Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là những người có đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái; biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công tác. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục Mầm non đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp. thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh.
Cùng với yêu cầu tổ chức cho trẻ hoạt động trong chương trình Chăm sóc - giáo dục Mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối với trẻ mẫu giáo". Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ là: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại. vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
Để giải quyết được các vấn đề trên, là một giáo viên đã có khá nhiều năm giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018.
o trẻ qua việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Môi trường xã hội, con người là điều kiện không thể thiếu để trẻ mẫu giáo hình thành, củng cố, mở mang trí lực cũng như tình cảm, đạo đức và tính cách của trẻ. Nhiệm vụ của cô giáo là phải tuyên truyền phụ huynh tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ, cùng phụ huynh khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết trong việc giáo dục trẻ ở gia đình. Ví dụ: Một vấn đề nào đó mà ở trường trẻ chưa hiểu hết thì ta đừng nên trực tiếp giải thích ngay và gợi ý để trẻ về nhà hỏi thêm cha mẹ, người thân. Ngoài ra kết hợp với các cơ quan đoàn thể khác trong cộng đồng xã hội giáo dục trẻ tổ chức Đoàn, Đội, Hội phụ nữ, Tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc và giáo dục trẻ, không chiều chuộng con cái và bao bọc trẻ thái quá, cần cho trẻ tự mình làm một số việc phù hợp với khả năng của trẻ. Để trẻ tự nêu lên ý tưởng, ý kiến trong gia đình trên cơ sở bố mẹ, người lớn là người sẽ giải thích và chốt lại ý kiến đúng, khuyến khích trẻ khi trẻ có ý kiến sáng tạo. Người lớn không bao giờ được gán cho trẻ những tên gọi như “nhà nghệ thuật”, “cục cưng”, “ngu đần”, dù tên gọi đó có tốt hay xấu, điều khiến trẻ chịu sự hạn chế, dần đánh mất chính mình. Tạo điều kiện cho trẻ trưởng thành theo cá tính chân thật. Dạy trẻ vượt lên người khác bằng khả năng chính mình. Khi giúp trẻ tìm hiểu về một gương điển hình nào, nên nói với trẻ rằng trẻ cũng sẽ có cơ hội làm được nếu chăm chỉ và siêng năng. Tạo cho trẻ ý chí kiên định, không sợ sự can dự và ảnh hưởng của người khác. Giúp trẻ kiên trì tiến lên, phải cho trẻ nhận biết rằng khi làm xong công việc nào đó, đều có tác dụng rất quan trọng, động viên trẻ nên theo đuổi hoài bão và ước mơ. Cha mẹ cũng phải tạo điều kiện để trẻ thực hiện ước mơ chính đáng của trẻ. Phụ huynh cần cho trẻ được suy nghĩ độc lập, động viên trẻ dùng các phương pháp khác nhau để tiến hành suy nghĩ, mạnh dạn đặt vấn đề và thách thức với các nghi vấn, tránh đi theo đuôi một cách mù quán. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra điều tiềm ẩn trong chúng một khả năng, kỹ năng nào đó. Vì vậy, việc bồi dưỡng, kích thích trẻ phát huy những khả năng này. Nếu chúng ta có những biện pháp đúng, phù hợp sẽ là sự thúc đẩy tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ về sau. PHẦN III: KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự hợp tác với các bậc phụ huynh, cùng với sự giúp đỡ của nhà trường đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: 1. Về phía trẻ: Trẻ đã có thái độ hứng thú chú ý và lắng nghe sự hướng dẫn của cô giáo. trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Trẻ phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, có thói quen lao động tự phục vụ, chủ động hơn trong mọi hoạt động, trong giao tiếp, trong ứng xử với bạn bè, cô giáo... Biết cách giải quyết khác nhau cho cùng một sự việc hay cùng một vấn đề, biết so sánh và rút ra sự giống nhau giữa các sự vật , biết suy luận, phán đoán và thử nghiệm.. Tự nêu lên các ý tưởng của mình trong các hoạt động, luôn tự khám phá, tìm tòi dưới sự quản lý bao quát của cô giáo. Sự tích cực và chủ động, sáng tạo của trẻ phát triển rõ rệt.Cụ thể, qua khảo sát cuối năm cho kết quả như sau: Trường Mầm non Nghĩa Minh: TT Tên lớp Số trẻ đạt Tỷ lệ % Ghi chú 1 5 Tuổi A 28/29 96,6 % 2 5 Tuổi B 27/29 93 % 3 5 Tuổi C 27/28 96,4% 2. Về phía phụ huynh: Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trừơng. có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng cho trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ bé ngoan. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không chiều chuộng, trẻ đã tự mình phục vụ chứ không để bố me hay ông bà phải xách cặp, cất mũ bảo hiểm, cất túi... mà trẻ tự mình để đồ dùng ngay ngắn, biết tự chào ông bà, bố mẹ .. 2. Về phía cô: Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Mạnh dạn, tự tin giao tiếp, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với phụ huynh học sinh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ Trong năm học vừa qua, nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào, hội thi, như: Hội thi “Bé khỏe bé ngoan” cấp trường, và trẻ lớp tôi cũng đã tham gia các hội thi đầy đủ và đạt giải cao trong các hội thi; trực tiếp tham gia dạy mẫu hoạt động phát triển âm nhạc, chú trọng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. phát triển vận động do Cụm sinh hoạt chuyên môn chỉ đạo đạt kết quả cao”, Kết quả qua các lần tổ chức, phát động các phong trào, nhà trừơng đã nhận được tham gia đông đảo và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Hiệu quả lớn nhất là nhà trừơng đã huy động được sự tham gia của cha mẹ trẻ em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho trẻ, đồng thời đây là những cơ hội giúp trẻ được giao lưu, đó cũng là biện pháp hiệu quả nhằm dạy trẻ kỹ năng sống, phát triển toàn diện cho trẻ. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian công tác với một số điều cần làm và cần tránh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ cơ bản như sau: Cô giáo phải tăng cường công tác nghiên cứu học tập tìm tòi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, đặc biệt là trên sách báo, các phương tiện thông tin, phải là chú trọng việc tiếp cận, sưu tầm, đúc kết những kiến thức mới có liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ - vì đây là cơ sở lý luận để chúng ta vận dụng thực tiễn trong nuôi dạy trẻ hằng ngày. Các giải pháp, nội dung và hình thức để tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ. Luôn tìm cách làm mới nội dung và đa dạng hóa hoạt động của trẻ, biết tạo ra tình huống có vấn đề và đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của trẻ. Luôn khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề. Kịp thời động viên khích lệ trẻ với những thành tích đã đạt được nhằm gây hứng thú và bồi dưỡng lòng tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. Tính xuyên suốt của đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tọa của trẻ, chuyển từ hoạt động thụ động sang việc tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động chủ động, độc lập, tự giác phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, đồng thời khuyến khích, động viên trẻ có thể tham gia khi cần thiết để tạo ra quá trình hoạt động tích cực của trẻ. Muốn làm tốt vai trò của mình cô giáo phải nắm bắt những biểu hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, mặt khác phải biết áp dụng đồng bộ, khoa học và hợp lý các giải pháp sáng tạo đã nêu trên. Đó là điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn. Không được dọa nạt trẻ vì mỗi lần chúng ta doạ nạt trẻ là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận ngừơi lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn. Cũng không được hạ thấp trẻ vì cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng trẻ là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân trẻ. Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ biết sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích. Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái qúa sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân trẻ không thể làm điều gì nên thân.Hãy nhớ: đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm được. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. Qua việc nghiên cứu và tìm ra “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” có một số ý kiến đề xuất sau: Đối với phòng Giáo dục: Hàng năm cần có những sáng kiến kinh nghiệm xếp bậc phổ biến rộng rãi, những buổi hội thảo chuyên môn về phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để giáo viên học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Tăng cường tổ chức các giờ dạy mẫu qua các buổi kiến tập, sinh hoạt chuyên môn cụm về tập trung nâng cao chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo cho trẻ. Về nhà trường: Cần tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, thăm quan, dự các lớp tập huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi để phát huy tính tích cực ,chủ động ,sáng tạo cho trẻ. Về giáo viên: Phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình, chịu khó tìm tòi những cái hay cái mới để tạo ra những điều hấp dẫn cho trẻ. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” trong năm học 2017 - 2018. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp cũng như Ban Giám hiệu và Lãnh đạo cấp trên xem xét, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có nhiều biện pháp hữu ích nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! , ngày 20 tháng 04 năm 2018 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.doc