Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn xuôi cách mạng Việt Nam 1945-1975

Tóm tắt

Mỗi thời đại văn học có một quan niệm khác nhau về con người. Trong đó, quan niệm về tình yêu và

hôn nhân là nội dung không thể thiếu trong văn học hiện đại. Nó cũng được thể hiện khá rõ nét trong

văn xuôi cách mạng Việt Nam 1945 – 1975. Trong bài viết này, chúng tôi chú ý đến những nét đặc

trưng trong quan niệm tình yêu và hôn nhân của giai đoạn này so với các giai đoạn trước đó.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn xuôi cách mạng Việt Nam 1945-1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hành công thì hẵng 
nên nghĩ đến”. Họ ưu tiên việc nước trước, 
còn việc nhà tính sau. Trong Vùng trời 
(Hữu Mai), Hảo và Quỳnh yêu nhau trong 
thời gian khá lâu. Mỗi người một đơn vị, 
công tác xa nhưng vẫn hướng về nhau. 
Đoàn thể đã đề nghị tổ chức đám cưới cho 
hai người nhưng vì mải mê công tác, họ bỏ 
mất cơ hội đám cưới. Trong Ngày cưới 
(Ngô Quân Miện), có nhiều đám cưới được 
tổ chức tập thể tại công trường. Cô Sinh và 
anh Đắc cũng định tổ chức đám cưới theo 
lối đời sống mới. Nhưng Sinh nghĩ, cưới 
xong thì sinh con, bận bịu chuyện gia đình. 
Cô sẽ không có nhiều cơ hội để tham gia 
công việc xã hội. Bởi vậy Sinh đã đề nghị 
hoãn đám cưới. Như vậy, người phụ nữ có 
quyền quyết định chuyện hôn nhân. Nếu 
như thời phong kiến, cha mẹ có vai trò 
quan trọng trong hôn nhân của con cái thì 
nay, tập thể có vai trò quan trọng trong 
chuyện hôn nhân. Khi gặp những vấn đề 
khó khăn trong hôn nhân, các cặp trai gái 
thường nhờ chính quyền đoàn thể giúp đỡ. 
Và đoàn thể đã đứng ra tổ chức đám cưới 
cho họ theo lối đời sống mới như trường 
hợp của Vượng và Ái (Bão biển), Tuấn và 
Liên (Ánh sáng bên nhà hàng xóm) của 
Chu Văn. 
Quan niệm về hôn nhân trong thời 
hiện đại không còn chịu sự chi phối của 
quan niệm “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng 
phu, phu tử tòng tử”. Người chồng chết, 
người vợ có quyền đi bước nữa. Chế độ 
mới đã tạo điều kiện cho chị Cả Phây (góa 
chồng) đến với anh Mọc (góa vợ) (Chị cả 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 
34 
Phây – Ngô Ngọc Bội). Những mối tình 
như vậy thường gặp nhiều cản trở do tập 
quán tư duy cũ vẫn còn. Chồng cô Hoan 
mất, mẹ chồng khuyên cô nên ở vậy nuôi 
con, thủ tiết thờ chồng giống như bà. 
Nhưng Hoan không thể cam chịu cuộc 
sống góa bụa dài dằng dặc. Cô đã yêu và 
có thai với Cần. Điều đó làm mâu thuẫn 
giữa cô với vợ chồng Binh Mâu thêm trầm 
trọng. Cô đã dám “đi bước nữa” và cả cái 
làng Đoài cũng sẽ “đi bước nữa” vào đời 
sống mới với những quan niệm mới về hôn 
nhân và gia đình (Đi bước nữa – Nguyễn 
Thế Phương). Trong Anh Keng (Nguyễn 
Kiên), việc anh Keng yêu chị Lạt đã gặp sự 
phản ứng dữ dội của cha anh. Nhưng anh 
Keng không quan tâm đến việc chị Lạt đã 
từng có chồng và lớn tuổi hơn mình. Bất 
chất dư luận, hai người vẫn lấy nhau và 
sống với nhau hạnh phúc. Hai người sinh 
một đứa con, chồng yêu thương tôn trọng 
vợ, vợ giúp chồng lo việc hợp tác xã. Hạnh 
phúc của hai vợ chồng anh khiến cho 
người cha độc đoán cũng hết giận, thừa 
nhận sự lựa chọn đúng đắn của con mình. 
Trước kia, người phụ nữ thường không 
có tự do, “gái có chồng như gông đeo cổ”. 
Phận gái mười hai bến nước, có hạnh phúc 
hay không còn tùy vào sự rủi may của số 
phận. Tuy nhiên, quan niệm về tình yêu và 
hôn nhân trong thời hiện đại có khác. Nếu 
không được chồng yêu thương, một số phụ 
nữ có thể bày tỏ tình yêu với người khác. 
Trong Vào đời (Hà Minh Tuân), vợ chồng 
của Sen – Hiếu có những rạn nứt trầm 
trọng do thói quen chơi bời hư hỏng của 
Hiếu. Sen yêu Lưu, bí thư chi đoàn nhà 
máy. Nhưng Lưu khuyên Sen hãy trở lại 
với Hiếu. Mặc dù vẫn chưa dứt khỏi Hiếu 
nhưng trái tim của Sen đã thuộc về Lưu rồi. 
Cũng như vậy, trong truyện Mở hầm 
(Nguyễn Dậu), cô công nhân Nghì không 
thể sống hạnh phúc với người chồng hư 
hỏng như Sự. Cô yêu Tuệ nhưng Tuệ 
khuyên cô hãy trở lại với Sự vì anh ta đang 
có chiều hướng tiến bộ. Còn Xiêm (Dấu 
chân người lính – Nguyễn Minh Châu) 
không chấp nhận sống chung với chồng là 
Kiếm – “người hùng” của quân đội quốc 
gia. Cô yêu anh bộ đội Lượng. Nhưng đó là 
một mối tình ngang trái vì Lượng không 
thể lấy Xiêm. Quan điểm cách mạng không 
cho phép anh lấy vợ của người khác. Trong 
một trận đánh đồn, Lượng đã bắt Kiếm và 
trả về nhà cho Xiêm. 
Trong trường hợp sống không hạnh 
phúc, người phụ nữ sẵn sàng đi tìm hạnh 
phúc mới. Như trường hợp của Mị trong 
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Mị sống với A 
Sử không hạnh phúc vì anh ta đối xử thô 
bạo với vợ. Mị đã bỏ A Sử để đi theo A 
Phủ, ban đầu chỉ là đi theo tiếng gọi tự do, 
sau đó hai người nảy sinh tình yêu. Họ đã 
xây dựng một mái ấm gia đình ở Phiềng 
Sa. Ở đó, cuộc sống không giàu nhưng Mị 
cảm thấy hạnh phúc vì có người chồng biết 
tôn trọng vợ, biết chăm lo cuộc sống gia 
đình. Trong Trước giờ nổ súng (Phan Tứ), 
thiếu phụ Pha cũng không thể sống với 
người chồng đang làm sĩ quan trong đồn 
địch. Cô bỏ chạy theo anh bộ đội Lương. 
Cuộc hành quân rất vất vả nhưng được 
sống bên cạnh Lương là những ngày hạnh 
phúc đối với cô. Ta cũng gặp nhiều phụ nữ 
bỏ chồng để đi tìm tự do, sau đó cũng tìm 
được cho mình một tổ ấm, đơn sơ mà hạnh 
phúc, như: Vàng Thị Mỹ (Mùa hoa thuốc 
phiện cuối cùng – Nguyên Ngọc), Kan 
Lịch (Kan Lịch – Hồ Phương), Tam (Vùng 
cao – Đỗ Quang Tiến).v.v. 
Cuộc sống vợ chồng không phải lúc 
nào cũng bình yên. Có những lúc vợ chồng 
PHẠM NGỌC HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
35 
không bằng lòng nhau, nhưng họ biết 
nhường nhịn để giữ hạnh phúc. Nhiều cô 
vợ xích mích với chồng hoặc gia đình 
chồng nên sống ly thân, bỏ về nhà cha mẹ 
đẻ. Nhưng khi chồng đi bộ đội, các cô đã 
trở về để chồng yên tâm lên đường, như vợ 
chồng cô Quế (Làng cao - Sao Mai), vợ 
chồng cô Nguyệt (Người ở nhà - Nguyễn 
Địch Dũng).v.v. Nhiều phụ nữ còn khổ sở 
do tính gia trưởng của người chồng. Ông 
Vạn mắng chửi vợ liên miên, nhưng gia 
đình vẫn bình yên vì bà Vạn biết nhẫn 
nhịn. Bà phấn đấu trở thành xã viên xuất 
sắc, được cử đi dự hội nghị ở huyện. Ông 
mới nhận ra vị trí quan trọng của vợ và 
mua tặng bà Bộ quần áo mới (Ngô Ngọc 
Bội). Cũng tương tự như vậy đối với 
truyện Vợ chồng ông lão phó mộc (Nguyễn 
Phan Hách). Từ khi bà Nhỡ được cử đi dự 
hội nghị ở trung ương, ông Tam mới hết 
khinh thường vợ. Điều đó cho thấy, sự bất 
bình đẳng nam nữ trong gia đình sẽ được 
giải quyết khi người vợ biết phấn đấu vươn 
lên. Khi người vợ đã thành công ngoài xã 
hội thì người chồng sẽ nể trọng vợ, gia 
đình sẽ hạnh phúc. Quan điểm đó cũng 
được thể hiện trong các tác phẩm: Một cặp 
vợ chồng (Nguyễn Khải), Người vợ 
(Nguyễn Địch Dũng), Câu chuyện xảy ra 
không tránh khỏi (Vũ Thị Thường), Dòng 
nước (Nguyễn Sơn Hà), Cô bánh xích (Hồ 
Thủy Giang).v.v. 
Trong thời chiến, người chồng thường 
sống xa nhà nên người ta cũng thường nhắc 
đến sự chung thủy của người vợ. Văn xuôi 
giai đoạn này rất ít nhắc đến trường hợp vợ 
ngoại tình khi chồng đi chiến đấu xa nhà. 
Các nhà văn chỉ miêu tả những người vợ 
hậu phương đảm đang chung thủy, là chỗ 
dựa cho người con trai nơi tiền tuyến. 
Trong Dấu chân người lính (Nguyễn Minh 
Châu), chính ủy Kinh sống xa nhà suốt thời 
chống Pháp đến thời chống Mỹ. Nhưng vợ 
ông vẫn không hề than vãn, chỉ lo nuôi 
con, hăng hái tham gia phong trào phụ nữ 
ba đảm đang để chi viện chiến trường, 
mong đến ngày chiến thắng, đoàn tụ gia 
đình. Trong mỗi đội quân tóc dài ở miền 
Nam đều có mặt những người vợ có chồng 
tập kết ra Bắc: Nhật ký người ở lại 
(Nguyễn Quang Sáng), Không chịu sống 
quỳ (Nguyễn Hải Trừng), Gia đình má Bảy 
(Phan Tứ), các truyện trong tập Từ tuyến 
đầu Tổ quốc.v.v. Chính quyền Diệm ép 
buộc những người phụ nữ này ký giấy ly 
hôn với những người chồng đang ở miền 
Bắc. Nhiều binh lính, sĩ quan quốc gia 
cưỡng ép những người vợ có chồng tập kết. 
Có những người vợ chấp nhận cái chết để 
giữ lòng chung thủy với chồng và trung 
thành với cách mạng như người vợ trong 
Im lặng (Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn Đất – 
Anh Đức).v.v. Con sông Bến Hải trở thành 
nơi gửi gắm tâm sự thủy chung của những 
người vợ ở bờ Nam: “Sông Bến Hải vẫn 
một dòng không có bên trong bên đục, 
sóng nước Cửa Tùng vẫn rào rạt ngày 
đêm. Lòng dạ đôi bờ không cắt ngăn, chỉ 
có hàng trăm mũi súng, hàng vạn thước 
dây thép gai vô hình của kẻ địch ngăn 
cách” (Đôi bờ - Nguyễn Dậu, Nhất Hiên). 
Người vợ có thể bỏ chồng khi chồng chạy 
theo địch nhưng không bao giờ bỏ chồng 
khi chồng đang chiến đấu và công tác xa 
nhà. Đó cũng là quan điểm chung của 
những người vợ thời chiến. 
Có thể nói, những quan niệm về tình 
yêu và hôn nhân trong văn xuôi Việt Nam 
1945 – 1975 chưa phản ánh hết sự đa dạng 
vốn có của cuộc sống. Một số vấn đề khác 
có liên quan tới lĩnh vực này chưa được nói 
tới đầy đủ. Ví dụ như nhu cầu thể xác của 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 
36 
nam nữ, sự phức tạp nội tâm trong tình 
yêu, vấn đề “môn đăng hộ đối” trong hôn 
nhân.v.v. Thực ra, những vấn đề này vẫn 
tồn tại trong xã hội Việt Nam thời chiến 
tranh. Nhưng nhà văn né tránh, không miêu 
tả vì không có lợi cho công cuộc cách 
mạng. Những góc khuất này sẽ được đề 
cập đến một cách tỉ mỉ, sáng tỏ trong các 
tác phẩm văn xuôi sau 1975. 
Tóm lại, văn học cách mạng Việt Nam 
1945 – 1975 có nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu 
và lao động, giáo dục lối sống mới cho thế 
hệ trẻ, bởi vậy, phải hướng tới những tấm 
gương người tốt việc tốt. Những quan niệm 
về tình yêu và hôn nhân của thanh niên 
trong văn xuôi giai đoạn này cũng phù hợp 
với các chủ trương do chính phủ đề ra. Mặc 
dù nó chưa phản ánh hết những phức tạp 
vốn có của đời sống nhưng cũng có những 
yếu tố tích cực, giáo dục thanh niên ý thức 
sống vì cộng đồng. Nó góp phần tạo ra nét 
độc đáo trong quan niệm nghệ thuật về con 
người của văn học giai đoạn này so với các 
giai đoạn khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên). (2006). Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập 2), 
Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Phan Cự Đệ. (1974 – 1975). Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Hà Nội: NXB Đại học & 
Trung học chuyên nghiệp. 
Phùng Ngọc Kiếm. (1998). Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975, Hà Nội: 
NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 
Phong Lê (1980). Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa, Hà Nội: 
NXB Khoa học xã hội. 
Nhiều tác giả. (2002). Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX (giai đoạn 1946 – 1975), Hà Nội: 
NXB Kim Đồng. 
Ngày nhận bài: 08/3/2019 Biên tập xong: 15/4/2019 Duyệt đăng: 20/4/2019 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_ve_tinh_yeu_va_hon_nhan_trong_van_xuoi_cach_mang_v.pdf