Tác động đến khởi sự doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các tác động đến khởi sự doanh nghiệp của doanh

nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Số liệu trong nghiên cứu chính thức này được thực hiện bằng

bảng câu hỏi khảo sát, mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 148

doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Dựa trên phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và

phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ của các biến. Phân tích hồi quy để kiểm định

giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu theo SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố

ảnh hưởng đến quyết định khởi sự doanh nghiệp là: Sự sáng tạo, Chấp nhận rủi ro, Sự nhạy bén,

Nhận diện cơ hội kinh doanh, Kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, Năng lực cá nhân. Bài viết cũng đồng

thời thảo luận những kết quả nghiên cứu chính và thảo luận hàm ý chính sách để phát triển doanh

nghiệp tư nhân

pdf14 trang | Chuyên mục: Nghiên Cứu Thị Trường | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tác động đến khởi sự doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
iện phân tích 
nhân tố khẳng định CFA trên tổng số 6 tập biến 
bao gồm 15 biến quan sát thuộc 5 nhóm nhân tố 
lần lượt là Nhận diện cơ hội kinh doanh, Sáng 
tạo, Chấp nhận rủi ro, Kiến thức, kỹ nĕng khởi 
nghiệp và 3 biến phụ thuộc thuộc nhóm nhân 
tố Ý định khởi nghiệp. Kết quả phân tích nhân 
tố khẳng định CFA thu được chỉ số Chi – bình 
phương là 191,162 với giá trị p = 0,000 < 0,05 
cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ 
liệu của thị trường (Nguyễn Đình Thọ, 2012). 
Chỉ số CMIN/df = 1,593 < 3 đạt mức tốt, chỉ số 
RMSEA là 0,065 < 0,08 cho thấy sự phù hợp 
của mô hình này với dữ liệu thu thập từ các đáp 
viên (Anderson, 1988). Tuy nhiên, các chỉ số 0,8 
< GFI = 0,888, TLI = 0,856 và CFI = 0,887 < 0,9 
nên chưa phải mô hình phù hợp tốt nhất mà chỉ 
là mô hình tạm chấp nhận được.
Khi kiểm tra hệ số chuẩn hóa của từng 
biến quan sát, tác giả nhận thấy biến độc lập 
KT4 có giá trị ước tính là 0,393 < 0,5 nên không 
đạt yêu cầu và bị loại khỏi mô hình, các biến còn 
lại đều có giá trị > 0,5 nên được giữ lại và tiến 
hành chạy lại mô hình phân tích nhân tố khẳng 
định CFA lần 2.
Sau khi đã loại bỏ biến KT4 thuộc nhóm 
nhân tố Sáng tạo, tác giả thực hiện phân tích 
nhân tố khẳng định CFA lần 2, đồng thời móc 
hiệp phương sai của các cặp biến RR2-RR1 và 
NB4-ND3 để cải thiện độ phù hợp của mô hình, 
kết quả thu được như sau:
Chỉ số Chi – bình phương là 154,746 với 
giá trị p = 0,001 < 0,05, chỉ số CMIN/df đạt 
1,517 
0,9 là mô hình phù hợp tốt, chỉ số GFI=0,898 
và TLI=0,883 > 0,8 và tiệm cận 0,9 có thể sử 
dụng được. Chỉ số RMSEA = 0,061 < 0,08 nên 
mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, đồng 
thời toàn bộ hệ số chuẩn hóa của các biến quan 
sát đều > 0,5 nên có thể tiến hành kiểm định mô 
hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu bằng 
mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Hình 2. Kết quả mô hình CFA đã chuẩn hóa
 (Nguồn: theo tính toán của Ngô Quang Hiền (2019))
35
Tác động đến khởi sự ...
4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến 
tính SEM
Kiểm định cấu trúc tuyến tính SEM thu 
được kết quả chỉ số Chi-square đạt 173,731 với 
giá trị p = 0,000 < 0,5, Chi-square điều chỉnh 
bậc tự do CMIN/df = 1,565 < 3, các chỉ số GFI 
= 0,884, TLI = 0,872, CFI = 0,895 đều lớn hơn 
0,8 và RMSEA = 0,064 < 0,08 chứng tỏ mô 
hình phù hợp với yêu cầu tương thích dữ liệu thị 
trường. Tuy nhiên, để mô hình có mức độ phù 
hợp đạt cao hơn ở tất cả các chỉ số, tác giả thực 
hiện việc cải thiện các hiệp phương sai của các 
biến bằng cách mốc các hiệp phương sai của các 
biến số thang đo trong cùng nhóm. Cụ thể, mốc 
các hiệp phương sai (covariance) của biến RR2 
với biến RR3, Sáng tạo với Rủi ro, Rủi ro với 
Tự hiệu quả. Kết quả thu được như sau: chỉ số 
Chi-square đạt 151,112 với giá trị p = 0,002 < 
0,5, Chi-square điều chỉnh bậc tự do CMIN/df = 
1,427 < 3, các chỉ số GFI = 0,898 tiệm cận 0,9, 
TLI = 0,903, CFI = 0,923 đều lớn hơn 0,9 và 
RMSEA = 0,055 < 0,08 chứng tỏ mô hình phù 
hợp với yêu cầu tương thích dữ liệu thị trường.
Hình 3. Kết quả kiểm định mô hình SEM đã chuẩn hóa
 (Nguồn: theo tính toán của Ngô Quang Hiền (2019))
Trong mô hình nghiên cứu có 6 khái niệm 
độc lập là Kiến thức, kỹ nĕng khởi nghiệp, Nĕng 
lực cá nhân, Nhận diện cơ hội kinh doanh, Sáng 
tạo, Chấp nhận rủi ro, Tự hiệu quả và khái niệm 
phụ thuộc Ý định khởi nghiệp.
Kết quả các trọng số đã chuẩn hóa trong 
mô hình đều mang dấu dương cho thấy tất cả 
các biến độc lập đều tác động tích cực đến biến 
phụ thuộc.
- Giả thuyết H1: Kết quả ước lượng trọng số đã chuẩn hóa của mối quan hệ giữa Kỹ nĕng, 
kiến thức khởi nghiệp lên Nĕng lực cá nhân 
đạt 0,493 với mức ý nghĩa thống kê p = 0,003 
cho thấy giả thuyết ban đầu được chấp nhận. 
Điều này cũng đã được chứng minh trong nhiều 
nghiên cứu trước đây. Theo Shapero and Sokol 
(1982) kỹ nĕng của mỗi cá nhân có ảnh hưởng 
gián tiếp đến quyết định khởi nghiệp.
- Giả thuyết H2: Mối quan hệ giữa Nĕng lực cá nhân với Ý định khởi nghiệp được phản 
ánh qua giá trị trọng số đã chuẩn hóa là 0,773 
với mức ý nghĩa p = 0,000, là cơ sở để chấp 
nhận giả thuyết.
Xét trong mối quan hệ giữa Nĕng lực cá 
nhân với các nhân tố phản ánh thì yếu tố Nhận 
diện cơ hội kinh doanh có tác động mạnh nhất 
với hệ số ước lượng chuẩn hóa là 0,834; kế đến 
là yếu tố Sáng tạo có hệ số ước lượng chuẩn 
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hóa là 0,692, trong khi hệ số này ở yếu tố Tự 
hiệu quả là 0,636 và yếu tố có phản ánh yếu 
nhất Nĕng lực cá nhân là Chấp nhận rủi ro với 
0,276.
Vì Nĕng lực cá nhân được cấu thành từ 
các nhân tố Nhận diện cơ hội kinh doanh, Sáng 
tạo, Tự hiệu quả và Chấp nhận rủi ro nên có thể 
nói các nhân tố kể trên thông qua nhân tố gián 
tiếp tiềm ẩn) Nĕng lực cá nhân để tác động lên 
Ý định khởi nghiệp.
5. THẢO LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Sau khi tiến hành kiểm định Cronbach’s 
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân 
tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu 
trúc tuyến tính SEM, từ 21 biến độc lập từ 5 
nhóm nhân tố, kết quả còn lại 14 biến quan sát 
thuộc nhóm Kiến thức, kỹ nĕng khởi nghiệp tác 
động tích cực lên Nĕng lực cá nhân, trong khi 3 
nhóm nhân tố lần lượt là Nhận diện cơ hội kinh 
doanh, Sáng tạo và Chấp nhận rủi ro phản ánh 
qua biến tiềm ẩn Nĕng lực cá nhân có tác động 
tích cực đến khởi sự doanh nghiệp. Vì vậy, nội 
dung phân tích trên được hàm ý một số chính 
sách cần thiết như sau:
Thứ nhất, vai trò của Nhà nước có tác 
động trực tiếp đến ý định khởi sự doanh nghiệp 
vì vậy UBND thành phố Cần Thơ cần có các 
chính sách, biện pháp hữu hiệu, sớm hoàn thiện 
và triển khai các chương trình khởi nghiệp 
trong các giai đoạn tiếp theo với chủ trương phù 
hợp của Đảng, nhà nước và phù hợp với đặc 
điểm của địa phương. Đồng thời, có kế hoạch, 
chương trình bồi dưỡng thường xuyên nghiệp 
vụ, chuyên môn cho các đối tượng có nhu cầu 
khởi nghiệp và các nội dung đào tạo cần được 
thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông 
tin đại chúng để người dân đều biết được để có 
thể đĕng ký tham gia khi có nhu cầu thật sự. 
Đồng thời, đối với các đối tượng khi thật sự có ý 
định khởi sự doanh nghiệp thì Nhà nước và địa 
phương cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời, ưu 
đãi thích hợp nhất như chính sách hỗ trợ về thuế, 
vốn vay khởi nghiệp, quy hoạch đất đai nhằm 
khuyến khích các cá nhân này có cơ hội phát 
triển và mở rộng đầu tư.
Thứ hai, xã hội phát triển rất nhanh về 
tất cả mọi mặt, việc ứng dụng các kĩ thuật tiên 
tiến vào kinh doanh cũng thay đổi nhanh chóng 
nhằm tạo ra các giá trị sản xuất có hiệu quả và 
chất lượng hơn. Tri thức có tác động trực tiếp 
đến nhận thức, phát triển kỹ nĕng vì vậy việc 
nâng cao ý thức tự trang bị kiến thức cho thế hệ 
trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết vì thế bản 
thân mỗi cá nhân cần ý thức được về tầm quan 
trọng trong việc trao dồi kiến thức về mọi mặt, 
cũng như các kỹ nĕng khởi nghiệp thông qua 
các khóa đào tạo Bên cạnh đó các địa phương 
tại các quận, huyện cần chủ động trong công tác 
đào tạo cho thế hệ trẻ như thường xuyên mở các 
chương trình đào tạo ngắn hạn, mở các trung 
tâm hoặc các câu lạc bộ hỗ trợ về kiến thức và kỹ 
nĕng khởi nghiệp, hoặc định kỳ một tháng một 
lần tiến hành mở các buổi tọa đàm trao đổi giữa 
các doanh nghiệp trên địa bàn với những người 
có ý định khởi nghiệp, từ đó giúp cho những 
người có ý định khởi nghiệp học hỏi được nhiều 
kiến thức quý báu của thế hệ đi trước, từ đó tiến 
hành khởi sự thành công.
Thứ ba, đối với người kinh doanh, việc 
nhận diện cơ hội kinh doanh là vô cùng quan 
trọng, giúp cá nhân có thời gian hoạch định chiến 
lược, phát thảo ý tưởng và tiến hành kinh doanh 
một cách kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường.. 
Vì vậy, các cơ quan ban ngành có liên quan cần 
tích cực tạo điều kiện để người dân tiếp cận cơ 
hội kinh doanh như tổ chức các chương trình 
tọa đàm, sân chơi nhằm trao đổi thông tin, mở 
rộng quan hệ để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. 
Sáng tạo và đổi mới là yếu tố phản ánh mạnh 
nhất nĕng lực cá nhân, tác động tích cực lên ý 
định khởi nghiệp, do đó, bản thân cá nhân khi 
có các sáng kiến mới trong kinh doanh thì cần 
nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, góp phần 
giúp người dân hình thành và phát triện ý tưởng 
khởi nghiệp của mình. Đồng thời, khởi nghiệp 
cần phải có khả nĕng chấp nhận rủi ro, chuẩn bị 
37
Tác động đến khởi sự ...
sẵn các phương án ứng phó kịp thời nhằm giảm 
thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất. Muốn thực 
hiện điều này, bên cạnh sự hợp tác, hỗ trợ từ đối 
tác, địa phương thì bản thân mỗi cá nhân trong 
quá trình hình thành và phát triển ý định kinh 
doanh, điều hành doanh nghiệp cần hiểu rõ, cần 
tự xây dựng ý thức nghiên cứu về quy luật cạnh 
tranh của thị trường, tự nghiên cứu học hỏi xây 
dựng quy trình quản trị về rủi ro phù hợp nhất 
cho doanh nghiệp mình.
Trên đây là nội dung bài viết tác giả 
xây dựng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị 
Xuân Duyên, Nguyễn Thu Hiền (2011). 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính 
cách cá nhân lên tiềm nĕng khởi nghiệp của 
sinh viên, Tạp chí Science & Technology 
Development, Vol 14, No.Q3- 2011.
[2] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2008). Phân tích dữ liệu với SPSS (2 tập), 
Hà Nội: NXB Hồng Đức.
[3] Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và 
Mai Võ Ngọc Thanh (2016), Các nhân tố 
ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp 
của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh 
tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố 
Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Cần Thơ.
[4] Abdullah Azhar, Annum Javaid, Mohsin 
Rehman, Asma Hyder, 2010. Entrepreneurial 
Intentions among Business Students in 
Pakistan, Journal of Business Systems, 
Governance and Ethics, Vol. 5, No.2.
[5] Ngô Quang Hiền (2019), Nghiên cứu các 
nhân tố tác động đến quyết định khởi sự 
doanh nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân 
trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luận vĕn 
Thạc sĩ Trường Đại học Tây Đô.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_den_khoi_su_doanh_nghiep_cua_doanh_nghiep_tu_nhan_t.pdf