Phát triển hoạt động huy động vốn cộng đồng tại Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết phân tích một hình thức huy động vốn mới cho các dự án kinh doanh nhỏ cũng như các
dự án khởi nghiệp tại Việt Nam, hình thức huy động vốn cộng đồng (Crowfunding). Bài viết tổng
hợp các vấn đề lý thuyết cơ bản và quan trọng nhất về hình thức huy động vốn cộng đồng bao
gồm khái niệm, các bên tham gia, động cơ và hai phương thức huy động vốn cộng đồng phổ biến
nhất trên thế giới. Từ khung lý thuyết, bài viết cũng phân tích khả năng áp dụng của hai phương
thức huy động vốn cộng đồng này tại Việt Nam đồng thời đề xuất một số gợi ý nhằm phát triển
hoạt động huy động vốn cộng đồng tại Việt Nam.
ọi vốn và người góp vốn, phương thức này có mức độ rà soát cao vì mục đich của những người góp vốn trong hình thức này là mục đích đầu tư. Vì vậy, họ cần tiến hành quá trình rà soát một cách chi tiết để đảm bảo họ không đưa ra những quyết định sai lầm. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 5. Áp dụng hình thức huy động vốn cộng đồng ở các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam Với phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn ngày càng được quan tâm. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường tài chính Việt Nam đều nhận thấy rằng vấn đề huy động vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là rất khó khăn. Với mục đích giảm bớt những khó khăn này và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, hình thức huy động vốn cộng đồng đã bắt đầu xuất hiện tại Việt nam. Đánh dấu sự ra mắt của hình thức huy động vốn mới mẻ này là sự ra đời của nền tảng hỗ trợ huy động vốn cộng đồng đầu tiên IG9.vn (nay là Betado.com) vào năm 2013. Hiện nay, tại Việt Nam, rất nhiều nền tảng hỗ trợ cũng đã được phát triển, ví dụ như Comicola.com, Firststep.vn, Fundingvn.com hay Fundstart.vn. Cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hình thức huy động vốn cộng đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có doanh nghiệp trong 2 lĩnh vực công nghệ thông tin và sách truyện gặt hái được thành công. Trong khi đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam có lĩnh vực hoạt động rất đa dạng. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thể nào để có thể phát triển hình thức huy động vốn từ cộng đồng để gặt hái được thành công trong bối cảnh Việt Nam? Trên thực tế, cũng có nhiều dự án do người Việt Nam khởi xướng đã huy động vốn cộng đồng thành công khi đăng tải thông tin kêu gọi trên các website nước ngoài như dự án thiết bị đeo thời trang Misfit Shine của Vũ Xuân Sơn (Sonny Vũ) thu hút được nguồn vốn lên đến 846.000 USD với gần 8.000 nhà tài trợ cá nhân thông qua Indiegogo5. Nhưng xét đến các dự án thuần Việt thực hiện huy động vốn cộng đồng thông qua một website Việt Nam thì chưa có nhiều. Một trường hợp huy động vốn cộng đồng được coi là khá thành công tại Việt Nam là dự án xuất bản truyện tranh Long Thần Tướng vào năm 2014 nhưng dự án này chỉ dừng lại ở việc áp dụng phương thức gọi vốn cộng đồng – nhận quà tri ân6, một phương thức huy động không phải là phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tổng số tiền được kêu gọi trong trường hợp này cũng chỉ là 330 triệu đồng7. Còn hầu hết những dự án kinh doanh khác thì số tiền huy động không nhiều như dự án “Cải tiến Cờ caro tổ ong” chỉ huy động được 14,200,000 VNĐ trên tổng huy động 30,000,000 VNĐ8 hay dự án “Gậy dẫn đường cho người khiếm thị -- H3N” huy động được 32,450,000 VNĐ trên tổng huy động 40,000,000 VNĐ9. Việc chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn cộng đồng đang là một trong những cản trở chính trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặc dù Chính phủ đã có những quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng hoạt động huy động vốn cần được quan tâm một cách thiết thực hơn bằng cách ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng, đặc biệt là hai phương thức huy động vốn cộng đồng phổ biến là phương thức đặt trước và phương thức chia sẻ lợi nhuận. Đầu năm 2016, Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ do Bộ Khoa học và Đầu tư soạn thảo đã đưa huy động vốn cộng đồng vào nội dung. Đây cũng được coi là một tín hiệu tích cực cho thấy Chính phủ chú trọng đến hoạt động huy động vốn cho các dự án khởi nghiệp và hình thức huy động vốn cộng đồng mới mẻ này. Một khi Luật có hiệu lực thì các hoạt động huy động vốn cộng đồng tại Việt Nam sẽ có cơ sở để thực hiện và việc phát triển hoạt động này cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ Bảng 1 so sánh hai phương thức huy động vốn cộng đồng trên, có thể thấy rằng khả năng áp dụng cả hai hình thức này vào Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Từ phía doanh nghiệp khởi nghiệp, nếu phương thức chia sẻ lợi nhuận bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật thì, trong thời gian tới, các doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng phương thức đặt trước trong những 5 6 Ở hình thức này, số tiền tài trợ được chia theo từng gói, mỗi gói sẽ có một phần quà tương ứng. Người tài trợ sẽ nhận được quà khi dự án thành công, không xét đến lợi nhuận hay cổ phần sở hữu. 7 8 https://firststep.vn/du-an/cai-tien-co-ca-ro-to-ong_157/ 9 https://firststep.vn/du-an/gay-dan-duong-cho-nguoi-khiem-thi----h3n_164/ tình huống phù hợp. Phương thức này phù hợp với lĩnh vực giải trí nghệ thuật nên với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn đang loay hoay tìm vốn có thể cân nhắc việc “rao bán trước” sản phẩm vừa để vừa nghiên cứu thị hiếu của khán giả vừa có được nguồn tài chính để thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, đứng từ góc độ người gọi vốn, trước khi đưa ra kế hoạch cùng thông tin kêu gọi trên các website crowdfunding thì cần phải chú trọng tới sản phẩm kinh doanh của mình, phải có tính cạnh tranh và sáng tạo để thu hút được sự hứng thú từ những nhà đầu tư cá nhân. Mặt khác, sử dụng hoạt động huy động vốn cộng đồng với phương thức “đặt hàng trước” cũng đặt ra thử thách về quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm kinh doanh của người gọi vốn, vì vậy, với những yêu cầu quá chi tiết từ các nhà đầu tư ẩn danh, người gọi vốn cần chú ý không tiết lộ hết thông tin của sản phẩm và dự án của mình. Đi cùng với việc áp dụng phương thức đặt trước, việc mở rộng và hình thành thêm các nền tảng hỗ trợ huy động vốn cộng đồng trong các lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp khởi nghiệp khác nhau. Trên thế giới có đến gần 500 trang web hỗ trợ huy động vốn cộng đồng nhưng con số này mới chỉ dừng lại ở con số 6 hay 7 trang web tại Việt Nam. Điều này phần nào cũng gây khó khăn trong việc tạo môi trường phát triển cho hoạt động huy động vốn cộng đồng. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp thiết trong thời gian tới là xây dựng được một hệ sinh thái gồm nhiều nền tảng hỗ trợ huy động vốn cộng đồng. Và những nền tảng này cũng cần được quy định cụ thể, chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Chỉ khi thực hiện được điều này, hoạt động huy động vốn cộng đồng mới có thể thực sự phát triển tại Việt Nam. 6. Kết luận Có thể nói rằng, huy động vốn cộng đồng là một hình thức huy động vốn đối phổ biến trên thế giới, đặc biệt phù hợp với các dự án khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều dự án kinh doanh và dự án nghệ thuật có được kết quả thành công đều nhờ vào nguồn vốn được huy động từ hình thức huy động vốn cộng đồng. Kết quả này đến từ sự phát triển của các nền tảng hỗ trợ gọi vốn cộng đồng cũng như sự hoàn thiện trong chính sách pháp luật của các nước phát triển. Tại Việt Nam, có thể coi huy động vốn cộng đồng chính là hình thức “cứu cánh” cho nhiều dự án khởi nghiệp và hoạt động này bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, để có thể phát huy được những lợi ích mà huy động vốn cộng đồng mang lại, tất cả các bên có liên quan đều phải có những hành động cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động này trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam cần phải ban hành những văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý cũng như để điều chỉnh hoạt động huy động vốn cộng đồng, đặc biệt là những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện hai phương thức gọi vốn cộng đồng chính là phương thức đặt trước và phương thức chia sẻ lợi nhuận. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có những chính sách để khích lệ và tạo điều kiện cho nhiều cá nhân tham gia góp vốn để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, như tạo ra những cơ chế ưu đãi thuế... Những người gọi vốn cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh rất cụ thể và tập trung vào những sản phẩm mang tính cạnh tranh, có chất lượng để thu hút vốn và sự hứng thú từ nhà đầu tư. Các website làm nền tảng cho hoạt động huy động vốn cộng đồng tại Việt Nam cũng cần hoàn thiện quy trình cho một dự án đăng thông tin gọi vốn và hỗ trợ nhiều nhất có thể để làm cầu nối thông tin hiệu quả, chính xác, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Tài liệu tham khảo 1. Agrawal, A., Catalini, C. and Goldfarb, A. (2013), “Some Simple Economics of Crowdfunding. A chapter in Innovation Policy and the Economy”, National Bureau of Economic Research, Vol. 14, pp. 63-97. 2. Belleflamme, P., Lambert, T. and Schwienbacher, A. (2014), “Crowdfunding: Tapping the right crowd”, Journal of Business Venturing, Vol. 29, pp. 585-609. 3. Bradford, C. S. (2012), “Crowdfunding and the Federal Securities Laws”, Columbia Business Law Review, pp. 1-150. 4. Burkett, E. (2011), “A Crowdfunding Exemption? Online Investment Crowdfunding an U.S. Securities Regulation”, Transactions: The Tennessee Journal of Business Law, Vol. 13, pp. 63-106. 5. Carpenter, R. E. and Petersen, B. C. (2002), “Is the Growth of Small Firms Constrained by Internal Finance?”, The Review of Economics and Statistics, Vol. 84, Issue. 2, pp. 298- 309. 6. Gerber, E. M., Hui, J. S. and Kuo, P. Y. (2012), Crowdfunding: why people are motivated to post and fund projects on crowdfunding platforms, Working Paper. 7. Ebben, J. and Johnson, A. (2006), “Bootstrapping in small firms: An empirical analysis of change over time”, Journal of Business Venturing, Vol. 21, Issue. 6, pp. 851-865. 8. Howe, J. (2008), Crowdsourcing: Why the power of the crowd is driving future of business, Three River Press, New York. 9. Lambert, T. and Schwienbacher, A. (2010), An Empirical Analysis of Crowdfunding, Louvain-la-Neuve: Louvain School of Management, Catholic University of Louvain. 10. Mollick, E. (2014), “The dynamics of crowdfunding: An exploratory study”, Journal of Business Venturing, Vol. 29, Issue. 1, pp. 1-16. 11. Tomczak, A. and Brem, A. (2013), “A conceptualized investment model of crowdfunding”, Venture Capital: An International Journal of Entrepreneurial Finance, Vol. 15, No. 4, pp. 335-359.
File đính kèm:
- phat_trien_hoat_dong_huy_dong_von_cong_dong_tai_viet_nam.pdf