Rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C tại sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Thanh toán quốc tế (TTQT) là một nghiệp vụ ngoại bảng ñặc trưng và quan trọng
trong hoạt ñộng kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Do
phạm vi rộng của hoạt ñộng TTQT là rộng lớn và bao gồm nhiều ñối tượng tham gia
nên rủi ro có thể xuất hiện tại nhiều thời ñiểm, gây ra các thiệt hại không nhỏ cho các
bên. NHTM là trung gian cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, bên cạnh
việc thu ñược một mức lợi nhuận thì cũng phải gánh chịu hàng loạt những rủi ro. Rủi
ro trong TTQT ñối với NHTM có thể là thiệt hại xảy ra do không thu hồi ñược vốn,
phát sinh những khoản chi phí không cần thiết hay là những yếu tố làm giảm uy tín
của ngân hàng.
Nội dung bài viết ñề cập ñến những rủi ro thường gặp trong hoạt ñộng thanh toán
L/C- một phương thức TTQT chiếm tỷ trọng lớn nhất - tại Sở Giao dịch Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (SGD NHNo)
toán cho nước ngoài. Bảng 1. Tình hình nợ quá hạn L/C tại Sở giao dịch những năm qua ðơn vị: Nghìn USD Nợ quá hạn L/C Tăng,giảm Năm Tổng số dư L/C chưa thanh toán Doanh số nghìn USD % Tỷ trọng (%) 2006 11,363.40 676.93 - 6.0 2007 9,884.47 536.90 -140.03 -20.69 5.4 2008 9,151.50 408.93 -127.97 -23.84 4.5 2009 8,507.87 324.55 -84.37 -20.63 3.8 Nguồn: Báo cáo tổng kết HðKD của Sở giao dịch NHNo 2006- 2009 Nguyên nhân của tình trạng trên là: - Hoạt ñộng XNK với doanh số chưa cao, các doanh nghiệp NK hoạt ñộng không mấy hiệu quả, quay vòng vốn chậm, bị thua lỗ dẫn ñến không có tiền trả ngân hàng khi ñến hạn thanh toán. - Ngân hàng bảo lãnh cho doanh nghiệp mở L/C hàng nhập trả chậm chưa có phân tích, chọn lọc kỹ lưỡng phát sinh nợ quá hạn, bộ phận thẩm ñịnh hồ sơ khách hàng còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ và chưa lường hết ñược các rủi ro phát sinh, tỷ lệ ký quỹ thấp, phần giá trị thanh toán L/C còn lại không có giá trị tài sản ñảm bảo. Thực tế thì nợ quá hạn L/C trong thanh toán XNK của SGD có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, có thể nợ quá hạn sẽ gia tăng trở lại nếu ngân hàng không có sự ñánh giá khách hàng (người mở L/C) một cách kỹ lưỡng trong việc nhận ñịnh trước ñược họ không có khả năng hoặc không muốn thanh toán. Do vậy, rủi ro về tài chính vẫn luôn là thách thức cùng với hoạt ñộng thanh toán bằng L/C mà SGD phải ñối mặt. 2. RỦI RO KỸ THUẬT (LỖI CHỨNG TỪ) Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C, như việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hay sự khác nhau giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy ñịnh trong L/C. Một bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa nhà xuất khẩu với ngân hàng, giữa ngân hàng phát hành với nhà xuất khẩu, giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận, giữa ngân hàng thanh toán và ngân hàng hoàn trả. Do ñó, các chủ thể ñặc biệt cần quan tâm tới việc kiểm tra kỹ L/C ñể ñưa ra quyết ñịnh trả tiền. Thực tế, từng yếu tố tạo nên bộ chứng từ hoàn hảo giữa các ngân hàng tham gia thanh toán còn nhiều bất cập, như sự phù hợp giữa các NH chưa thống nhất, ngân hàng này cho là hợp lệ nhưng ngân hàng khác lại bắt lỗi chứng từ và dẫn ñến kết quả không thực hiện ñược khoản thanh toán, hoặc bắt lỗi quá khắt khe, từ ñó nảy sinh rủi ro trong TTQT. Chứng từ thanh toán là ñiều khoản bắt buộc và vô cùng quan trọng trong thanh toán L/C. Thực trạng bộ chứng từ ñược xuất trình là cơ sở căn bản cho việc từ chối hay chấp nhận thanh toán. Nhà xuất khẩu chắc chắn ñòi ñược tiền khi họ xuất trình tới ngân hàng ñược chỉ ñịnh bộ chứng từ hoàn hảo. Về hình thức, bộ chứng từ hoàn hảo là bộ chứng từ ñầy ñủ về số lượng, ñúng về nội dung theo quy ñịnh của L/C. Lỗi chứng từ xuất hiện trong cả hàng nhập lẫn hàng xuất, bao gồm những lỗi liên quan tới số lượng chứng từ; nội dung chứng từ; thời hạn xuất trình chứng từ bị chẫm trễ 2.1. ðối với lỗi chứng từ hàng nhập ðối với hàng nhập, SGD ñứng ra làm vai trò là ngân hàng mở L/C (NHPH), thực hiện cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nước ngoài. ðây là nghiệp vụ ẩn chứa nhiều rủi ro, nếu doanh nghiệp vì một lý do nào ñó mà không trả ñược tiền theo ñúng cam kết sẽ gây tổn thất cho ngân hàng cả về tài chính lẫn uy tín. Thực tế chứng từ hàng nhập thường ít lỗi do ñã qua bước kiểm tra của ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, theo thống kê của SGD, năm 2006 có khoảng 18% bộ chứng từ của nhà xuất khẩu nước ngoài xuất trình theo L/C do các chi nhánh của SGD phát hành có sự khác biệt, mà các lỗi chứng từ ñối với hàng nhập của SGD xuất hiện chủ yếu ở khâu tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Trong ñó, nhiều trường hợp ngân hàng phải từ chối thanh toán do có nhiều sai sót nghiêm trọng từ phía nước ngoài như chứng từ không ñúng người kí phát, chứng từ vận tải không hoàn hảo, mô tả hàng hoá trong hoá ñơn thương mại không ñúng những quy ñịnh trong L/C. Mặt khác, cũng có trường hợp các lỗi chứng từ xuất phát từ phía NHPH ñưa ra không chính xác, và phía ngân hàng nước ngoài không chấp nhận. Với tỷ lệ sai sót trong kiểm tra chứng từ là 18%, có thể thấy rằng chất lượng kiểm tra chứng từ hàng nhập của SGD chưa cao, còn nhiều hạn chế. 2.2. ðối với lỗi chứng từ hàng xuất ðối với hàng xuất thì SGD ñóng vai trò là ngân hàng thông báo L/C hay là ngân hàng chiết khấu. Trên thực tế hiện nay, trong hoạt ñộng TTQT của SGD thì rủi ro lỗi chứng từ thường phát sinh do các nguyên nhân như cán bộ chưa tuân thủ ñúng quy trình kỹ thuật, việc kiểm soát chứng từ không cẩn thận, lập thiếu chứng từ, thiếu nội dung, do thời gian chậm Lỗi chứng từ hàng xuất ñang là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp tham gia hoạt ñộng XNK, chủ yếu là các lỗi chứng từ xuất trình thiếu về số lượng, muộn về thời gian, không ñủ nội dung Tuy nhiên, tình trạng này có thể ñược cải thiện nếu nhà XK lựa chọn ngân hàng có kinh nghiệm ñể ñược tư vấn trong ký kết hợp ñồng thương mại và kiểm soát L/C. Bảng 2. Tỷ lệ lỗi chứng từ hàng xuất tại SGD NHNo Chứng từ xuất trình Tỷ lệ Chứng từ phù hợp 25% - 32% Chứng từ sai sót Trong ñó: - Sai sót do vi phạm hợp ñồng - Sai sót do kỹ năng lập chứng từ 75% - 68% 19% - 35% 81% - 65% Nguyên nhân của những rủi ro thường gặp trong việc kiểm tra chứng từ tại SGD là: Thứ nhất, do kiểm tra không hết lỗi, dẫn tới mất quyền từ chối bởi ngân hàng không ñược quyền từ chối lần hai. Trường hợp này gây ra rủi ro cho cả NHPH lẫn nhà NK. Khi ñó nhà NK có thể kiện ngân hàng và mức ñộ rủi ro phụ thuộc vào sự phân ñịnh lỗi giữa nhà NK và ngân hàng. Thứ hai, do không thể phát hiện ra sai sót trên cơ sở bộ chứng từ không hoàn hảo, tức là NHPH không nêu ra lỗi của chứng từ, vì thế buộc phải thanh toán tiền cho nước ngoài. Nếu nhà NK phát hiện ra lỗi, họ có quyền từ chối trả NHPH toàn bộ giá trị của L/C ñó. Rủi ro này một mình NHPH phải gánh chịu. Loại lỗi này thường liên quan ñến sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau về ngày phát hành, ký hậu, số tiền, Thứ ba, do tiến hành kiểm tra chứng từ vượt quá thời hạn quy ñịnh cho phép 5 ngày làm việc của ngân hàng. ðể xảy ra trường hợp này, nếu chứng từ có sai sót, NHPH mất quyền từ chối trả tiền, trong khi ñó, nhà NK ñược quyền khước từ thanh toán cho ngân hàng ñối với những lỗi ñó. Thứ tư, do bộ chứng từ hoàn hảo nhưng ngân hàng lại bắt lỗi ñể từ chối trả tiền. Nếu nhà NK ñồng ý chắc chắn sẽ không trả tiền ra nước ngoài, dẫn tới nguy cơ bị nhà XK khiếu kiện. Những lỗi này thường liên quan ñến việc ký hậu vận ñơn. Với thực tế rủi ro trong thanh toán L/C rất lớn, các ngân hàng cần hết sức quan tâm tới việc kiểm tra chứng từ. Chứng từ ñược lập theo L/C và chịu sự chi phối của các văn bản pháp luật liên quan, thường là UCP. ðây là cơ sở rất cụ thể ñể kiểm tra, nhưng các ngân hàng vẫn mắc vào những tình huống nêu trên, dẫn ñến rủi ro trong thanh toán L/C. Nguyên nhân từ nhiều phía, nhưng quan trọng nhất là do trình ñộ cán bộ TTQT của ngân hàng còn bất cập, chưa ñáp ứng yêu cầu công việc. Thực tế cho thấy mức ñộ rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào NHPH, ngân hàng giữ vai trò hạn chế tối ña rủi ro cho ngân hàng và cả cho nhà NK. Những rủi ro trên thường chiếm một tỷ lệ rất thấp ở những nước phát triển, những ngân hàng có trình ñộ thanh toán cao, sử dụng công nghệ hiện ñại, kiểm tra chứng từ bằng máy. 3. RỦI RO THANH KHOẢN Chỉ trong trường hợp hãn hữu, rủi ro thanh khoản mới ñe doạn ñến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trong hàng ñầu ñối với nhà quản trị ngân hàng là bảo ñảm khả năng thanh khoản một cách thường xuyên, liên tục và ñầy ñủ. Một ngân hàng ñược xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó có thể có ñược những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp ñúng tại thời ñiểm ngân hàng có nhu cầu. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nó có trong tay một lượng vốn khả dụng với quy mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy ñộng vốn thông qua con ñường vay nợ hoặc bán tài sản có khả năng thanh khoản cao. Yêu cầu thanh khoản của ngân hàng ñược xem xét trên mối tương quan cung- cầu tiền tệ. Nguồn cung thanh khoản chủ yếu của ngân hàng gồm: - Tiền gửi của khách hàng, doanh thu từ các dịch vụ tiền gửi, thanh toán nợ của khách hàng, bán tài sản, vay NHNN, Nguồn cầu thanh khoản chủ yếu của ngân hàng gồm: Khách hàng rút tiền từ tài khoản, yêu cầu vay vốn từ những khách hàng chất lượng tín dụng cao, thanh toán các khoản vay phi tiền gửi, chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Trong TTQT nhu cầu vay và mua ngoại tệ của khách hàng là rất lớn. ðặc biệt trong năm 2007 thanh toán nhập khẩu qua SGD tăng 8% và xuất khẩu tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, trong ñó thanh toán L/C ñạt 566 triệu USD, tăng 11,5%. Thực trạng này khiến SGD có những lúc ñối mặt với rủi ro thanh khoản. Dự trữ ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ tại NHNN của SGD còn chưa ñáp ứng ñược nhu cầu của khách hàng, cung ngoại tệ còn nhiều lúc căng thẳng trong khi ñó SGD chưa có những giải pháp thích ứng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Chi phí ñể bù ñắp sự thiếu hụt thanh khoản tương ñối lớn, không những vậy còn làm cho một lượng khách hàng không nhỏ ñã chuyển quan hệ thanh toán sang ngân hàng khác hoặc giảm giá trị thanh toán. Chính ñiều này là nguyên nhân dẫn ñến rủi ro trong thanh khoản của SGD trong thời gian vừa qua. Vì vậy, trong thời gian tới, SGD cần chủ ñộng hơn nữa ñể tăng cung ngoại tệ cũng như dự ñoán nhu cầu của khách hàng ñể có kế hoạch huy ñộng, dự trữ ngoại tệ linh hoạt ñể ñáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng ñồng thời giảm thiểu những rủi ro thanh khoản của NH. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. - Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. - Tạp chí Ngân hàng các năm 2007- 2010. - Tài liệu Tổng kết hoạt ñộng TTQT của NHNo. - Peter Rose, Ngân hàng thương mại.
File đính kèm:
- rui_ro_trong_hoat_dong_thanh_toan_lc_tai_so_giao_dich_ngan_h.pdf