giới thiệu chung về hệ thống báo cháy 
Hệ thống báo cháy có chức năng phát hiện và phát tín hiệu báo động khi có cháy xảy ra. Hệ 
thống báo cháy gồm: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy, các bộ phận liên kết, 
nguồn điện... 
+ Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu 
báo cháy tự động và thực hiện các chức năng: Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín 
hiệu báo động cháy đồng thời chỉ thị địa điểm xảy ra cháy; Kiểm tra khả năng làm việc bình 
thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, ngắn mạch.; Tự động điều khiển 
sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác [3]. 
+ Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector): Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện 
tượng kèm theo sự cháy (tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng) và truyền tín hiệu tới trung tâm báo 
 38 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 
cháy để kịp thời xử lý [3]. Có các loại đầu báo cháy như đầu báo cháy nhiệt (Heat detector), đầu 
báo cháy lửa (Flame detector), đầu báo cháy khói (Smoke detector). 
+ Hộp nút ấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị dùng để thực hiện việc báo cháy bằng 
tay qua quá trình ấn nút báo động. 
+ Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị duy trì năng lượng điện cho hệ thống báo 
cháy luôn trong trạng thái hoạt động. 
+ Các bộ phận liên kết (Conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn 
tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy. 
3. Thiết kế tủ báo cháy 
3.1. Thiết kế sơ đồ khối chung 
Cảm biến được ghép nối với vỉ mạch của 
trung tâm báo cháy sẽ thu thập dữ liệu đưa về hệ 
thống. Vi điều khiển xử lý tín hiệu và truyền thông 
đến màn hình cảm ứng HMI theo giao thức 
Modbus RTU qua cổng truyền thông RS485. Màn 
hình cảm ứng HMI được kết nối với máy tính chủ 
theo giao thức Modbus TCP/IP qua cổng truyền 
thông Ethernet. Bằng việc cài đặt và xây dựng 
trên máy chủ bộ ứng dụng ATSCADA, máy tính 
chủ sẽ thu thập dữ liệu thời gian thực từ màn 
hình cảm ứng HMI và đưa dữ liệu lên Web. 
Hình 1. Sơ đồ khối chung của hệ thống 
Từ đây người dùng có thể điều khiển và giám sát sự cố có cháy tòa nhà của mình từ xa, 
bằng bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet. 
3.2. Thiết kế vỉ báo cháy 
Bộ xử lý trung tâm được chọn lựa để thiết kế vỉ báo cháy là vi điều khiển ATmega32. Đây là 
một loại vi điều khiển tương đối mới của hãng ATMEL với kiến trúc rất phức tạp. ATmega32 sử 
dụng kiến trúc RISC (Reduced Instruction Set Computer) AVR, tốc độ xử lý lệnh lên đến 16 triệu 
lệnh/giây ở tần số 16MHz [2]. Vỉ báo cháy được chế tạo bao gồm một số module chính sau: 
+ Module mạch cảm biến báo cháy; 
+ Module mạch cấu hình cho vi điều khiển; 
+ Module truyền thông với màn hình cảm ứng; 
+ Module nguồn, mạch báo động và test chức năng. 
Mạch điều khiển được thiết kế trên phần mềm thiết kế chuyên dụng Orcad (vì mạch nguyên 
lý có kích thước lớn lên không đính kèm trong bài báo). Hình 2 là sơ đồ khối kết nối các Module 
của vỉ báo cháy, Hình 3 là vỉ báo cháy khi đã xây dựng hoàn thiện. 
Hình 2. Sơ đồ khối kết nối các module của vỉ 
báo cháy [3] 
Hình 3. Vỉ báo cháy khi hoàn thiện 
 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 39 
3.3. Thiết kế tủ báo cháy 
Tủ báo cháy được thiết kế sử dụng 1 tủ có kích thước 60*40 cm có bố trí thiết bị mặt trong 
và mặt ngoài như Hình 4 và Hình 5. 
Hình 4. Thiết kế mặt ngoài tủ 
báo cháy 
Hình 5. Bố trí thiết bị trong tủ 
Hình 6. Tủ báo cháy 
sau khi đấu nối 
Hình 7 là sơ đồ đấu nối đã được xây dựng và Hình 6 là tủ báo cháy sau khi đã đấu nối xong. 
Hình 7. Sơ đồ nối dây từ vỉ báo cháy đến các thiết bị 
3.4. Xây dựng phần mềm điều khiển, giám sát hệ thống 
3.4.1. Xây dựng thuật toán điều khiển cho hệ thống báo cháy 
Các thuật toán điều khiển đã xây dựng gồm các thuật toán chính như thuật toán truyền 
thông, thuật toán báo sự cố ngắn mạch, thuật toán báo động khi có sự cố cháy, thuật toán báo sự 
cố hở mạch. Hình 14 và Hình 15 thể hiện thuật toán báo động khi có cháy và thuật toán báo sự cố 
hở mạch đã xây dựng. 
3.4.2. Xây dựng phần mềm điều khiển, giám sát cho hệ thống báo cháy 
Dựa trên các thuật toán đã xây dựng, cùng với việc liệt kê và gán các địa chỉ vào ra, ta xây 
dựng chương trình điều khiển bằng phần mềm CodeVision Studio. 
Giao diện giám sát hệ thống báo cháy bao gồm các giao diện chính như giao diện cài đặt 
chung, giao diện giám sát chung, giao diện cài đặt module báo cháy, giao diện lịch sử báo động, 
giao diện danh sách báo động. 
 40 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 
Hình 8. Giao diện cài đặt chung 
Hình 9. Giao diện giám sát chung 
Ngoài ra màn hình cảm ứng còn được lập trình điều khiển các file âm thanh để thông báo vị 
trí chính xác của khu vực đang có cháy. Các file âm thanh được tác giả thu âm và lưu giữ trong 
USB, USB này sẽ được cắm vào màn hình cảm ứng. Hình 12 thể hiện các bước cài đặt âm thanh 
và hình 13 thể hiện quá trình cài đặt âm thanh. 
Hình 10. Giao diện danh sách báo động 
Hình 11. Giao diện lịch sử báo động 
Hình 12. Các bước cài đặt âm thanh 
Hình 13. Quá trình cài đặt file âm thanh 
 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 41 
˜
˜
Hình 14. Thuật toán báo động khi có cháy Hình 15. Thuật toán báo động hở mạch 
4. Xây dựng ứng dụng để giám sát và điều khiển 
Bằng việc xây dựng 1 ứng dụng, hệ thống báo cháy sẽ được giám sát và điều khiển qua 
mạng Internet. Nhóm tác giả xây dựng một ứng dụng dựa trên phần mềm Visual Studio 2013, kết 
hợp với công cụ hỗ trợ ATSCADA [4]. Ứng dụng này khi hoàn thiện sẽ chạy theo thời gian thực 
cùng với hệ thống, đóng vai trò là một Webserver, mọi trạng thái báo cháy, trạng thái hoạt động 
của van cứu hỏa đều có thể được giám sát và điều khiển qua mạng internet [1]. 
Hình 16. Giao diện phần mềm Visual studio 
Hình 17. Giao diện hệ thống khi truy cập bằng 
Smartphone 
 42 Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải Số 55 - 8/2018 
Hình 18. Giao diện hệ thống khi sử dụng laptop truy cập bằng tên miền hethongbaochay.ddns.net 
Với việc đăng ký một tên miền hethongbaochay.ddns.net, mở port cho modem, hệ thống 
báo cháy có thể được truy cập từ bất cứ đâu có mạng internet. Hình 18 là giao diện Web khi truy 
cập bằng một laptop, hình 17 là giao diện Web khi truy cập bằng điện thoại thông minh. 
Sau khi đã xây dựng xong hệ thống báo cháy, thử nghiệm các tính năng đã đúng như thuật 
toán xây dựng, kết quả cho thấy hệ thống hoạt động đúng chức năng và thỏa mãn yêu cầu đặt ra. 
5. Kết luận 
Hệ thống báo cháy thiết kế đã đáp ứng cơ bản được các nhiệm vụ và yêu cầu đã đặt ra đó 
là xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống báo cháy cho một chung cư gồm nhiều khu vực, địa điểm. 
Với hệ thống này thì việc sửa chữa và bảo trì hệ thống sẽ dễ dàng do chủ động được công nghệ, 
nhà quản lý có thể kiểm tra tình trạng của hệ thống thông qua website. 
Hệ thống được chế tạo nhằm hướng tới lắp đặt trong các khu dân cư, tòa nhà cao tầng và 
trong các nhà máy công nghiệp. Ngoài ra, hệ thống còn có thể được sử dụng là một thiết bị thực 
hành, thí nghiệm cho các sinh viên khoa Điện - Điện tử. 
Hiện nay số lượng kênh báo cháy vẫn chưa cao, một tủ báo cháy có thể mở rộng tối đa 16 
kênh, mỗi kênh nối được tối đa 16 cảm biến. Hướng phát triển tiếp theo của nhóm nghiên cứu là 
xây dựng một hệ thống báo cháy địa chỉ để tăng số kênh lên cao hơn nữa nhằm phục vụ cho 
những công trình, tòa nhà cao tầng yêu cầu hệ thống báo cháy với số kênh giám sát lớn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đinh Anh Tuấn, Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA, NXB Hàng Hải, 2017 
[2] Lê Ngọc Bích, Phạm Quang Huy, Ứng dụng vi xử lý và vi điều khiển, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2016. 
[3] Lê Tất Thành, Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống báo cháy tự động dạng 
phân tán đa điểm có giám sát trên màn hình cảm ứng HMI”, Trường Đại học Hàng hải Việt 
Nam, 2014. 
[4] Jon D.Reid, Jacob Hammer Pedersen, Morgan Skinner, Karli Watson, Christian Nagel, 
Beginning Visual C# 2010, Wrox, 2011. 
Ngày nhận bài: 22/6/2018 
Ngày nhận bản sửa: 02/8/2018 
Ngày duyệt đăng: 10/8/2018 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_he_thong_bao_chay_va_xay_dung_ung_dung_giam_sat_die.pdf
Tài liệu liên quan