Tạp chí Khoa học Kiến trúc & Xây dựng - Số 32/2018

4 Officetel – Thực trạng nhu cầu và xu hướng phát triển

Trần Vân Anh

8 Đặc điểm của nhà sàn Lào trong kiến trúc khu phố Pháp

ở thành phố Savannakhet, CHDCND Lào

Khamphouphet Vanivong

13 Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự

hình thành các điểm dân cư ở Việt Nam

Đinh Thanh Hương

20 Khai thác mô hình cộng sinh trong tổ chức dịch vụ công

cộng tại các khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội

Nguyễn Trí Thành

23 Đánh giá sự phá hoại mỏi của liên kết hàn trong kết cấu

thép bằng phương pháp ứng suất nhiệt

Dân Quốc Cương

29 Thiết kế tường chắn trọng lực dựa trên phương pháp

chuyển vị giới hạn

Võ Thị Thư Hường

33 Sử dụng hàm xấp xỉ của phần mềm MathCad trong tính

toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng phương pháp

sai phân hữu hạn

Hoàng Thị Linh Quyên

38 Sử dụng các điều khiển nâng cao Excel để xây dựng

chương trình ứng dụng trong xây dựng

Phan Tự Hướng

42 Khảo sát ảnh hưởng lực cắt trong sàn thép

Nguyễn Thanh Tùng

46 Thiết kế mặt bằng thi công các công trình có mặt bằng

xây dựng chật hẹp trong thành phố

Nguyễn Cảnh Cường

49 Các công thức xấp xỉ của vận tốc sóng Rayleigh truyền

trong vật liệu đàn hồi có biến dạng trước

Phạm Thị Hà Giang

53 Ảnh hưởng của đặc trưng khớp dẻo trong phân tích tĩnh

phi tuyến khung bê tông cốt thép

Lê Thế Anh

56 Giải pháp đảm bảo an toàn cho công nhân khi thi công

các đường dây truyền tải trên không

Phạm Minh Đức

61 Thiết kế dầm tổ hợp hàn sử dụng hai loại thép

Nguyễn Lệ Thủy, Nguyễn Hồng Sơn

66 Phân tích khung thép có xét đến sự làm việc của cả hệ

kết cấu theo tiêu chuẩn Mỹ AISC-LRFD (2010)

Mai Trọng Nghĩa

70 Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí trục quay tức thời của

móng trụ

Chu Thị Hoàng Anh

73 Tính toán thiết kế dầm liên hợp thép – bê tông có bụng

rỗng theo tiêu chuẩn châu Âu

Vũ Quốc Anh, Tạ Văn Thọ

80 Công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ khó phân hủy có

nguồn gốc thực vật

Cù Huy Đấu

84 Xác định khả năng chịu tải & giải pháp tính toán, gia

cường cho công trình cao tầng ứng phó điều kiện thiên

tai bất thường

Bùi Thị Dung Diễm, Bùi Mạnh Hùng

87 Giải pháp phát triển hệ thống cung cấp thông tin nhằm

nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học tại

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Vũ Thị Mỹ Nguyên

90 Xu hướng và dự báo phát triển nhà ở công nhân các khu

công nghiệp tại Việt Nam

Ngô Thám

pdf96 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc - Xây Dựng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tạp chí Khoa học Kiến trúc & Xây dựng - Số 32/2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Hyang-
Suck về “ý nghĩa và nhiệm vụ của cộng đồng Châu Á”. Các 
kiến thức về Châu Á, văn hóa, xã hội, quan hệ ngoại giao, 
xung đột tranh chấp, triển vọng và nhiệm vụ của cộng đồng 
Châu Á đã định hướng cho học viên về tổng quan của khóa 
học.
Lễ khai giảng khóa học đã diễn ra trong không khí sôi nổi 
và hào hứng. Khóa học gồm 15 chuyên đề thuộc nhiều lĩnh 
vực, được giảng dạy bởi 15 giáo sư uy tín trong và ngoài 
nước (Mỹ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào).
Hội nghị khoa học sinh viên năm 2018
Sáng 28/09/2018, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ 
chức Hội nghị khoa học sinh viên năm 2018 tổng kết một 
năm lao động khoa học của sinh viên dưới sự hướng dẫn 
của các thầy, cô giáo, biểu dương khen thưởng những sinh 
viên có công trình đạt kết quả xuất sắc, các đề tài nghiên cứu 
có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những giảng viên có thành 
tích hướng dẫn các sinh viên nghiên cứu khoa học đạt kết 
quả cao.
Các nhóm sinh viên có đề tài đạt Giải thưởng “Sinh viên 
nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đến dự buổi lễ, về phía Vụ Khoa học công nghệ và môi 
trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo có ông Trần Nam Tú - Phó 
Vụ trưởng; bà Vũ Hương Quỳnh - Chuyên viên.
Về phía Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có PGS.
TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường; các Phó Hiệu 
trưởng: TS.KTS. Ngô Thị Kim Dung, PGS.TS.KTS. Nguyễn 
Tuấn Anh; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội 
đồng trường, Trưởng phòng Đào tạo; lãnh đạo các Khoa, 
Trung tâm, Phòng ban chức năng trong Trường, các giảng 
viên và các nhóm sinh viên có thành tích nghiên cứu khoa 
học năm học 2017 - 2018 cùng toàn thể các nhóm sinh viên 
thực hiện đề tài khoa học năm học 2018 - 2019.
Trong bản Báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu khoa 
học sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm học 2017 
- 2018, PGS.TS. Vũ An Khánh - Trưởng phòng Khoa học 
Công nghệ cho biết: “Năm học 2016-2017, Nhà trường đã 
gửi 06 đề tài đi dự thi Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu 
khoa học”, kết quả có 04 đề tài đạt giải (01 giải nhì, 02 giải 
ba, 01 giải khuyến khích). Đó là kết quả đáng tự hào trong 
bảng thành tích về công tác Nghiên cứu Khoa học của các 
bạn sinh viên trường Đại học Kiến trúc so với các trường Đại 
học lớn trên cả nước.
Năm học 2017 - 2018, Nhà trường cũng đã chọn 06 đề tài 
được hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên 
cấp trường xếp loại xuất sắc gửi đi dự thi Giải thưởng “Sinh 
viên nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Báo cáo đánh giá các đề tài đạt giải đã thể hiện được 
tính độc đáo của vấn đề nghiên cứu, tính thực tiễn cao, nội 
dung nghiên cứu phong phú, phương pháp nghiên cứu hợp 
lý, trình bày khoa học, nghiêm túc.
Những thành tích có được là nhờ sự chỉ đạo của Ban 
Giám hiệu, sự quan tâm tạo điều kiện của các khoa, sự nhiệt 
tình hướng dẫn của các giảng viên và các nhà khoa học, sự 
hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Đoàn thanh niên, Hội sinh 
viên, các phòng, ban và các sinh viên ý thức được vai trò và 
hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu 
trưởng Nhà trường đánh giá cao tinh thần và sự say mê 
nghiên cứu khoa học của sinh viên trong toàn trường. Hiệu 
trưởng cũng tin tưởng với trí tưởng tượng, sức sáng tạo của 
tuổi trẻ, với sự say mê, cần cù học tập và nghiên cứu khoa 
học, sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các nhà 
khoa học, các em sinh viên sẽ đạt được nhiều thành tích 
hơn nữa trong học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần 
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của 
Nhà trường.
Thừa lệnh Hiệu trưởng, ThS. Trần Thị Thu Thủy - Phó 
Trưởng phòng Khoa học Công nghệ đã công bố Quyết định 
giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2017 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định giải thưởng “Sinh viên 
nghiên cứu khoa học năm học 2017 - 2018 của Trường Đại 
học Kiến trúc Hà Nội. Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào 
tạo cùng Ban Giám hiệu Nhà trường đã trao phần thưởng 
cho những giảng viên, sinh viên có thành tích xuất sắc.
Hội thảo “Vấn đề rác thải, các tác nhân, 
không gian hoạt động phi chính thức tại 
các siêu đô thị mới nổi”
Tiếp nối thành công của hội thảo quốc tế “Hình thức mới 
trong việc gia tăng mật độ đô thị ở Châu Á dưới góc nhìn liên 
ngành: Những vấn đề tiếp cận nguồn lực” được tổ chức vào 
tháng 11/2017, trong 4 ngày từ 24 đến 27/9/2018, Trường Đại 
học Kiến trúc Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát 
triển Pháp (IRD), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức hội 
96 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
TIN T¸C & S¼ KIªN
THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI 
CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG
1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu 
của tác giả, chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp 
chí nào khác.
2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được 
đánh máy tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản 
(phông chữ Arial (Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề 
dưới 3cm; lề phải và lề trái 3cm).
3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh 
thì phải gửi kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ 
và ảnh phải được chú thích đầy đủ.
4. Các công thức và các thông số có liên quan phải 
được chế bản bằng phần mềm Mathtype (kể cả công 
thức hoặc các thành phần của công thức có trên các 
dòng văn bản).
5. Tài liệu tham khảo chính, trích dẫn phải có đủ các 
thông tin theo trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ 
biên), tên sách (tên bài báo/tạp chí, tên báo cáo khoa 
học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang 
trích dẫn (tối đa 10 tài liệu tham khảo chính).
6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện 
thoại, e-mail của tác giả kèm theo một file chứa nội 
dung bài báo.
7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các 
từ khóa tìm kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt 
bằng tiếng Việt và tiếng Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 
từ) cung cấp những nội dung chính của bài viết.
8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung 
khoa học và kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo 
phải đưa ra được các kết quả nghiên cứu mới hoặc 
các ứng dụng mới hay phải nêu được hiện trạng, 
những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề 
cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng 
tại Việt Nam. Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 
trang; công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng 
không quá 8 trang.
9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch 
tổng thuật, tổng quan về các vấn đề khoa học công 
nghệ xây dựng kiến trúc có tính thời sự.
10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./.
thảo với chủ đề: “Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian 
hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi”.
Tham dự hội thảo có GS. Drogoul Alexis - Trưởng đại 
diện Văn phòng IRD tại Hà Nội; các nhà nghiên cứu trong 
và ngoài nước đến từ Mỹ, Pháp, Ấn độ, Ai Cập, Indonesia....
Về phía Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có PGS.
TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng; các chuyên gia, nhà khoa 
học trong và ngoài nước, các giảng viên thầy cô giáo và sinh 
viên.
Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ các kết 
quả nghiên cứu hoạt động thu gom và tái chế rác thải chính 
thức và phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi như Mumbai 
(Ấn Độ), Surabaya (Indonesia), Ai Cập và đặc biệt là Hà Nội. 
Báo cáo viên là các nhà nghiên cứu, giảng viên, đại diện 
chính quyền địa phương và đặc biệt là cả người làm nghề 
thu gom và tái chế. Những kết quả nghiên cứu được công bố 
tại hội thảo sẽ góp phần cải thiện hoạt động thu gom, tái chế 
và giảm thiểu rác thải tại Hà Nội.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS.KTS. Lê 
Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nêu 
rõ: “Hiện trạng quản lý rác thải ở Việt Nam đang trở nên thực 
sự đáng lo ngại. Hiện nay, tại thành phố Hà Nội, khối lượng 
rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác 
thải tại Hà Nội lên tới hơn 6.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí 
Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm 
cần tới 235 tỉ đồng để xử lý. Nghiên cứu về rác dưới góc nhìn 
của các kiến trúc sư, nhà thiết kế cảnh quan, nhà quy hoạch 
là góc tiếp cận mới mẻ, đầy màu sắc cho lĩnh vực tưởng 
chừng chỉ dành riêng cho các kỹ sư”
PGS.TS.KTS Lê Quân cũng cho biết: Dự án JEAI 
Recycurbs Viet do các giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội 
và Viện nghiên cứu phát triển IRD phối hợp thực hiện đã 
được triển khai nghiên cứu có hiệu quả với sự ủng hộ và hỗ 
trợ tích cực từ Nhà trường, Đại sứ quán Pháp và Tổ chức 
Đại học Pháp ngữ AUF
Hội thảo diễn ra trong 4 ngày với các tham luận, ý kiến 
thảo luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, sinh viên, 
học viên trong và ngoài nước xoay quanh các vấn đề như:
- Mối quan hệ giữa lĩnh vực chính thức và phi chính thức; 
Sự phân quyền một phần trong quản lý chất thải rắn như là 
một lựa chọn để quản lý tập trung các bãi chôn lấp chất thải 
rắn: Thành phố Surabaya, Indonesia (Warma Dewanthi, Viện 
công nghệ Surabaya);
- Chất thải mới và mối liên hệ năng lượng - Xem xét lại 
sự hiện đại hóa dịch vụ chất thải rắn ở Delhi (Ấn Độ) (de 
Bercegol Rémi, CNRS, Gowda Shankare);
- Quản lý chất thải rắn ở Hà Nội: thách thức lớn của thành 
phố (Marie Lan Nguyen-Leroy et Cerise Emmanuel, PRX-
Viet Nam);
- Người đồng nát từ góc nhìn của nhà quản lý, trường 
hợp phường Khương Thượng;
- Quá trình hình thành nghề tái chế và mối quan hệ với 
các nhà quản lý đối với một cơ sở xử lý thải rắn nhỏ ở Cairo 
(Romani Badir, xưởng tái chế nhựa Cairo);
- Chúng tôi không phải người nhặt rác: Xung đột, đàm 
phán và sự cố chấp của bộ phận phi chính thức - Trường 
hợp người thu gom rác tại Cairo (Florin Bénédicte, Đại học 
Tours)
Bên lề Hội thảo, cuộc triển lãm “Những không gian đồng 
nát năng động tại Hà Nội” cũng được tổ chức.
Sau Hội thảo, các đại biểu quốc tế đã đi tham quan thực 
tế các làng nghề tái chế như: Làng nghề tái chế nhựa (Minh 
Khai); Cụm làng nghề tái chế giấy (Phong Khê); Các điểm 
thu gom rác thải gần nhà ga Hà Nội, làng Triều Khúc, khu 
Văn Quán, Hà Đông./. 

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_kien_truc_xay_dung_so_322018.pdf
Tài liệu liên quan