Bài giảng Thanh toán quốc tế (Mới)

I. CÁC KHÁI NIỆM

1. NGOI T Là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế

2. NGOI HI Là khái niệm chung chỉ các phương tiện có thể dùng để tiến hành thanh

toán giữa các quốc gia.Quy định về ngoại hối bao gồm:

 Ngoại tệ

 Phương tiện thanh toán có giá bằng ngoại tệ

 Các loại giấy tờ có giá bằng tiền ngoại tệ

 Vàng

 VND

3. T GIÁ HI ĐOÁI Theo Paul Samuelson: “ Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền một nước

này lấy tiền của một nước khác.

Ví dụ: Một người Việt Nam có 17,8 triệu đồng Việt Nam chuẩn bị đi du lịch sang Mỹ

đến Ngân Hàng Á Châu để mua tiền đô la Mỹ. NH bán cho anh ta một lượng USD là

1000 $.

Ta có 1 USD = 17.800.000 / 1000 = 178000 VND

=> Như vậy giá của 1USD được thể hiện bằng 17800 VND

II. MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1. TÊN VÀ KÝ HIU TIN T

 Về tên gọi : Mỗi nước có tên gọi tiền tệ riêng

 Ký hiệu tiền tệ: gồm ba chữ, trong đó hai chữ đầu thể hiện tên quốc gia, một chữ

cuối phản ánh tên gọi tiền tệ của quốc gia đó

pdf50 trang | Chuyên mục: Thanh Toán Quốc Tế | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Thanh toán quốc tế (Mới), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nào đó. 
 Nên quy định rõ việc thanh toán như thế nào. Ví dụ: Cứ mỗi lần giao hàng là một 
lần thanh toán hay mở LC cho tất cả các chuyến giao hàng (Package LC hay 
Peberred LC). 
i. Nội dung về chứng từ. 
 Đây là nội dung quan trọng vì nó là bằng chứng chứng minh người bán đã hoàn 
thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những nội dung quy định của thư tín 
dụng. 
Và là căn cứ để NH dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người bán nếu bộ 
chứng từ phối hợp với LC. 
 Về bộ chứng từ, NH thường yêu cầu người xuất khẩu phải thỏa mãn cá điều kiện 
sau: 
- Thỏa mãn về số loại chứng từ 
- Số lượng mỗi loại chứng từ. 
- Yêu cầu việc ký phát từng loại chứng từ đó nư thế nào? 
j. Các điều khoản khác. 
 Ngòai những nội dung kể trên, khi cần thiết ngân hàng mở LC và người nhập 
khẩu có thêm những nội dung khác. 
 Ví dụ: Trong LC có một nội dung sau: “Chúng tôi đồng ý trả tiền bằng điện cho 
ngài nhưng với điều kiện là các ngài phải chịu phí”. 
7. CÁC LOẠI L/C 
a. L/C có thể hủy ngang (revocable L/C). Nhà NK có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ 
bất kỳ lúc nào 
b. L/C không thể hủy ngang (irrevocable L/C): là loại L/C mà khi Ngân hàng đã mở ra 
thì phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán trong thời hạn hiệu lực của nó – không 
có quyền sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ L/C đó nếu chưa được sự đồng ý của các bên 
có liên quan. 
- Một thư tín dụng không quy định nó là loại gì thì đương nhiên được hiểu là L/C 
không hủy ngang (irrevocable L/C). 
c. L/C không hy ngang, có xác nhn (confirmed irrevocable L/C): ). là loại L/C 
không hủy ngang được NH khác đảm bảo trả tiền hoặc cam kết trả tiền theo yêu cầu 
của ngân hàng phát hành. 
d. L/C không hy ngang min truy đòi (irrevocable without recourse L/C): khi Ngân 
hàng phát hành L/C đã trả tiền cho người hưởng lợi thì mất quyền truy đòi lại số tiền 
đó trong bất kỳ trường hợp nào. 
- Trên Hối phiếu phải ghi câu: “miễn truy đòi người ký phát” (without recourse to 
drawer). 
 15 
e. L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C mà số tiền của L/C được tự động có giá trị 
trở lại như cũ sau khi người hưởng lợi L/C đã sử dụng xong hoặc L/C đã hết thời hạn 
hiệu lực. 
Có 2 L/C tuần hoàn: 
- Tuần hoàn có tích luỹ 
Ví dụ: L/C = 20.000 USD được phép tuần hoàn tích luỹ mỗi quý trong 1 năm kể từ 
ngày 1/1/2009. 
Quý 1: Nhà XK giao hàng trị giá 50.000 USD 
Quý 2: Nhà XK không giao hàng 
Quý 3: Nhà XK được phép giao 100.000 USD 
Quý 4: Nhà XK giao hàng trị giá 50.000 USD 
- Tuần hoàn không có tích luỹ 
Có 3 cách tuần hoàn: 
 Tuần hoàn tự động. 
 Tuần hoàn bán tự động. 
 Tuần hoàn hạn chế. 
f. L/C đối ứng (Reciprocal L/C): là loại L/C mở ra chưa có hiệu lực ngay. Nó chỉ có 
hiệu lực khi một L/C thứ hai đối ứng với nó được mở ra. 
- Trong L/C 1 có ghi câu: “Tín dụng này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại 
một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng một số tiền là .....”. 
- Trong L/C 2 có ghi câu: “Tín dụng này đối ứng với L/C số . . . . mở ngày . . . . tại 
Ngân hàng . . . .”. 
- Trường hợp áp dụng: 
 Trong phương thức hàng đổi hàng. 
Trong gia công hàng xuất khẩu. 
g. L/C chuyển nhượng (transferable L/C): Là loại L/C mà trong đó quy định người 
hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu Ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng trả tiền, chấp 
nhận trả sau hay chiết khấu – Ngân hàng chuyển nhượng, chuyển nhượng toàn bộ 
hay một phần số tiền cho một hay nhiều người khác hưởng lợi (Điều 48 UCP 500). 
- Chuyn nhưng ti nưc ngưi bán 
- 
Điểm cần chú ý 
- Người chuyển nhượng và người thụ hưởng cùng một quốc gia 
- Đồng tiền chuyển nhượng phải cùng chuyển sang nội tệ 
- Tỷ giá 
- Chuyn nhưng qua nưc th ba. 
- TQ ký hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF với Việt Nam = 360.000 USD. 
- VN ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa từ Malaysia theo điều kiện FOB. 
- VN phải dùng L/C chuyển nhượng trên cơ sở TQ mở cho VN hưởng 360.000 
 USD. 
- Công ty XNK VN (người hưởng lợi thứ nhất) đề nghị VCB chuyển transferable 
 order cho người XK Malaysia: 300.000 USD 
 16 
- Số tiền chênh lệch VN dùng để thuê tầu và hưởng hoa hồng trung gian. 
Đim cn chú ý: 
- Lập lại chứng từ: Hối phiếu, Hóa đơn. 
- Lập mới chứng từ: + C/O 
 + Bảo hiểm đơn 
 + Vận đơn
- Ngân hàng thông báo L/C chuyển nhượng nên đóng vai trò là ngân hàng kiểm tra 
chứng từ và đòi tiền bằng điện 
- Biến NHTB Việt Nam thành ngân hàng trả tiền. 
 Chuyn nhưng ti nưc NK: 
- Order nội địa với người NK thanh toán theo thực tế giao hàng tại nước người 
NK. 
- Người NK với người XK nước ngòai thanh toán theo chứng từ. 
Những điểm cần lưu ý chung đối với L/C chuyển nhượng: 
- Phí chuyển nhượng do người chuyển nhượng thứ nhất chịu. 
- Thông thờng được áp dụng khi mua bán hàng qua trung gian. 
- Trừ khi có quy định trong L/C, một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển 
nhượng một lần. 
- Cho phép tái chuyển nhượng cho người thứ nhất. 
h. L/C giáp lưng (back to back L/C): là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm 
đảm bảo, làm vật thế chấp. 
Những điểm cần lưu ý: 
- Việc ký quỹ mở L/C thứ hai hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của phía 
TQ do vậy phía TQ phải mở L/C xác nhận. 
- L/C giáp lưng phải hết hạn hiệu lực trước L/C1, có số lượng chứng từ nhiều hơn L/C 
1 và thời hạn giao hàng sơm hơn L/C1. 
- Hai L/C trên hoàn toàn độc lập với nhau. 
- Được áp dụng trong mua bán qua trung gian. 
 17 
i. L/C d phòng (stand-by-L/C): 
- Mục đích và ý nghĩa của Stand-by-L/C:. 
 Bảo đảm cung cấp hàng hóa và dịch vụ 
 Bảo đảm trả lại phần tiền hàng đã ứng trước 
 Bảo đảm đối ứng 
j. L/C điu khon đ (Red clause L/C): là loại L/C trong đó quy định ngân hàng phát 
hành ứng trước một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trước khi người bán 
thực hiện việc giao hàng và xuất trình chứng từ. Còn gọi là L/C ứng trước. 
 Một số lưu ý trong áp dụng L/C điều khoản đó: 
 Quy định số tiền ứng trước. 
 Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHPH. Trị giá hối phiếu bằng 
số tiền ứng trước. 
 Số tiền đó sẽ được khấu trừ khi NHPH thanh toán cho Người hưởng lợi. 
k. L/C thanh toán dn (Deferred L/C): 
 áp dụng với loại hợp đồng có kim ngạch lớn và hàng hóa không đồng loại 
 Tổng các lần thanh toán bằng tổng kim ngạch L/C. 
 Ứng trước bằng chuyển tiền bằng điện với điều kiện phải có đảm bảo. 
 NH Người NK mở một L/C có điều khoản đỏ thanh tóan như sau: 
 60.000 USD ứng trước 30 ngày cho Người XK. Còn lại 2,4 triệu USD 
thanh tóan sau khi nhận chứng từ giao hàng phù hợp với L/C. 
 Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHPH. Trị giá hối phiếu 
bằng số tiền ứng trước. 
 Người XK phải mở 1 L/C dự phòng cho Người NK hưởng lợi. Lúc đó, 
NHPH mới giao số tiền ứng trước cho Người XK. 
 Trong Stand by L/C ghi: “Chúng tôi mở cho các ngài 1 L/C với số tiền là 
600.000 USD nếu các ngài chứng minh được Người hưởng lợi không thực 
hiện được hợp đồng của mình thì chúng tôi hoàn trả cho các ngài số tiền là 
600.000 USD đó. L/C dự phòng này là một bộ phận của L/C có điều khoản 
đỏ thì Người XK mới mở. 
 18 
8. Nhận xét 
 Ưu điểm : 
- Nhà NK có thể chủ động mở L/C để mua hàng hóa theo yêu cầu của mình, và được NH 
cam kết thanh toán lô hàng NK 
- Thanh toán bằng L/C thì nhà NK thuận lợi và yên tâm vì nhà XK sẽ tuân thủ những điều 
khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định trong L/C. NH mở L/C thay mặt 
nhà NK kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì NH mới thanh toán 
- Với nhiều loại L/C cho phép các doanh nghiệp XNK có thể vận dụng một cách linh hoạt 
phù hợp với thực tiễn thương mại 
- Thông qua việc mở và điều chỉnh L/C cho phép các doanh nghiệp XNK có thể bổ sung 
và điều chỉnh một số điều khoản trong HĐ ngoại thương phù hợp với thực tiễn. 
- Thông qua phương thức tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp XNK có thể nhận được 
sự tài trợ của NH khi thiếu vốn. 
 Nhược điểm : 
- Khi khi sử dụng tín dụng chứng từ, doanh nghiệp XNK cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại 
thương và TTQT 
- Đối với L/C có thể huỷ ngang, nhà XK phải thật thận trọng vì nhà NK có thể sửa đổi 
hoặc huỷ bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước hay sự chấp nhận của nhà 
XK. 
- Nếu như NH phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của quốc gia người mua có những 
hạn chế thanh toán thì nhà XK phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc bị 
thanh toán chậm trễ 
- Bên cạnh đó KH cũng gặp những bất lợi như : không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ L/C trừ 
khi có sự chấp nhận của người bán và NH phát hành, người mua phải chịu phí tổn mở 
L/C và các chi phí khác. 
- Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các 
chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C để được thanh 
toán. 
- Rủi ro : Nếu như người mua, người bán cố tình lừa đảo, NH mất khả năng thanh toán 
hoặc do NH yếu kém về trình độ nghiệp vụ dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến 
quyền lợi của khách hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm, 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày phương thức chuyển tiền? So sánh phương thức chuyển tiền với 
phương thức nhờ thu. 
2. Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm 
chứng từ? Vẽ sơ đồ D/P và D/A 
3. Trình bày quy trình nghiệp vụ của NH thực hiện nhờ thu đến trong thanh toán 
hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu? 
4. Theo bạn đối với nhà Xuất khẩu, Nhập khẩu khi thực hiện phương thức nhờ thu 
kèm chứng từ cần chuẩn bị những công việc gì 
5. Thế nào là phương thức tín dụng chứng từ? Phương thức tín dụng chứng từ dựa 
trên các văn bản pháp lý nào? 
6. So sánh những điểm cơ bản giữa UCP 500 với UCP 600 ? 
7. Công ty nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ mở L/C gồm những chứng từ nào khi gửi đến 
NH? Theo bạn trong đó chứng từ nào quan trọng nhất? Tại sao? Tại sao NH phải 
thẩm định hồ sơ xin mở L/C đối L/C ký quỹ dưới 100% 
8. Trình bày quy trình mở L/C, quy trình thanh toán L/C? 
9. Theo bạn tại sao tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến trong 
thanh toán quốc tế? Trình bày ưu và nhược của phương thức tín dụng chứng từ 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thanh_toan_quoc_te_moi.pdf