Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi Toán học nhằm nâng cao sự hứng thú cho học sinh trong dạy học Toán Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Trúc Sinh
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trang 4
1. Lý do chọn sáng kiến. Trang 4
2. Mục đích nghiên cứu.Trang 5
3. Phương pháp nghiên cứu.Trang 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.Trang 6
5. Phạm vi nghiên cứu.Trang 6
6. Đối tượng nghiên cứu.Trang 6
7. Tác dụng của trò chơi Toán học.Trang 6
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.Trang 8
1.Cơ sở lý luận của vấn đề. .Trang 8
2. Thực trạng của vấn đề.Trang 9
III . CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.Trang 11
1. Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi Toán học. Trang 11
2. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi Toán học.Trang 12
3. Một số trò chơi sử dụng trong dạy – học Toán 3.Trang 12
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.Trang 24
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.Trang 26
1. Kết luận.Trang 26
2. Kiến nghị. .Trang 26
C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. * Lưu ý : + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ... + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền điện”. Ví dụ : 1 em hô to 6x3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18. + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. 3.17. Trò chơi “Cướp cờ” Dạy bài : Bài Luyện tập ( Tr.52) Mục tiêu: Luyện tập khả năng tính nhanh giá trị của biểu thức Chuẩn bị: + Một bảng ghi sẵn các biểu thức được che chưa điền kết quả mà sau dấu bằng có nẹp để gài cờ. + Một xô nhựa đựng các lá cờ có ghi kết quả của một trong các biểu thức Cách chơi: Lớp chia làm 2 đội chơi. Sau hiệu lệnh và động tác mở biểu thức của GV. Mỗi bạn trong đội của mình sẽ nhẩm nhanh và chạy lên cướp lá cờ có ghi kết quả đúng rồi gắn lên biểu thức trên bảng. Đội nào nhanh, đúng là đội thắng cuộc. 3.18.Trò chơi " Chung sức" Dạy bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. (Tr. 128) Mục tiêu: Rèn kĩ nămg giải toán. Chuẩn bị: + 2 quả bóng nhựa. + 2 giỏ phiếu, mỗi phiếu ghi sẵn một cặp số. + 4 cái hộp bằng nhựa hoặc bìa không có nắp. Cách chơi: Mỗi lượt chơi có 2 đội chơi. Hai bạn ở hai tổ xuất phát cùng một lúc từ vị trí để giỏ đựng câu hỏi, kẹp giữ quả bóng bằng cằm vào ngực, nhặt một phiếu ở giỏ vừa đi vừa giữ bóng không bị rơi vừa tính nhẩm kết quả của hai số ghi trong phiếu. Đến vị trí quy định thả phiếu vào đúng hộp có kết quả mà bạn đó tính được, sau đó cầm bóng về vị trí xuất phát đưa cho bạn tiếp theo của đội mình. Hết thời gian nhóm nào có nhiều phiếu đúng nhóm đó thắng cuộc. 3.19.Trò chơi " Kết quả nào- Hoa màu gì" Dạy bài: Ôn tập các phép tính với số đo độ dài (Tr. 45) Mục tiêu: Rèn kĩ nămg tính với số đo độ dài. Chuẩn bị: + Ghi các phép tính lên bảng + 4 bông hoa cắt bằng giấy màu khác nhau có ghi kết quả giữa bông. Cách chơi: Mỗi nhóm chọn một bông hoa, nhẩm tính kết quả của phép tính trên bảng rồi gắn bông hoa có ghi kết quả lên phép tính đó. Hết thời gian nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc. 3.20. Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ Dạy bài: Tiết 13, 14 Bài xem đồng hồ - Thực hành xem đồng hồ. Mục tiêu : + Củng cố kỹ năng xem đồng hồ + Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ, phút) Chuẩn bị : 4 mô hình đồng hồ Cách chơi : + Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) + Lần thứ nhất : Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi. + Lần thứ hai : Các đội lại thay người chơi khác + Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. * Lưu ý : Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh, giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ để khi hô cho nhanh. Ví dụ : 7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút... IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sáng kiến trò chơi Toán học nhằm nâng cao sự hứng thú cho HS trong dạy học Toán 3, tôi đã áp dụng giảng dạy trong năm học qua vào giờ học toán tại lớp 3A, cho HS khối 3 đã thu lại được nhiều kết quả hết sức khả quan, phần nào đã khắc phục được các thực trạng đã nêu trong dạy học Toán 3 từ trước tới nay. Giáo viên không còn thấy lúng túng khi tổ chức một giờ học toán sao cho sinh động. Các trò chơi Toán học được vận dụng thành thạo, khá linh hoạt, khai thác triệt để tác dụng của mỗi trò chơi. Thông qua việc tổ chức các trò chơi Toán học cho các em, giáo viên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy và chu đáo hơn khi chuẩn bị đồ dùng dạy học. Việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao và sinh động hơn. Giờ dạy - học môn Toán luôn sinh động, gây nhiều hứng thú cho học sinh. Chính sự hứng thú của các em trong mỗi giờ học toán được nâng lên, nên giờ học toán của các em không còn khô khan, mệt mỏi như trước đây nữa mà trở nên sôi động, hấp dẫn. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hào hứng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS lớp 3 “ Học mà chơi, chơi mà học”. Tính nhút nhát, tự ti của một số em được khắc phục, các em mạnh dạn, tự tin và ham học hơn. Từ đó chất lượng học tập của các em được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. Qua đợt kiểm tra vừa qua, số lượng HS không thích môn Toán giảm dần. Đây là một kết quả đáng khích lệ so với kết quả khảo sát đầu năm. Việc sử dụng trò chơi toán học trong dạy học toán 3 là việc dạy học phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của HS, kích thích sự hứng thú của HS, làm giảm đi sự khô khan của toán học, trò chơi Toán học là một trong các hoạt động dạy học tích cực đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay của ngành. Nó giúp các em "vừa học, vừa chơi", tạo cho HS niềm tin, niềm vui trong học tập. Khi sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong toán 3 nói riêng, điều cần thiết là phần chuẩn bị và tổ chức cần căn cứ kiến thức, trình độ HS và điều kiện để lựa chọn đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học, tránh rườm rà, mất thời gian. GV phải đặc biệt chú ý xác định được rõ mục đích của trò chơi, các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi đó. Đồng thời cần phân biệt trò chơi toán học với các hình thức: Đố vui toán học, Truyện kể toán học, Thơ toán Tuy nhiên, để việc sử dụng trò chơi Toán học trong dạy – học toán 3 đạt kết quả cao và bền vững thì đòi hỏi người GV phải thực hiện thường xuyên, kiên trì, yêu nghề, yêu trẻ và ham học hỏi để tiết học toán luôn hấp dẫn HS. Kết quả cụ thể có so sánh đối chiếu: Sĩ số Trước khi thực hiện sáng kiến Sau khi thực hiện sáng kiến 31 SL % SL % Hoàn thành 29 93.5 31 100 Chưa hoàn thành 2 6.5 0 0 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trò chơi Toán học là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi Toán học tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò chơi Toán học không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút . Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi Toán học trong giờ dạy học Toán lớp 3, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán sau, tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê môn Toán. Sau quá trình thực hiện sáng kiến này, tôi thấy rằng trò chơi toán học là một việc làm rất cần thiết đặc biệt với HS lớp 3. Các em có học toán tốt mới có cơ sở để tiếp thu tốt các kiến thức của lớp trên. 2. Kiến nghị: Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi Toán học trong giờ học Toán ngoài những mục tiêu chung của bài dạy, giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau : a: Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp . b: Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin . c: Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất , sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi . Mỗi năm học Phòng giáo dục và Sở giáo dục nên chọn các sáng kiến tốt in thành các tập san theo môn học để cung cấp cho các trường làm tài liệu sinh hoạt chuyên môn. Mở thêm các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và xây dựng nhiều tiết dạy học mẫu để cho giáo viên được trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm. Tôi mong rằng tất cả chúng ta cần phải coi trọng việc dạy tốt môn toán và mong muốn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho các em được phát huy tài năng Toán học của mình ngay từ bậc tiểu học. Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Toán lớp 3 trong năm qua ở trường Tiểu học Vân Phúc mà tôi cho là thành công. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp, cũng như của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Phúc Thọ để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn, để được đồng nghiệp tham khảo và áp dụng vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh lớp 3. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm: “Một số trò chơi Toán học nhằm nâng cao sự hứng thú cho học sinh trong dạy học Toán lớp 3” là do bản thân tôi tự nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy cho học sinh lớp 3A trong năm học 2015 – 2016. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vân Phúc, ngày 15 tháng 4 năm 2016 Tác giả Hoàng Thị Trúc Sinh Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ. . ................... . . Vân Phúc, ngày ..tháng ..năm 2016 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN . ................... . . Phúc Thọ, ngày ..tháng ..năm 2016 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_toan_hoc_nham_nang_cao.doc