Thi pháp học thể loại – Từ cổ điển đến hiện đại

Tóm tắt

Khuynh hướng Thi pháp học thể loại đã xuất hiện từ thời cổ đại. Đến nay, nó vẫn là hướng nghiên cứu

chủ lực trong các khuynh hướng của Thi pháp học. Bài viết phác họa bức tranh tổng thể về tình hình

nghiên cứu Thi pháp học thể loại trên thế giới và Việt Nam. Hy vọng rằng, nó sẽ giúp người đọc hình

dung được phần nào sự phát triển của văn học.

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thi pháp học thể loại – Từ cổ điển đến hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
dành một mục bàn về tiểu thuyết. Thạch 
Lam tham gia tranh luận về chức năng của 
tiểu thuyết. Những bài này đăng trên báo 
Ngày nay, Chủ nhật trong các năm 1939 - 
1940, được in lại trong tập Theo giòng 
(1962). Vũ Bằng cũng có nhiều bài bàn về 
thể loại tiểu thuyết đăng trên báo Trung - 
Bắc chủ nhật, in lại trong chuyên luận 
Khảo về tiểu thuyết (1955). Nhưng có lẽ, 
công trình khảo cứu đồ sộ nhất về văn xuôi 
là Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan. 
Tác phẩm được in lần đầu năm 1942, gồm 
4 tập, có nhiều trang lí luận về thể loại tiểu 
thuyết. Ngoài những công trình này, còn có 
nhiều bài viết khác bàn về các thể loại văn 
chương đăng rải rác trên các báo 
Trong giai đoạn 1955 - 1975, ở miền 
Nam, công việc nghiên cứu thể loại vẫn 
được tiếp tục. Về luật thơ cổ điển, Diên 
Hương có hai cuốn sách là Thi pháp (1958 
- 1960) và Phép làm thơ (1963). Về thơ 
hiện đại, năm 1956, NXB Lạc Việt công bố 
tập tiểu luận Tìm hiểu thơ tự do (nhiều tác 
giả). Năm 1965, NXB Sáng tạo ra mắt tập 
phê bình Thảo luận về văn nghệ tiền chiến, 
về nhân vật trong tiểu thuyết, về thơ 
Nhưng nếu nói đến những công trình lý 
luận thể loại có tính học thuật cao thì phải 
kể ra: Nguyên tắc sáng tác thơ ca (Vũ Văn 
Thanh, 1959), Luật thơ mới (Minh Huy, 
1961), Quan niệm và sáng tác thơ (Đoàn 
Thêm, 1962), Thi ca và tư tưởng (Bùi 
Giáng, 1969), Từ thơ Mới đến thơ Tự do 
(Bằng Giang, 1969), Thơ là gì? (Đặng 
Tiến, 1973), Kỹ thuật sáng tác thơ (Trương 
Linh Tử) 
Thể loại tiểu thuyết cũng được đầu tư 
nghiên cứu, tiêu biểu là các chuyên luận: 
Tiểu thuyết hiện đại (Tràng Thiên, 1963), 
Viết và đọc tiểu thuyết (Nhất Linh viết năm 
1960, in năm 1969), Xây dựng tác phẩm 
tiểu thuyết (Nguyễn Văn Trung, 1972), Văn 
học và tiểu thuyết (Doãn Quốc Sỹ, 1972). 
Về các bài báo bàn về tiểu thuyết, có: 
Truyện và thơ trong tiểu thuyết của Michel 
Butor (Hoàng Thái Linh, 1961), Hiện hữu 
của tiểu thuyết (Lê Tuyên, 1961), Tiểu 
thuyết hiện sinh là gì ? (Đỗ Ngọc, 1972), 
Nghệ thuật và bản chất của tiểu thuyết 
(Hoàng Vũ Đức Vân, 1974). Năm 1974, 
NXB Sóng ra mắt cuốn Những truyện ngắn 
hay nhất của quê hương chúng ta có đăng 
những ý kiến về thể loại truyện ngắn. Một 
số báo mở diễn đàn trao đổi về các thể loại 
văn xuôi. Năm 1963, tạp chí Văn nghệ mở 
diễn đàn: “Ý kiến về truyện ngắn”. Năm 
1969, tạp chí Khởi hành phỏng vấn 12 nhà 
văn về kỹ thuật viết truyện dài, truyện ngắn. 
Tạp chí Bách khoa cũng thường đăng các ý 
kiến về truyện ngắn, tiểu thuyết Ngoài ra, 
chúng ta còn có thể thấy một bức tranh đa 
dạng về lý luận thể loại tiểu thuyết trước 
1975 qua các tuyển tập: Khảo về tiểu thuyết 
- những ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết 
trước 1945 (Vương Trí Nhàn biên soạn, 
1996), Bàn về tiểu thuyết (Bùi Việt Thắng 
biên soạn, 2000). 
Ở miền Bắc trong giai đoạn 1955 - 
1975, cũng xuất hiện một số công trình 
nghiên cứu thể loại văn chương. Nhiều 
18 
giáo trình có dành chương mục nói về các 
thể loại văn chương như: Nguyên lí văn 
học (1959) của Nguyễn Lương Ngọc, Cơ 
sở lí luận văn học (tập III, 1970) của Trần 
Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh 
Đức. Có hai chuyên luận về tiểu thuyết. 
Nguyễn Đình Thi viết chuyên luận Công 
việc của người viết tiểu thuyết (1964) để 
truyền đạt kinh nghiệm sáng tác cho các 
nhà văn trẻ. Phan Cự Đệ có chuyên luận 
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, gồm hai tập 
(1974 - 1975). Trong đó, có bàn về lịch sử 
phát triển của thể loại tiểu thuyết ở Việt 
Nam và thế giới. Tuy nhiên, những công 
trình gần gũi với Thi pháp học thể loại hơn 
cả là Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể 
loại (Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, 
1971), Thể lục bát từ ca dao đến Truyện 
Kiều (Nguyễn Văn Hoàn, 1974) 
Sau năm 1975, có rất nhiều công trình 
nghiên cứu thể loại văn chương. Ta có thể 
chia các công trình Thi pháp học thể loại ở 
Việt Nam thời kỳ này thành các nhóm sau: 
Những công trình bàn về thể loại thơ 
Thứ nhất, những công trình nghiên 
cứu, phê bình thi pháp thơ ca dân gian: Tục 
ngữ Việt Nam, cấu trúc và Thi pháp 
(Nguyễn Thái Hòa), Tìm hiểu thi pháp tục 
ngữ Việt Nam (Phan Thị Đào), Thi pháp ca 
dao (Nguyễn Xuân Kính), Cung oán ngâm 
khúc trên bước đường phát triển của thể 
song thất lục bát (Đặng Thanh Lê), Chung 
quanh mấy quan niệm về luật bằng trắc 
trong thơ lục bát (Hồng Diệu), Một số cách 
tân trong thể thơ lục bát hiện đại (Hà 
Quảng), Vần trong thơ lục bát (Võ Bình), 
Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền 
đến ca dao hiện đại (Nguyễn Hằng 
Phương), Thi pháp đồng dao và mối quan 
hệ với thơ thiếu nhi (Chu Thị Hà Thanh). 
Và những công trình nghiên cứu về thi 
pháp các thể loại văn chương dân gian của 
Hà Bình Trị, Nguyễn Xuân Đức, Trần 
Hoàng, Lê Trường Phát... 
Thứ hai, những công trình bàn về thi 
pháp thơ trung đại: Phân tích tác phẩm văn 
học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại 
(Lã Nhâm Thìn), Thi pháp miêu tả thể phú 
(Phạm Tuấn Vũ). Về Thi pháp thơ Đường, 
có tới năm công trình của Quách Tấn, 
Nguyễn Thị Bích Hải, Lương Duy Thứ, 
Nguyễn Khắc Phi - Trần Đình Sử, Nguyễn 
Đình Phức Ngoài ra, luật thơ Đường và 
các thể thơ trung đại khác cũng được bàn 
đến trong các công trình: Hình thức cổ thi 
Trung Quốc (Hồ Sĩ Hiệp), Học nhanh luật 
thơ Đường (Hoài Yên), Tiếp cận thơ 
Đường luật Việt Nam sau thế kỷ XIX từ góc 
nhìn thể loại và thi pháp (Lê Đình Sơn), 
Giới thiệu các luật thơ, thể thơ, cách làm 
thơ (Hoàng Xuân Họa), Sổ tay tiếp cận thi 
pháp và thực hành thi phạm (Lê Hưng 
VKD), Loại hình tác phẩm “Thiền uyển 
tập anh” (Nguyễn Hữu Sơn) 
Thứ ba, những công trình bàn về thi 
pháp thơ Việt Nam hiện đại: Sự tiếp thu về 
mặt thi pháp của thơ Mới đối với thơ 
Đường (Lê Thị Anh), Vần, thanh điệu, 
nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ tiếng 
Việt (Nguyễn Thị Phương Thùy), Thơ tân 
hình thức Việt - tiếp nhận và sáng tạo 
(nhiều tác giả) Nhiều công trình lí luận 
thể loại ở Việt Nam mang dấu ấn của các 
trường phái: Ngôn ngữ học, Ký hiệu học, 
Cấu trúc luận phương Tây như: Thơ là gì ? 
(Phan Ngọc), Thi pháp học, Thi pháp thơ 
(Đỗ Đức Hiểu), Thơ và hình thức thơ 
(Hoàng Trinh) 
Những công trình bàn về thể loại 
truyện và kịch 
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu 
thi pháp loại hình tự sự nói chung và truyện 
ngắn nói riêng: Truyện Nôm: lịch sử phát 
triển và thi pháp thể loại (Kiều Thu 
Hoạch), Truyện thơ Nôm: những nghiên 
cứu hình thái học (Nguyễn Phong Nam), 
Truyện thơ Tày: Nguồn gốc, quá trình phát 
triển và thi pháp thể loại (Vũ Anh Tuấn), 
19 
Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam 
(Trần Nho Thìn), Năm bài giảng về thể loại 
(Hoàng Ngọc Hiến), Phân tích tác phẩm 
văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể 
loại (Nguyễn Văn Long), Truyện ngắn, 
những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại 
(Bùi Việt Thắng), Truyện ngắn Việt Nam: 
Lịch sử - Thi pháp - Chân dung (Phan Cự 
Đệ chủ biên), Nghệ thuật và phương pháp 
viết văn (Tô Hoài), Nghệ thuật viết truyện 
ngắn và ký (nhiều tác giả), Tìm hiểu truyện 
ngắn (Trần Thanh Địch), Giáo trình sáng 
tác truyện ngắn (Văn Giá) 
Thứ hai, những công trình nghiên cứu 
thi pháp tiểu thuyết: Xác và hồn của tiểu 
thuyết (Hoài Anh biên soạn), Tiểu thuyết 
sử thi, mấy vấn đề đặc trưng thể loại 
(Phạm Ngọc Hiền), Thành tựu văn xuôi 
Việt Nam sau đổi mới từ góc nhìn tương 
tác thể loại (Trần Viết Thiện), Tiểu thuyết 
Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới 
(Phùng Văn Tửu), Sự tự do của tiểu thuyết, 
một khía cạnh thi pháp (Đặng Anh Đào), 
Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của E. 
Hemingway (Đào Ngọc Chương), Đặc 
trưng truyện trinh thám hậu hiện đại trong 
tiểu thuyết “Tin tức về một vụ bắt cóc” của 
Gabriel Garcia Marquez (Phan Tuấn Anh), 
Trần trụi với văn chương và ngòi bút trinh 
thám phản truyền thống (Nguyễn Thị 
Thanh Hiếu), Lí luận tiểu thuyết ở Việt 
Nam thế kỷ XX (Nguyễn Văn Tùng), Lí 
luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên 
cứu, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX 
(Nguyễn Thị Kiều Anh) 
Thứ ba, những công trình nghiên cứu 
về thi pháp kịch và ứng dụng Thi pháp học 
thể loại trong nhà trường. Về những công 
trình thi pháp kịch, có: Một vài điểm khác 
nhau giữa A-rít-tốt và Béc-tôn Bơ-rếch về 
nghệ thuật sân khấu (Nguyễn Ngọc 
Lượng), Xây dựng cốt truyện kịch (Hồ 
Ngọc), Mấy vấn đề về kịch và thi pháp kịch 
(Đỗ Đức Hiểu), Về Thi pháp kịch (Tất 
Thắng), Phong cách và Thi pháp trong 
nghệ thuật cải lương (Hà Văn Cầu), Làm 
sao viết kịch bản phim? (Phạm Thùy 
Nhân), Viết kịch bản điện ảnh và truyền 
hình (Sâm Thương) Và các công trình 
nghiên cứu việc dạy học các thể loại văn 
chương từ góc độ thi pháp: Thi pháp học 
thể loại và việc đổi mới dạy học Ngữ văn 
trong nhà trường phổ thông (Phạm Thị 
Thu Hương), Phân tích tác phẩm văn học 
từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư 
Khánh), Thi pháp trong văn học thiếu nhi 
(Bùi Thanh Truyền chủ biên) 
Thật khó có thể thống kê hết các công 
trình Thi pháp học thể loại trên thế giới và 
Việt Nam. Bởi lẽ, khuynh hướng này có 
một lịch sử nghiên cứu rất lâu đời. Trong 
văn chương hiện đại, các thể loại diễn biến 
rất phức tạp. Các thể loại cũ đang biến đổi, 
một số thể loại mới đang nảy sinh, định 
hình. Các nhà Thi pháp học vẫn tiếp tục 
làm công việc đúc kết mô hình khái quát 
của các thể loại đã ổn định, dự báo hướng 
đi của các thể loại mới. Bởi vậy, khuynh 
hướng Thi pháp học thể loại sẽ mãi song 
hành cùng với sự sinh tồn của văn chương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aristote – Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ 
ca. Văn tâm điêu long (tái bản), Nxb Văn 
học, Hà Nội. 
2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu 
thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu) – 
Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 
3. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận Thi 
pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
4. Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2007), Lý 
luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
5. Hoàng Trinh (1998), Tuyển tập văn học, 
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 15/8/2015 Biên tập xong: 15/10/2015 Duyệt đăng: 20/10/2015 

File đính kèm:

  • pdfthi_phap_hoc_the_loai_tu_co_dien_den_hien_dai.pdf