Quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

"Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân, mà còn ở cả các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc. Cũng từ đó nhân dân lao động và cả dân tộc đã thừa nhận Đảng ta là người lãnh đạo, người đại biểu chân chính cho quyền lợi cơ bản và thiết thân của mình" .

doc8 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong những tổ chức này, hình thành nên các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. 
Tháng 3-1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội, lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên gồm 7 đảng viên. Chi bộ mở rộng cuộc vận động để thành lập một Đảng Cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Tháng 5-1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp Đại hội lần thứ nhất tại Quảng Châu. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ do Ngô Gia Tự dẫn đầu, đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sản, nhưng không được chấp thuận, nên rút khỏi Đại hội về nước. Đại hội vẫn tiếp tục họp và thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Hội. Đại hội cho rằng, việc thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam là một yêu cầu cần thiết, song vì trình độ giác ngộ chính trị và đấu tranh của quần chúng còn non yếu, trình độ lý luận về chủ nghĩa cộng sản và kinh nghiệm đấu tranh của những người cách mạng còn thấp, nên chưa thể thành lập ngay Đảng Cộng sản được. Vì vậy, trước mắt phải chỉnh đốn Hội, tạo điều kiện tổ chức vững, rồi sẽ thành lập Đảng Cộng sản sau.
Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận, cử Ban Chấp hành Trung ương và phát truyền đơn kêu gọi quần chúng đấu tranh. Đông Dương Cộng sản đảng xây dựng nhiều cơ sở ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Sau Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, các đại biểu về nước đã thấy Đông Dương Cộng sản đảng ra đời và hoạt động. Tháng 8-1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận; xúc tiến chuẩn bị và họp Đại hội (11-1929), thông qua đường lối chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương của Đảng. Đảng có một chi bộ hoạt động ở Trung Quốc và một số chi bộ ở Nam Kỳ. Đảng tích cực vận động để hợp nhất với Đông Dương Cộng sản đảng, liên lạc với Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản trên thế giới, phát triển tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng như Công hội, Nông hôi, Đoàn Thanh niên.
Trong nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng cũng có sự chuyển hoá. Một số đảng viên tiên tiến tích cực vận động thành lập các chi bộ cộng sản và tiến hành công tác chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. Tháng 9-1929, những đảng viên tiên tiến ra Tuyên đạt, nêu rõ việc chính thức lập ra Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Đông Dương Cộng sản liên đoàn xây dựng nhiều cơ sở ở Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đông Dương Cộng sản liên đoàn triệu tập đại hội chính thức vào ngày 1-1-1930, nhưng do nhiều đại biểu bị địch bắt trên đường đi dự đại hội, nên không thể tiến hành được.
Như vậy, chỉ trong thời gian 4 tháng, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời. Điều đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng sản đã trở thành một xu thế khách quan của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, và lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thấm sâu trong phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.
 Cả ba tổ chức cộng sản đều tích cực hoạt động, tuyên truyền, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, làm cho phong trào cách mạng phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, “từ khi Hội An Nam Thanh niên Cách mạng tan rã, hai nhóm cộng sản sử dụng nhiều - nếu không nói là tất cả - nghị lực và thời gian trong các cuộc đấu tranh nội bộ và bè phái” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 2, Sđd, tr. 21.
. Sự hoạt động riêng rẽ giữa các tổ chức cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh của cách mạng bị phân tán. “Cả hai đều cố gắng thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày càng rộng bấy nhiêu”. “Nhiều thì giờ và sức lực đã bị lãng phí vì sự rối ren chia rẽ đó, đảng vien của mỗi bên đều bị thiệt hại, chỉ trích lẫn nhau là không Bônsơvích” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 2, Sđd, tr. 35.
. Điều đó không đúng với nguyên tắc tổ chức Đảng Cộng sản và không phù hợp với lợi ích của phong trào cách mạng. Đó là một nguy cơ trước mắt của cách mạng Việt Nam. 
Cần thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng là yêu cầu khách quan của lịch sử. Nhưng tự bản thân các tổ chức cộng sản lại không thống nhất được với nhau do ảnh hưởng của tư tưởng bản vị, cục bộ, vốn là con đẻ của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và phân tán.
3. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm và đã “hai lần cố gắng về An Nam, nhưng phải quay trở lại” vì “mật thám và cảnh sát ở biên giới quá cẩn mật”. Người đang cố gằng đi lần thứ ba, thì một đồng chí từ Hồng Công tới Xiêm và tin cho Người biết tình hình Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị tan rã, những người cộng sản chia thành nhiều phái. Người quyết định rời Xiêm về Trung Quốc và tới nơi ngày 23-12-1929. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Người triệu tập đại biểu của hai nhóm Đông Dương cộng sản đảng và An nam cộng sản đảng họp Hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hồng Kông, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930. Ngày 8-2-1930 các đại biểu về nước.
Ngoài Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Quốc tế Cộng sản, Dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và hai đại biểu của An Nam Cộng sản đảng. 
Sau khi nghe Nguyễn Ái Quốc nói về lý do họp Hội nghị, phân tích những sai lầm của sự chia rẽ và nhiệm vụ phải thành lập Đảng Cộng sản, các đại biểu đều đồng ý thống nhất vào một đảng. Số đảng viên của Đảng khi mới thống nhất hai tổ chức cộng sản có đại biểu dự Hội nghị là 310 người Số đảng viên chính thức và dự bị ở Xiêm là 40, Bắc Kỳ: 204, Nam Kỳ: 51, Trung Quốc và các nơi khác: 15. Xem Báo cáo Gửi Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Sđd, tr. 21.
.
Với quan niệm Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, phải thành lập đảng cách mạng trong từng quốc gia dân tộc, theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị “đặt tên đảng mới là Đảng Cộng sản Việt Nam” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 2, Sđd, tr. 11. Trong văn kiện Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 1, Sđd, tr. 614.
. Việc làm ấy về sau bị đánh giá là được thực hiện “bằng một con đường khác mà Quốc tế Cộng sản không lường trước” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 4, Sđd, tr. 384.
. 
Hội nghị đã xác định Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bao gồm Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng dắn và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử và nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân. Chính vì thế, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và làm dấy lên một cao trào cách mạng trên quy mô cả nước, mang tính thống nhất cao, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. 
Hội nghị vạch kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, theo đó, “Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng lãnh đạo sẽ cử năm uỷ viên”. “Còn đối với Nam Kỳ, thì Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng và Ban Chấp hành lâm thời An Nam Cộng sản Đảng sẽ giới thiệu đảng viên của mình với hai đại biểu Nam Kỳ để hai đại biểu này tổ chức họp chung cử hai uỷ viên (đưa vào Trung ương mới)” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 2, Sđd, tr. 11.
.
Về công tác báo chí của Đảng, Hội nghị quyết định bỏ những tờ báo do Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng xuất bản trước đây. Ban Trung ương có thể xuát bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền.
Hội nghị cũng chủ trương thành lập mặt trận phản đế, bao gồm tất cả các đảng phái như Tân Việt, Thanh niên, Quốc dân Đảng, đảng Nguyễn An Ninh 
Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc viết Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột. Người vạch rõ “giữa lúc các cuộc khủng bố trắng lên đến đỉnh cao thì những người cộng sản An nam trước kia chưa có tổ chức, đang thống nhất lại thành một đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam, để lãnh đạo toàn thể anh chị em bị áp bức chúng ta làm cách mạng”. Người kêu gọi quần chúng “gia nhập Đảng, ủng hộ đảng và đi theo Đảng” Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 9-10.
.
Ngày 24-2-1930, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời ra Quyết nghị chấp nhận Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thành lập đảng có ý nghĩa như một đại hội. Sự ra đời của Đảng với tổ chức thống nhất và Cương lĩnh chính trị đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước kếo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX; đưa cách mạng Việt Nam hội nhập vào những trào lưu cách mạng trên thế giới. Đó là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những thắng lợi và những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam về sau. 
Hồ Chí Minh đã xây dựng được một đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình. Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 130.
. 

File đính kèm:

  • docqua_trinh_hinh_thanh_dang_cong_san_viet_nam.doc
Tài liệu liên quan