Suy nghĩ về tư duy (Phần 1)

MỤC LỤC

1. Mở đầu . 5

2. Tư duy là gì? . 7

3. Các nghiên cứu về tư duy . 16

4. Tư duy và hành động . 24

4.1. Hành động cá nhân . 24

4.2. Mối quan hệ giữa tư duy và hành động . 27

5. Chuỗi từ nhu cầu đến hành động và ngược lại (chuỗi nhu cầu–hành

động) khi chưa có tư duy . 32

5.1. Nhu cầu cá nhân và hành động cá nhân . 32

5.1.1. Nhu cầu cá nhân . 32

5.1.2. Mối liên hệ giữa nhu cầu cá nhân và hành động cá nhân . 37

5.2. Xúc cảm cá nhân trong chuỗi nhu cầu–hành động . 41

5.3. Thói quen tự nguyện trong chuỗi nhu cầu–hành động . 51

6. Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có . 56

6.1. Những nhận xét chung về tư duy hiện có . 57

6.2. Tư duy rất chủ quan . 63

6.3. Phương pháp (tự nhiên) thử và sai: công cụ tư duy thô sơ, năng

suất, hiệu quả thấp, điều khiển kém . 64

6.4. Tư duy chưa được chú ý xứng đáng . 76

7. Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo . 83

8. Đã xuất hiện nhu cầu xã hội đòi hỏi phát triển sáng tạo học và

phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) . 90

8.1. Sáng tạo – nguyên nhân thành công chính nếu không nói là duy nhất

ở thế kỷ 21 . 92

8.2. Phương pháp thử và sai đã tiến đến những giới hạn . 99

8.3. Nhu cầu học PPLSTVĐM tăng . 105

9. Tổng quan các kết quả đạt được trong lĩnh vực phương pháp luận

sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) . 107

10. TRIZ – ứng viên tiềm năng để trở thành tư duy cần có . 113MỤC LỤC

4

10.1. Các quy luật sáng tạo phải tìm chính là các quy luật phát triển. 113

10.2. Sáng tạo của con người: khía cạnh chủ quan và khía cạnh khách

quan . 114

10.3. Cơ chế định hướng và tư duy định hướng . 118

10.4. Phát triển của con người: năng lực cơ thể hay/và công cụ . 120

10.5. Quan hệ giữa tài năng và công cụ . 121

10.6. TRIZ: các yêu cầu đối với PPLSTVĐM . 123

10.7. Các nguồn thông tin và tri thức của TRIZ . 125

10.8. Sơ đồ khối TRIZ . 127

11. Du nhập, phổ biến và phát triển phương pháp luận sáng tạo và đổi

mới (PPLSTVĐM) ở Việt Nam . 132

11.1. Du nhập phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) vào

Việt Nam . 132

11.2. Phổ biến và phát triển phương pháp luận sáng tạo và đổi mới

(PPLSTVĐM) ở Việt Nam: các kịch bản . 133

11.3. Phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở Việt Nam trước và từ khi thành

lập Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) . 136

11.4. Mở rộng TRIZ và dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo mọi người . 182

11.5. Một số kết quả mở rộng TRIZ và dạy TRIZ mở rộng cho đông đảo

mọi người . 189

12. Thay cho kết luận . 218

Phụ lục 1: Genrikh Saulovich Altshuller – tiểu sử và sự nghiệp . 251

Phụ lục 2: Tôi được học thầy Genrikh Saulovich Altshuller . 255

Phụ lục 3: In memory of Genrikh Saulovich Altshuller . 271

Phụ lục 4: Một số thông tin về TRIZ, các hội nghị về TRIZ, các lớp dạy về

TRIZ trên thế giới . 275

Phụ lục 5: Về các biểu tượng và bài hát Sáng tạo ca . 289

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH VÀ NÊN TÌM ĐỌC THÊM, KỂ CẢ CÁC

CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 293

pdf84 trang | Chuyên mục: Khoa Học Thư Viện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Suy nghĩ về tư duy (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
u khiển được vẫn được tiếp nhận một cách bình thường. 
Chúng ta sẽ tìm ra phương tiện điều khiển nó, chúng ta sẽ điều khiển nó. Nhưng ý 
tưởng về việc điều khiển quá trình sáng tạo, như là quy tắc, luôn gặp sự chống đối 
quyết liệt”. 
Nói cách khác, công cụ hiện nay dùng trong lĩnh vực tư duy sáng tạo còn rất thủ 
công mò mẫm, thô sơ theo kiểu thử và sai: cứ nghĩ đi, làm đi, thua keo này, bày keo 
khác cho đến bao giờ thành công thì thôi với năng suất, hiệu quả, độ tin cậy, tính 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 79
điều khiển thấp và khó truyền đạt “bí quyết” của mình cho những người khác để họ 
có thể nghĩ theo cách đó cũng có những sáng tạo tốt. Nhưng cũng chính tư duy – 
công cụ không nhìn thấy và rất thô sơ ấy lại quyết định những cái nhìn thấy và cho 
ra đời những công cụ và thành tựu hiện đại nhất. Từ đây chúng ta có thể thấy xã hội 
loài người sẽ phát triển vượt bậc như thế nào nếu tư duy có được những công cụ 
hiện đại, năng suất, hiệu quả cao, điều khiển tốt như trong hai lĩnh vực tự nhiên và 
xã hội. 
Cái đắt thì chú ý nhiều >< Cái rẻ chú ý ít 
Một loại máy tính hoạt động rất phí phạm vì chưa dùng hết khả năng của 
chúng, mặc dù có một loạt ưu điểm vượt trội so với máy tính hiện đại nhất hiện 
nay: 
o Không cần lập công ty thiết kế, chế tạo và sản xuất mà vẫn có máy tính để 
dùng. 
o Phổ biến đến mức, ai cũng có và có rất sớm ngay từ khi bắt đầu cuộc đời. 
o Rất nhẹ, khoảng hơn kilôgram và luôn luôn đi theo chủ thành ra không sợ để 
quên đâu đó. 
o Có khả năng tàng hình nên người chủ tha hồ sử dụng máy tính đó một cách 
thoải mái mà không ai biết, kể cả ở những nơi cấm sử dụng máy tính thông 
thường. 
o Luôn được giấu kín ở nơi mà không ai có thể đột nhập để lấy trộm được. 
o Phần cứng lý tưởng đến mức người chủ không phải bận tâm về việc “lên 
đời”. 
o Bảo mật cực tốt, các tin tặc chỉ có nước ngồi khóc. 
o Tự động nạp năng lượng làm việc, không phụ thuộc vào máy phát điện, điện 
lưới, pin, ắc-quy 
o Thời gian hoạt động trung bình 60 – 70 năm mà không phải bảo trì, sửa 
chữa, thay thế. 
o Sử dụng để giải quyết các loại vấn đề mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên hơn 
bất kỳ loại máy tính nào khác. 
o Có khả năng phát các ý tưởng sáng tạo mà lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không 
biết bao giờ mới có thể bén gót. 
o Chính nó giúp chế tạo ra các loại máy tính khác nói riêng và tất cả các công 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 
80 
cụ lao động của con người nói chung. 
o Giá máy rẻ không ngờ vì ai cũng được cha, mẹ tặng, không mất tiền mua. 
Bạn đọc đã đoán ra “máy tính vượt trội” vừa nói chính là bộ óc của mỗi người 
bình thường. Thật là lạ khi thấy người ta theo đuổi những máy tính điện tử cùng 
các phần mềm đắt tiền mà chưa chú ý khai thác các ưu việt của loại máy tính cực rẻ 
(bộ óc) này bằng cách viết các “phần mềm” thích hợp cho nó. 
Học tư duy ít,
dùng nhiều
>< Học tự nhiên, xã hội nhiều, 
dùng ít 
Suốt cuộc đời, mỗi người chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều, nếu như không nói 
là hàng ngày. Từ việc trả lời những câu hỏi bình thường như “Hôm nay ăn gì? Mặc 
gì? Làm gì? Mua gì? Xem gì? Đi đâu?” đến làm các bài tập thầy, cô cho khi đi học; 
chọn ngành nghề đào tạo; lo công ăn, việc làm, sức khỏe, thu nhập, hôn nhân, nhà ở; 
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, trong quan hệ xã hội, gia đình, nuôi 
dạy con cái, tất tần tật đều đòi hỏi phải suy nghĩ và chắc rằng ai cũng muốn làm 
sao mình suy nghĩ tốt để ra những quyết định đúng. Mặc dù đâu đó chúng ta nghe 
thấy những lời mang tính khẳng định kiểu, học toán học là học suy nghĩ lôgích, 
chính xác; các môn triết học, khoa học tự nhiên và xã hội giúp hình thành thế giới 
quan, nhân sinh quan là điều rất cần thiết để có tư duy đúng; chơi cờ là hình thức 
rất tốt để luyện tập suy nghĩ; văn học, nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ đem lại 
nhiều tình cảm đẹp, tạo cảm hứng tốt cho các hoạt động trí óc Nhưng rõ ràng, 
chúng ta không được học môn trực tiếp về tư duy để sáng tạo, để giải quyết các vấn 
đề nảy sinh trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Ngay cả khoa học có phần chuyên 
ngành nghiên cứu tư duy là tâm lý học cũng rất ít người được học. 
Trong khi đó, suốt cuộc đời, chúng ta phải học rất nhiều môn trong nhà trường, 
nhiều điều ngoài nhà trường, chủ yếu về hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Nhưng 
xem ra những gì chúng ta được học nhiều lại dùng rất ít trong cuộc sống và công 
việc. Nếu bạn đọc hiện nay đang đi làm, bạn càng có điều kiện để chiêm nghiệm 
điều đó. Chẳng hạn, từ khi bạn đi làm đến nay, ngoài một số kiến thức nghiệp vụ 
thuộc nghề của bạn, bạn đã bao nhiêu lần dùng những kiến thức khi học trong 
trường phổ thông thôi (chưa nói những kiến thức khác sâu hơn) như hằng đẳng 
thức đáng nhớ, giải phương trình bậc nhất, bậc hai, lấy đạo hàm, ba định luật của 
Newton, cân bằng phương trình của các phản ứng hóa học 
Nghịch lý học ít, dùng nhiều và ngược lại học nhiều, dùng ít, đặc biệt trong thời 
đại bùng nổ thông tin, tri thức, đang là vấn đề được nhiều nhà giáo dục trên thế giới 
báo động và dành nhiều nỗ lực để giải quyết. 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 81
Thông minh >< Ít có kết quả sáng tạo 
Có giai thoại sau liên quan đến tư duy sáng tạo. Montaigne, nhà triết học Pháp 
nói với những người xung quanh: “Thượng đế ban phát cho loài người rất nhiều thứ 
không công bằng. Riêng về trí thông minh thì ai cũng như ai”. Mọi người đề nghị ông 
giải thích. Ông trả lời: “Các bạn để ý mà xem, có người khỏe, có người yếu; có người 
mập, có người gầy; có người cao, có người thấp; có người đẹp, có người không đẹp; 
Nhưng có ai tự nhận mình là ngu đâu và nếu như ai bị người khác mắng là ngu, 
người đó sẽ tức điên lên ấy chứ. Điều này chứng tỏ ai cũng thông minh như ai”. 
Câu nói tưởng là đùa của Montaigne phản ánh một sự thật được hầu hết các 
nhà nghiên cứu công nhận. Đó là, tiềm năng sáng tạo của bộ óc mỗi người bình 
thường (không bị các khuyết tật về não) cực kỳ lớn, đến nỗi, có nhà khoa học nói: 
“Trong mỗi người có một thiên tài ngủ quên”. Có cách nào đánh thức thiên tài trong 
mỗi người tỉnh dậy và hoạt động để kết quả sáng tạo của mỗi người tương xứng với 
tiềm năng thông minh vốn có? Làm sao biến tiềm năng thành hiện thực? 
Nhiều vấn đề >< Ít suy nghĩ 
Mục 2. Tư duy là gì? cho chúng ta biết, cuộc đời của mỗi người là chuỗi các vấn 
đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần phải ra. Mỗi người cần suy nghĩ để giải 
quyết vấn đề, để ra quyết định. Cuộc đời của mỗi người đều có nhiều vấn đề, nhiều 
lần phải ra quyết định, do vậy cần phải suy nghĩ nhiều. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng người có suy nghĩ khi gặp vấn đề hoặc 
khi cần ra quyết định không nhiều, số lượng người thực sự suy nghĩ đến nơi đến 
chốn còn ít hơn và số lượng người suy nghĩ một cách có hiệu quả lại còn ít hơn nữa. 
Về điều này, A. Einstein nhận xét: “Suy nghĩ là một việc khó, nên rất ít người chịu 
khó suy nghĩ”. Còn người nhận giải Nobel văn học Bernard Shaw nói về suy nghĩ 
như sau: “Ít người suy nghĩ hơn hai hoặc ba lần trong một năm. Tôi tạo được sự nổi 
tiếng quốc tế là do tôi luôn suy nghĩ một hoặc hai lần trong một tuần”. Đi vào cụ thể, 
ngay cả trường hợp có dùng tư duy, trong ba loại tư duy (xem mục 3. Các nghiên 
cứu về tư duy thì có lẽ tư duy trực quan–hành động được dùng nhiều nhất, rồi đến 
tư duy trực quan–hình ảnh và sau cùng là tư duy từ ngữ–lôgích. Tư duy từ ngữ–
lôgích, nếu dùng thì chủ yếu là ngôn ngữ tự nhiên và lôgích tự nhiên. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người ta ít suy nghĩ: 
1) Suy nghĩ, mà thực tế lại là suy nghĩ bằng phương pháp phổ biến thử và sai, 
tốn nhiều sức lực, trí lực, thời gian. Do vậy, nhiều người ngại, lười, trốn suy nghĩ, 
thậm chí, cam chịu, chấp nhận những hậu quả không mong muốn do vấn đề chưa 
Tư duy trong chuỗi nhu cầu–hành động: tư duy sáng tạo hiện có 
82 
được giải quyết mang lại. Nói cách khác, đành “sống” chung với vấn đề. Ví dụ, sống 
chung với ô nhiễm, kẹt xe. 
2) Môi trường có những điều kiện giúp người có các vấn đề tránh suy nghĩ giải 
quyết chúng. Ví dụ, các vấn đề có thể báo cáo lên cấp trên. Cấp trên sẽ suy nghĩ, giải 
quyết, mình chỉ là thiên lôi chỉ đâu đánh đấy theo quyết định của cấp trên. 
Các vấn đề có thể giao cho cấp dưới suy nghĩ rồi họ kiến nghị các giải pháp, các 
dự thảo quyết định. 
Các vấn đề có thể chuyển giao cho những người khác giải quyết bằng cách mua, 
thuê các thành phẩm, dịch vụ có sẵn hoặc đặt hàng giải quyết theo các yêu cầu của 
chủ sở hữu vấn đề. Tất nhiên, chủ sở hữu vấn đề phải có đủ tiền để làm điều đó. 
Nhân đây, người viết dẫn ra câu nói cửa miệng của E.Rutherford (giải Nobel vật lý) 
nhắc nhở các đồng nghiệp và học trò mình: “Chúng ta không có tiền, chúng ta phải 
suy nghĩ” (We’ve got no money, so we have to think). 
3) Người có vấn đề có thể chuyển sang các môi trường khác, ở đó không có vấn 
đề mình gặp. Ví dụ, chuyển công tác, chuyển nhà, chuyển nghề, li dị, cắt đứt các 
quan hệ xấu. 
4) Người viết cho rằng nguyên nhân cơ bản nhất của việc ít hoặc không suy 
nghĩ là do giáo dục nói riêng, nhân loại nói chung không thực sự chú ý đến tư duy: 
cho đến hiện nay, trong các nhà trường trên khắp thế giới, hầu như không thấy dạy 
và học suy nghĩ như một môn riêng. Nhiều nơi khuyến khích học thuộc lòng không 
cần suy nghĩ. Có những nơi, giới lãnh đạo cần những người cuồng tín hoặc nô lệ, là 
những người có suy nghĩ mà không dùng. 
Để khắc phục các nghịch lý nói trên, những người có trách nhiệm đối với sự 
phát triển của nhân loại và cá nhân cần thực hiện những ý kiến của các nhà khoa 
học để thực sự chú ý đến tư duy. Ví dụ: 
 Maxwell: “Đề tài nghiên cứu chân chính dành cho nhân loại chính là con 
người”. 
 T. Edison: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy con người biết 
suy nghĩ”. 
 M. Planck: “Chức năng của trường học không phải là cung cấp các kinh 
nghiệm chuyên môn mà là bồi dưỡng, luyện tập tư duy có phương pháp một cách 

File đính kèm:

  • pdfsuy_nghi_ve_tu_duy_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan