Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3: Thành phần dữ liệu mức quan niệm (Phần 1)

Trong phần này đề cập đến hai mô hình ứng với các mức quan niệm và logic về dữ

liệu. Nội dung trong mô hình quan niệm về dữ liệu sẽ đề cập đến mô hình thực thể - kết

hợp: một mô hình giàu ngữ nghĩa, rất thuận lợi để người dùng có thể hiểu được những

đối tượng, quan hệ chính trong tổ chức để có thể góp ý với người phân tích hệ thống

trước khi thực hiện những bước tiếp theo. Mô hình luận lý cho dữ liệu sẽ trình bày cách

chuyển mô hình thực thể - kết hợp về mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ: một mô hình phổ

dụng có cơ sở toán học vững chắc được thể hiện trên hầu hết các hệ cơ sở dữ liệu hiện

nay.

pdf9 trang | Chuyên mục: Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt nội dung Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3: Thành phần dữ liệu mức quan niệm (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
nh được các lớp đối tượng, các quan hệ, các xử lý trong tổ chức trong thế 
giới thực. Mô hình thường có dạng trực quan, cụ thể, dễ hình dung để mô tả, để biểu 
diễn, để nghiên cứu những vấn đề phức tạp, trừu tượng hay những đối tượng mà khó có 
thể thực hiện trên chính nó. 
III.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - KẾT HỢP 
Mô hình thực thể _ kết hợp xây dựng dựa trên những khái niệm: thực thể, mối 
kết hợp, thuộc tính và một số khái niệm liên quan. 
III.2.1. Thực thể (Entity) 
a. Giới thiệu: 
Ðể minh họa việc nhận diện các thực thể trong một hệ thống thông tin, chúng ta xét 
một thí dụ cụ thể, đó là vấn đề quản lý mua bán hàng ở một đơn vị thương mại mà nó đã 
được mô tả trong phần trước. Dựa trên vật chứng là các hóa đơn bán hàng, các phiếu 
nhập kho (hóa đơn mua hàng), bảng báo cáo nhập - xuất - tồn tại một kho, tình hình kinh 
doanh, thẻ kho, tình hình sử dụng hóa đơn trong một tháng nào đó... được thu thập trong 
quá trình đều tra. 
Trước hết chúng ta cần nhận thấy rằng thông tin trên các hóa đơn bán hàng, phiếu 
nhập kho là những thông tin cơ bản, còn các thông tin trên những báo cáo nhập - xuất 
tồn, tình hình kinh doanh, thẻ kho, tình hình sử dụng hóa đơn là những thông tin do việc 
xử lý dữ liệu trên mà. 
Chẳng hạn từ những hoá đơn bán hàng. Từ hình thức và nội dung cụ thể của những 
hóa đơn bán hàng như đã trình bày trong phần mô tả vấn đề đã đề cập ở phần trước, 
chúng ta nhận thấy tập hợp các hóa đơn liên quan tới các lớp đối tượng: 
- Tập hợp "HÓA ÐƠN", mỗi hóa đơn có một số thứ tự. 
- Tập hợp "KHÁCH HÀNG". 
- Tập hợp "MẶT HÀNG". 
- Tập hợp "CỬA HÀNG". 
Ta nói rằng, mỗi tập hợp trên đây xác định một thực thể. 
b. Ðịnh nghĩa: Thực thể là một phần tử trong mô hình tương ứng với một lớp đối 
tượng (các phần tử có cùng một số đặc tính nào đó) thuộc tổ chức trong quá trình mô 
hình hóa. 
Thực thể được định danh bằng tên, thường là danh từ mang ý nghĩa của lớp đối 
tượng được mô hình hóa. 
Chẳng hạn chúng ta dùng danh từ KHÁCH HÀNG tương ứng với tập hợp người 
mua và người bán, MẶT HÀNG tương ứng với tập hợp các thứ dùng để trao đổi mua 
bán trong thế giới thực. 
c. Ký hiệu: 
d. Ví dụ: 
Dùng cho các thực thể ở phần giới thiệu trên: 
VỀ HỆ THỐNG 
III.2.2. Mối kết hợp (Relationship) (mối kết hợp giữa các thực thể) 
a. Giới thiệu: 
Ta có thể kể ra các mối kết hợp giữa các thực thể trong ví dụ ở trên: 
- Mỗi HÓA ÐƠN chỉ bán cho một KHÁCH HÀNG. 
- Mỗi HÓA ÐƠN chỉ bán từ một CỬA HÀNG. 
- Mỗi HÓA ÐƠN có thể bán nhiều MẶT HÀNG với số lượng, đơn giá tương 
ứng. 
Ta nói rằng, các các quan hệ này chính là các mối kết hợp. 
b. Ðịnh nghĩa: Mối kết hợp là phần tử trong mô hình tương ứng với một mối quan 
hệ giữa các thực thể tham gia vào quan hệ đó thuộc tổ chức trong quá trình mô hình hóa. 
Mối kết hợp được định danh bằng tên, thường là động từ hay tính từ mang ý nghĩa 
về mối quan hệ giữa các lớp đối tượng liên quan trong tổ chức. 
c. Ví dụ: 
Trong nhiều trường hợp người ta có thể quan niệm một tập hợp các đối tượng là 
một thực thể, cùng có thể xem là một mối kết hợp trong mô hình thực thể - kết hợp. 
Chẳng hạn trong lĩnh vực quản lý sinh viên: tập tất cả các lớp cũng có thể xem là tương 
ứng với thực thể LỚP HỌC trong mô hình, nhưng chúng cũng có thể được xem là sự hợp 
thành của ngành, khóa, và đơn vị đào tạo nên có thể xem là một mối kết hợp trong mô 
hình. 
III.2.3. Thuộc tính (Attribute) (của một thực thể hoặc của một mối kết hợp) 
a. Giới thiệu: 
Ðể mô tả toàn diện hơn lĩnh vực quản lý sinh viên, ta có thể thêm vào các dữ liệu 
sơ cấp gắn liền với các thực thể hoặc các mối kết hợp: 
 Ðối với thực thể HÓA ÐƠN: 
- STT_HÐ 
- Ngày lập 
- Quyển hóa đơn (số seri) 
- Tỷ lệ VAT (thuế giá trị gia tăng ) 
 Ðối với thực thể CỬA HÀNG: 
- Mã số cửa hàng 
- Tên cửa hàng 
- Ðịa chỉ cửa hàng 
 Ðối với thực thể KHÁCH HÀNG: 
- MÃ KHÁCH HÀNG 
- Họ tên khách hàng 
- Ðịa chỉ khách hàng. 
 Ðối với thực thể MẶT HÀNG: 
- MÃ HÀNG 
- Tên hàng 
· Ðơn vị tính. 
 Ðối với mối kết hợp bán: 
- Số lượng. 
- Ðơn giá 
b. Ðịnh nghĩa: Thuộc tính (của một thực thể hoặc của một mối kết hợp) là một 
phần tử của mô hình tương ứng với một đặc tính của một lớp đối tượng hoặc một mối 
quan hệ giữa các đối tượng thuộc tổ chức trong việc mô hình hóa. Thuộc tính thường 
định danh bằng tên, mang ý nghĩa là đặc tính của đối tượng hay quan hệ giữa các đối 
tượng trong thế giới thực và chúng có thể lượng hóa (mô tả, cân đong, đo, đếm) được. 
c. Ký hiệu: Tên của các thuộc tính được ghi bên trong, phía dưới ký hiệu tên thực 
thể hoặc tên của mối kết hợp. 
d. Ví dụ: 
e. Miền giá trị của thuộc tính: Giá trị của thuộc tính thường nhận được từ một tập 
hợp hợp lý nào đó, có khi được tạo ra theo một quy tắc vì một mục đích nào đó. Chẳng 
hạn các thuộc tính MAKHACH, Họ tên khách, Ðịa chỉ khách là những chuỗi ký tự phản 
ánh những thông tin trên về khách hàng. 
III.2.4. Bản số 
III.2.4.1. Thể hiện của một thực thể 
a. Giới thiệu: 
Trong ví dụ trước đây, nếu trên một hóa đơn nào đó có bán 3 mặt hàng Thép tròn 
phi 6, Ximăng Hà Tiên, Gạch ống. Ta nói 3 phần tử: Thép tròn phi 6, Ximăng Hà Tiên, 
Gạch ống là các thể hiện của thực thể MẶT HÀNG. 
b. Ðịnh nghĩa: 
Một thể hiện của một thực thể là một phần tử tương ứng với một đối tượng thuộc 
lớp đối tượng của tổ chức được mô hình hóa. Một thể hiện của một thực thể được nhận 
biết bằng tập hợp tất cả các giá trị của tất cả các thuộc tính của thể hiện thuộc thực thể đó 
chính là dữ liệu của đối tượng trong thế giới thực. 
Như vậy: một thuộc tính (của một thực thể hay của một mối kết hợp) có thể nhận 
giá trị trên một tập hợp nào đó, tập đó được gọi là miền trị của thuộc tính. 
Hai đối tượng cùng lớp trong tổ chức tương ứng với hai thể hiện khác nhau trong 
mô hình, vì vậy nhiều khi phải căn cứ trên giá trị của nhiều thuộc tính mới phân biệt được 
hai thể hiện này (chẳng hạn sinh viên có thể trùng họ và tên). 
Vì vậy để cho đơn giản trong nhận biết và xử lý sau này, nhiều khi người ta thêm 
vào thực thể một loại thuộc tính đặc biệt gọi là thuộc tính chỉ định. Thí dụ người ta dùng 
thuộc tính MÃHÀNG cho thực thể MẶT HÀNG. MÃ HÀNG là thuộc tính mà không 
phải là thuộc tính vốn có của MẶT HÀNG. 
c. Trình bày: 
III.2.4.2. Thể hiện của một mối kết hợp. 
a. Giới thiệụ: Ðặt giả thiết sau: 
Xét mối kết hợp bán giữa thực thể HÓA ĐƠN và MẶT HÀNG. Một thể hiện của 
quan hệ này sẽ tương ứng với việc một hóa đơn bán mặt hàng với số lượng và đơn giá là 
bao nhiêu. 
Khi đó: 
là một thể hiện của mối kết hợp bán. 
b. Ðịnh nghĩa: Một thể hiện của một mối kết hợp là tập hợp các thể hiện của các 
thực thể tham gia vào mối kết hợp đó. 
Tuy nhiên trong mô hình chúng ta không thể trình bày hết tất cả các thể hiện của 
các thực thể cũng như của các mối kết hợp. Việc trình bày ở trên để chúng ta dễ dàng 
nhận biết thêm bản chất của mối kết hợp (thể hiện qua khái niệm bản số) vì khó có thể 
trình bày tất cả các thể hiện của tất cả các thực thể và của tất cả các mối kết hợp. 
c. Ðịnh nghĩa: Bản số của một thực thể đối với một mối kết hợp là cặp (bản số tối 
thiểu, bản số tối đa). Trong đó chúng được định nghĩa như sau: 
- Bản số tối thiểu: bằng 0 hoặc 1, là số lần tối thiểu mà một thể hiện bất kỳ của 
một thực thể tham gia vào các thể hiện của mối kết hợp. 
- Bản số tối đa: bằng 1 hoặc n, là số lần tối đa mà một thể hiện bất kỳ của một 
thực thể tham gia vào các thể hiện của mối kết hợp. 
Chú ý là trong một số trường hợp bản số tối thiểu của một thực thể đối với một mối 
kết hợp cho là bằng 0 hay 1 tùy vào việc quan niệm tổ chức các thể hiện của thực thể đó. 
d. Ký hiệu: 
Chú ý: Với bất kỳ vị trí tương đối nào của thực thể đối với mối kết hợp, chỉ số bên trái là 
bản số tối thiểu, chỉ số bên phải là bản số tối đa. 
Ví dụ: 
- Một HÓA ÐƠN chỉ bán cho một KHÁCH HÀNG. 
- Một HÓA ÐƠN chỉ bán tữ một CỬA HÀNG. 
- Một HÓA ÐƠN bán ít nhất một MẶT HÀNG, và có thể bán nhiều MẶT 
HÀNG. 
III.2.5. Khóa 
III.2.5.1. Khóa của một thực thể 
a. Ðịnh nghĩa: Khóa của một thực thể là một thuộc tính hoặc một số thuộc tính của 
thực thể, sao cho với mỗi giá trị của các thuộc tính này, tương ứng một và chỉ một thể 
hiện của thực thể. 
Trong nhiều trường hợp khóa của thực thể thường là thuộc tính chỉ định của thực 
thể đó. 
Một thực thể có thể có nhiều khóa. 
b. Ký hiệu: 
Khóa được đánh dấu trong danh sách các thuộc tính theo cách thức như sau: 
- Thường nằm đầu tiên trong danh sách các thuộc tính. 
- Ðược gạch dưới. 
c. Ví dụ: 
III.2.5.2. Khóa của một mối kết hợp 
a. Định nghĩa: Khóa của một mối kết hợp nhận được bằng cách kết hợp khóa 
của các thực thể tham gia vào mối kết hợp đó. Tập hợp tất cả các giá trị của 
các thuộc tính khóa của một mối kết hợp xác định duy nhất một thể hiện của 
mối kết hợp đó. 
b. Cách trình bày: Khóa của một mối kết hợp thường ghi dưới dạng kết hợp các 
thuộc tính khóa của chúng trong các dấu ngoặc đơn. 
c. Ví dụ: Khóa của mối kết hợp "bán" là cặp hai thuộc tính: (STT_HĐ, 
MAHANG). 
Nói chung khóa của mối kết hợp ngầm hiểu mà không được ghi ra nếu không quan 
tâm. 
Chú ý: Một thực thể có thể có nhiều khóa. 
Một mối kết hợp có thể không có thuộc tính nhưng vẫn tồn tại các thuộc tính khóa. 
III.2.6. Số chiều của một mối kết hợp, mối kết hợp tự thân 
a. Ðịnh nghĩa: Số chiều của một mối kết hợp là số thực thể tham gia vào mối kết 
hợp đó. 
Mối kết hợp có n thực thể tham gia được gọi là mối kết hợp n chiều. Ðặc biệt: 
- Mối kết hợp giữa 2 thực thể được gọi là mối kết hợp nhị phân. 
- Mối kết hợp giữa 3 thực thể được gọi là mối kết hợp tam phân. 
b. Mối kết hợp tự thân (đệ quy) 
Ðịnh nghĩa: Mối kết hợp tự thân là một mối kết hợp từ một thực thể đi đến chính 
thực thể đó. 
Ví dụ 1: Trong chương trình giảng dạy của ngành Tin học có một số môn học mà 
sinh viên muốn đăng ký học phải học qua (và đạt điểm 5 trở lên) một số môn học khác 
gọi là các môn tiên quyết của môn học đó: 
Ví dụ 2: Một thành viên trong cây gia phả một dòng họ có một người cha duy nhất 
trừ người tộc trưởng đầu tiên: 

File đính kèm:

  • pdfPTTK_ChuongIII_1.pdf
Tài liệu liên quan