“Thế/vậy” dưới góc độ thực hành tiếng

Trong việc tiếp nhận tiếng Việt như một ngoại ngữ, đại từ là một hệ thống khó nắm bắt

đối với người nước ngoài, đặc biệt là các đại từ có khả năng sử dụng đa dạng như thế/ vậy. Trong

bài viết này chúng tôi sẽ phân tích thế/ vậy dưới góc độ thực hành tiếng, nghĩa là trình bày các

biểu hiện hình thức của nó để từ đó rút ra những nhận xét có tính nguyên tắc trong việc dạy

tiếng. Chúng tôi tiếp cận thế/ vậy ở hai biểu hiện: thế/ vậy dùng trong liên kết câu (hồi chỉ cái đã

đề cập trước đó trong văn bản) và thế/ vậy dùng trong liên kết tình huống (chỉ cái đã biết trong

tình huống thực tế chứ không có mặt trong văn bản)

pdf12 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung “Thế/vậy” dưới góc độ thực hành tiếng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hế kỷ XX (chẳng hạn của “Tín đức thư xã”) vầy khứ chỉ rất phổ biến. Ví dụ: 
(26) a. Nghiêm Tử Lăng tâu rằng: “Chúa công hãy nghe theo lời tôi mà điều binh khiển tướng 
như vầy... như vầy... thì lo chi chẳng trọn thắng”. Quan Võ nghe sắp đặt như vậy thì cả 
mừng và khen rằng (...) 
 b. Trong chiến thơ nói như vầy: “Ta có nghe rằng (...)”. 
 c. Có thơ khen Đặng Võ như vầy: “Gửi bước non xanh trót mấy đông (...) 
(Đông Hớn diễn nghĩa, Tập 1, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp in lại, 1991) 
(Như) vầy có thể thay bằng một ngữ đoạn danh từ (như) thế này. 
Ngoài ra, vầy cũng có khả năng xuất hiện trong bối cảnh cần liên kết tình huống ngoài văn 
bản mà chúng tôi sẽ nói thêm trong phần sau đây. 
Từ những điều trên có thể nói rằng thế/ vậy không có chức năng khứ chỉ. (Trong “Từ điển 
tiếng Việt”, ở cả hai mục từ này đều không có ví dụ nào về cách sử dụng khứ chỉ). 
2. Thế/ Vậy trong liên kết các tình huống ngoài văn bản 
Cũng như các đại từ khác, thế/ vậy không chỉ có chức năng thay thế. Vì vậy, chúng ta cần 
phân biệt thế/ vậy trong chức năng liên kết văn bản với thế/ vậy trong hội thoại trực tiếp. 
10 
Trong hội thoại trực tiếp, người ta thường dùng thế/ vậy để chỉ cái hiện thực đang ở trước mắt 
người tham gia hội thoại. Với chức năng sau, “Từ điển ngữ pháp tiếng Việt cơ bản” có đưa ra 
một tình huống sử dụng vậy và một tình huống sử dụng thế: 
Tình huống A : Bé Mai vẽ con chó có cái đầu rất to. Anh bé Mai nhìn thấy và nói: “Em vẽ vậy 
không đẹp đâu”. [4,404] 
Tình huống B: Tân nấu cơm. Anh cho thật nhiều nước vào nồi. Vợ anh nói: “Anh làm thế không 
được đâu”. [4, 356]. 
Trong cả hai trường hợp trên, thế/ vậy không thể là một từ hồi chỉ để tạo mạch lạc trong văn 
bản. Bởi vì nó không được dùng để thay thế một thành phần nào trong văn cảnh trước đó. Trong 
tình huống A, vậy chỉ cách mà bé Mai vừa vẽ. Trong tình huống B, thế được dùng để chỉ việc 
Tân cho thật nhiều nước vào nồi. Bối cảnh làm tiền đề cho phát ngôn là bối cảnh phi ngôn từ. 
Theo Chafe, người nói và người nghe có thể chia sẻ cùng một kiến thức trong bối cảnh phi ngôn 
từ ấy. Bối cảnh đó là những sự việc mà cả hai người tham gia hội thoại cùng chứng kiến. 
“Từ điển tiếng Việt” (1995) cũng đã giải thích về thế/ vậy như sau: “từ dùng để chỉ điều như 
hoặc coi như đã biết, vì () đang là thực tế ở ngay trước mắt” [2,901]. 
Theo quan sát của chúng tôi, ở cách dùng này, thế/ vậy thường đi với những vị từ biểu thị 
thuộc tính của sự vật hoặc hành động/ quá trình hoặc ít nhất cũng tiềm tàng khả năng xuất hiện 
các vị từ này, vì đây chính là những yếu tố giúp phân lập và xác định sự vật/ sự tình đang được 
đề cập (nếu không thì người nói buộc phải sử dụng các từ chỉ xuất khác như này, đó, kia). So 
sánh: 
(27) a. Nhà như vậy thì chắc chắn là giá cao rồi. 
b. Nhà đẹp (như) vậy thì chắc chắn là giá cao rồi. 
c. Nhà được thiết kế (như) vậy thì chắc chắn là giá cao rồi. 
d. Nhà đó/ này thì chắc chắn là giá cao rồi. 
Vậy ở đây cũng không phải là từ hồi chỉ, nó được dùng trực chỉ để “chỉ định” cái “nhà” đang 
ở trước mắt người nói và người nghe. 
 Trần Ngọc Thêm cho đây cũng là một loại liên kết, nhưng là “liên kết khiếm diện”, chỉ phổ 
biến trong khẩu ngữ. Chính vì vậy, theo ông, chỉ có những người có mặt tại toạ độ giao tiếp mới 
hiểu hết được nội dung các lời thoại, bởi chỉ có họ mới xác định được các chủ tố nằm ngoài lời 
nói của những đại từ được sử dụng [7,175]. Chúng tôi cho rằng đây là một cách nói thể hiện “áp 
lực của hệ thống”. Bởi vì liên kết bao giờ cũng là liên kết hai hoặc nhiều yếu tố với nhau, hơn 
nữa ở đây lại càng không thể nói đến “liên kết văn bản”. Chính vì vậy, trong chừng mực nào đó, 
nếu có sự liên kết thì không phải là liên kết “khiếm diện” mà là liên kết tình huống: người nói 
dùng thế/ vậy để gắn (=liên kết) phát ngôn của mình với tình huống trước mắt (thực ra là sự vật/ 
sự tình). 
Với nghĩa này, thế/ vậy được sử dụng trong một số cấu trúc hỏi khá quen thuộc với người 
Việt: 
(28) Mẹ ơi, con cá gì mà có cái mỏ dài quá vậy, thằng con chỉ tay vào con vịt, hỏi. (Nguyễn Ngọc 
Tư - Món nợ không thể đòi) 
Cấu trúc câu hỏi như sau: “...gì mà X thế/ vậy?”. Kiểu câu hỏi này thường được sử dụng khi 
người nói thấy trước mắt mình hoặc cho rằng người nghe đã biết về một sự vật/ sự kiện nào đó 
(thằng bé thấy “con cá có mỏ dài”), và muốn đặt câu hỏi về cái thực thể mang thuộc tính được 
chỉ định bằng vậy. 
11 
Ngoài ra, còn có các cấu trúc tương tự như “sao V – X thế/ vậy?”, “... đâu mà X thế/ vậy?”, 
“ai mà X thế/ vậy?”. 
Những điều vừa trình bày cho phép mở ra một hướng giải thích có hệ thống cho một hiện 
tượng ngữ pháp thuộc vào loại khó của tiếng Việt: 
(29) a. Chị đi đâu vậy? 
b. Sao anh làm vậy? 
c. Hôm qua sao chị về sớm vậy? 
Những câu hỏi trên có thể dùng để hỏi một sự tình đang diễn ra hoặc đã diễn ra rồi. Tất cả đều 
gắn với cái quy chiếu trước mắt người tham gia hội thoại hoặc không ở trước mắt nhưng cả hai 
bên hội thoại đều được xem là đã biết. Như vậy, cũng có thể hỏi cả về những sự tình thuộc về 
tương lai, nhưng cái tương lai đó nằm trong kế hoạch/ dự kiến mà cả hai đã biết. 
(30) a. Anh định sẽ tổ chức thế nào vậy? 
b. Bao giờ thì việc đó xong vậy? 
Thế/ vậy trong loại câu hỏi này được người Việt tri nhận tương tự như thế/ vậy trong các câu 
hồi chỉ: 
(31) a. – Vợ nó bỏ nó rồi. 
– Sao vậy? (Hồ Biểu Chánh - Cha con nghĩa nặng) 
b. – Bây giờ vợ em nó cũng không thương em nữa, nó đã bỏ em mà đi lấy chồng khác rồi. 
– Mấy lần cậu dắt mợ xuống đây, tôi coi bộ mợ thương cậu lắm mà, sao bây giờ cậu nói 
cái gì lạ quá vậy? (Hồ Biểu Chánh - Cha con nghĩa nặng) 
Trong “Từ điển tiếng Việt” có mục từ “vầy” và chú thích là phương ngữ, nghĩa giống như vậy 
(nghĩa 1). Tuy nhiên, khảo sát trên hai tác phẩm của hai tác giả Nam bộ là Hồ Biểu Chánh và 
Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi ghi nhận sự có mặt của vầy lên đến 15 lần (trong “Nợ đời” của Hồ 
Biểu Chánh: 8 lần, trong “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư: 7 lần). Trong khi đó, vậy 
vẫn xuất hiện một cách “bình thường”, với đầy đủ ý nghĩa và chức năng như vốn có (“Nợ đời”: 
94 lần, “Cánh đồng bất tận”: 41 lần). Chúng tôi cho rằng ở phương ngữ Nam bộ có một sự phân 
bố bổ sung khá rõ giữa vậy và vầy: vầy xuất hiện trong tất cả các văn cảnh cần “liên kết tình 
huống”, trực chỉ sự vật/ sự tình ở trước mắt người nói hoặc cả hai bên tham gia hội thoại đã biết. 
Một vài ví dụ: 
(32) a. Ngặt vì mầy ở trong nhà tao, ai cũng biết nầy là cháu của tao, mầy chửa oan đẻ lạnh như 
vầy thì còn gì danh giá của tao. (HBC) 
b. Con Phục đứng cúi mặt xuống đất, nước mắt chảy ròng ròng, mà cũng làm thinh, không chịu 
nói tiếng chi hết. Bà Phủ nói rằng: “Thấy nó ở với người ta cực khổ tội nghiệp nên tôi mang 
về đây nuôi. Ai dè nó khốn nạn như vầy”.(HBC) 
c. Thằng Điền nhìn vết thương nó cười, nói không sao, số Hai sống lâu lắm, hai hàng răng 
tươm máu giống hệt nhau như vầy, chắc cú là rắn bông súng cắn chơi thôi.(NNT) 
d. Chị nồng nhiệt bảo chúng tôi lên nhà ngủ, nhà rộng rinh như vầy không cớ gì phải ngủ 
ghe.(NNT) 
KẾT LUẬN 
12 
Đại từ nói chung và thế/ vậy nói riêng, là một nhóm từ không lớn xét về mặt số lượng, nhưng 
được sử dụng với tần số rất cao trong ngôn bản và văn bản. Thế/ vậy thực hiện chức năng đặc 
biệt quan trọng, đó là chức năng hồi chỉ những sự tình đã được nói đến trước đó nhằm tạo sự 
mạch lạc văn bản. Ngoài ra, thế/ vậy còn thực hiện chức năng gắn kết phát ngôn với thực tế trước 
mắt (hoặc đã biết) của người tham gia hội thoại. Đây là một cách nhìn mới giúp giải thích ý 
nghĩa của thế/ vậy khi xuất hiện ở cuối câu - một biểu hiện thường được gọi tên một cách mơ hồ 
là tiểu từ cuối câu. Trong quá trình phân tích, chúng tôi cũng phân biệt hai chức năng khác nhau 
của thế/ vậy: chức năng thay thế và chức năng hồi chỉ. 
Chúng tôi hy vọng rằng những điều trình bày trong bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn hệ thống 
về một hiện tượng mà người nước ngoài khi học tiếng Việt thường cảm thấy khó khăn. 
Chú thích: 
(
1) Do dạng thức không thay đổi, và do khái niệm từ loại vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao, tính từ chỉ xuất 
thường bị nhầm lẫn với đại từ chỉ xuất. Gọi là tính từ (chỉ xuất) trong trường hợp nó đóng vai trò định ngữ cho một 
danh từ trong khi thực hiện chức năng chỉ xuất của nó. 
(
2) Cao Xuân Hạo đưa ra ví dụ: “Thằng Bình đánh em rất đau” và “Nó lại đánh thằng Nam”, “Thằng em lại bị nó 
đánh một trận”, “Hôm sau Bình lại đánh nó một lần nữa”, và phân tích: “Giữa hành động “đánh” hôm sau với hành 
động “đánh” hôm trước không có tính đồng nhất của những vật tồn tại liên tục như Bình, Nam hay cái roi được dùng 
để đánh. Không thể nói rằng trận đòn hôm sau chính là trận đòn hôm trước. Một trận đòn được “lặp lại” hay “tái 
diễn” thật ra là một trận đòn khác ()”. [1,57] 
(
3) Cũng cần chú ý, trong khi học tiếng Việt, người nước ngoài thường sử dụng đó thay cho thế/ vậy. Lý do: (i) họ 
không phân biệt đó hồi chỉ một thực thể với thế/ vậy hồi chỉ một sự tình; (ii) họ không phân biệt đó hoạt động như 
một tính từ (đòi hỏi phải có một danh từ đi trước) với đó hoạt động như một đại từ (chỉ có khả năng xuất hiện đầu 
câu). 
(
4) Ở đây chúng tôi tạm gọi hai yếu tố là/ thì là liên từ để tiện trình bày. Trên thực thế, khi xuất hiện trong cấu trúc 
“Vậy là...”, “Thế thì...”, là/ thì vẫn là hai tác tố đánh dấu đề-thuyết. Điều này sẽ thể hiện trong phần tiếp sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH: 
1. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, q.1, Nxb KHXH, H., 1991. 
2. Hoàng Phê (CB), Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, H., 1995. 
3. Nguyễn Chí Hoà, Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQG Hà Nội, H., 2004. 
4. Nguyễn Văn Huệ (CB), Từ điển ngữ pháp tiếng Việt cơ bản, Nxb ĐHQG Tp.HCM, TpHCM., 2001. 
5. Richards Jack C. et al, Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics, Longman, 
Singapore, 1992. 
6. Quirk Randolph et al, A Comprehensive Grammar of The English Language, Longman, Great Britain, 
1985 
7. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb KHXH, H., 1985. 

File đính kèm:

  • pdfthevay_duoi_goc_do_thuc_hanh_tieng.pdf