Ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Giai đoạn này HCM đã :

• Tìm hiểu CM Mỹ, Pháp, khảo sát cuộc sống nhân dân thuộc địa và chính quốc.

• Cuối 1917 chịu ảnh hưởng của cuộc CM Tháng Mười Nga.

• Gửi yêu sách đòi quyền tự do VN ở hội nghị Verxây 1919.

• 7/1920 đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.

• 12/1920 tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và tán thành Quốc tế III.

• Tháng 7/1920 đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.

• Tháng 12/1920 tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và tán thành Quốc tế III.

 Từ chủ nghĩa yêu nước HCM đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, đã gắn phong trào CM VN với phong trào công nhân quốc tế, tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc VN

 

doc13 trang | Chuyên mục: Tư Tưởng Hồ Chí Minh | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ững chắc vào nhân dân. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc.
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải dựa vào nền tảng là khối liên minh công, nông, trí thức.	
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
a. Hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất :
- Theo HCM đại đoàn kết dân tộc không dừng ở quan niệm mà phải trở thành sức mạnh vật chất. Tổ chức để đại đoàn kết dân tộc trở thành lực lượng vật chất là Mặt trận dân tộc thống nhất.
 HCM đã đưa ra mô hình để tập hợp và tổ chức quần chúng là Mặt trận dân tộc thống nhất.
 Từ lúc ra đời đến nay tuy tên gọi có khác nhau nhưng Mặt trận là tổ chức chính trị rộng lớn qui tụ, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất :
Nguyên tắc 1 : Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công, nông, trí thức do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo. 
	 Đây là nguyên tắc cốt lõi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
HCM coi quan hệ giữa Mặt trận đoàn kết dân tộc và liên minh công, nông, trí thức là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, tạo ra sức mạnh to lớn
Đảng phải lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất bởi vì :
 Chỉ có Đảng CS VN mới đánh giá đúng vai trò to lớn của quần chúng nhân dân.
 Chỉ có Đảng mới vạch ra đường lối đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng.
 quan hệ giữa Đảng và Mặt trận là quan hê gắn bó máu thịt : Không có Mặt trận Đảng không có lực lượng; Không có Đảng Mặt trận không thể hình thành, phát triển phương hướng hoạt động.
	 Để lãnh đạo được Mặt trận :
 Đảng CS VN phải có chính sách mặt trận đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn 
 Dùng pp giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để cảm hóa.
Quyền lãnh đạo của Đảng không do Đảng tự phong mà do quần chúng tự thừa nhận.
Đảng Cộng sản VN là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất vì :
 Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh của dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước
 Đảng CS VN đại biểu cho lợi ích,trí tuệ,danh dự của dân tộc và nhân dân lao động.
 Nguyên tắc 2 : nguyên tắc hoạt động của mặt trận
Bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc,quyền lợi cơ bản của giai cấp,tầng lớp nhân dân t/gia
	 Theo HCM thì chỉ có thể đoàn kết khi có chung mục đích, số phận. Nếu không chung suy nghĩ, mục đích, số phận thì dù có kêu gọi đoàn kết thế nào đi nữa đoàn kết vẫn không có được.
à ĐỘC LẬP, TỰ DO là mục đích chung, nguyên tắc bất di bất dịch để tập hợp nhân dân.
- Trên cơ sở xác định lợi ích chung còn phải xác định quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân tham gia trong Mặt trận, được xác định cụ thể trong từng giai đoạn, trên các lĩnh vực :
 CM 8/1945 độc lập dân tộc là lợi ích chung, người cày có ruộng là yêu cầu của giai cấp nông dân.
 Đảng chủ trương dân có giàu nước mới mạnh giải quyết hài hòa cái chung và cái riêng.
 Nguyên tắc 3 : 
 - Hoạt động của Mặt trận trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết, bền vững vì Mặt trận là tổ chức chính trị xã hội của cả dân, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
	 Hiệp thương dân chủ là :
 Các vấn đề của Mặt trận được các thành viên Mặt trận bàn bạc công khai đi đến nhất trí.
 Chính sách của Đảng cho Mặt trận phải trình bày trước Mặt trận và cùng với các thành viên Mặt trận bàn bạc, hiệp thương đi đến thống nhất.
 Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ :
 Đứng	 trên lập trường của giai cấp công nhân.
 Giải quyết hài hòa quan hệ dân tộc và giai cấp, lợi ích chung và riêng, lâu dài và trước mắt.
 Thấm nhuần lợi ích chung, tôn trọng lợi ích riêng.
→ HCM chỉ rõ nếu làm tốt hiệp thương, dân chủ sẽ củng cố được mối quan hệ bền chặt, mục tiêu bốn “chữ đồng” của nhân dân: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng tâm.
 Nguyên tắc 4 : đoàn kết của Mặt trận phải là khối đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành.
	 Mặt trận là tập hợp nhiều tầng lớp, tôn giáo, giai cấp, bên cạnh cái tương đồng có cái khác biệt. Hiệp thương dân chủ để nhân lên cái tich cực, thu hẹp khác biệt đi đến thống nhất, đoàn kết.
 Lấy cái chung để hạn chế cái riêng 
 Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. 
 Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, nhân ái.
 Phải nêu cao tự phê bình và phê bình.
Chương VII: Tư tưởng HCM về đạo đức CM
Ba nội dung chính :
Vai trò, vị trí của đạo đức
Những phẩm chất đạo đức cơ bản
Những nguyên tắc rèn luyện đạo đức
a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo dức :
	HCM có 2 quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức 
- Đạo đức là gốc của người CM :
 HCM khẳng định đạo đức là gốc của người CM, đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người 
 Làm CM để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng cũng rất nặng nề 
HCM yêu cầu đối với Đảng cầm quyền thì phải là Đảng đạo đức, văn minh. Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thật sự thấm nhuần đạo đức CM, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. 
 Trong tư tưởng đạo đức HCM quan hệ đức với tài thống nhất với nhau, đức là gốc của tài. Tài là biểu hiện của đức trong hành động.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẩn của CNXH: Theo phẩm chất đạo đức cao quí là sức mạnh tạo nên sự hấp dẫn của CNXH. Sức mạnh đó là chủ nghĩa nhân đạo Cộng sản.
	 HCM là tấm gương đạo đức trong sáng, vĩ đại cổ vũ nhân dân ta và nhân loại đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và CNXH.
b. Quan điểm về chuẩn mực đạo đức CM :	
 Bốn chuẩn mực đạo đức :
 Trung với nước, hiếu với dân.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Yêu thương con người.
Tinh thần quốc tế trong sáng
Trung với nước, hiếu với dân : Là phẩm chất đạo đức mỗi người VN phải có. Trung với nước phải gắn với hiếu với dân.
Trung với nước : là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước
 Là trung thành với con đường đi lên của đất nước
 Là suốt đời hy sinh phấn đấu cho Đảng, cho CM
 Hiếu với dân : Là thương dân, Tin dân, Hết lòng phục vụ nhân dân.
Đối với cán bộ công chức Nhà nước là: Nắm vững dân tính; Hiểu rõ dân tài; Cải thiện dân sinh; Nâng cao dân trí.
 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư :
 Đây là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. HCM coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là biểu hiện của phẩm chất trung với nước, hiếu với dân.
 Cần : Ccần cù, siêng năng, chăm chỉ. Nhưng phải có kế hoạch, hiệu quả cao trong lao động.
Kiệm : Theo tư tưởng HCM kiệm là phải tiết kiệm thời gian, của cải, công sức của dân, của nước. HCM yêu cầu kiệm phải đi liền với cần, bởi cần mà không kiệm cũng giống như thùng không đáy.
Liêm : Là trong sạch, không tham lam. Là tôn trọng của công, của dân, của nước.
Chính : Là thẳng thắn, đúng đắn. Chính qui định tư cách con người, tư cách người CM.
 HCM yêu cầu tư cách người CM :
 Đối với mình : không tự cao, tự đại, khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở.
 Đối với người : không xu nịnh người trên, không ghét người dưới, thật thà không dối trá.
 Đối với việc : để việc công trên việc tư, việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh
Theo HCM thì cần, kiệm, liêm, chính quan hệ chặt chẽ với nhau, là nền tảng, gốc rễ của đạo đức mới, là thước đo đạo đức của mỗi người và nền văn minh của mỗi dân tộc.
 HCM cũng chỉ ra cần, kiệm, liêm, chính cũng là qui luật vận động nội tại, khách quan để đi đến một xã hội văn minh 
 Chí công vô tư :
 Là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị
 Là vì dân, vì nước, lo cho dân trước, lo cho nước trước
 HCM kết luận : CNXH không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
Thương yêu con người, sống có nghĩa, có tình :
 Thương yêu con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của con người mới.
	 Di chúc Bác dặn lại cán bộ, đảng viên của Đảng “phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”.
Tinh thần quốc tế trong sáng :
 Theo tư tưởng HCM tinh thần quốc tế là phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản. Nó bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt khỏi phạm vi quốc gia, dân tộc. HCM là người đặt nền tảng vun đắp cho mối quan hệ đó :
 Tinh thần quốc tế là chủ nghĩa quốc tế vô sản
 Nội dung của tinh thần quốc tế vô sản theo tư tưởng HCM :
 Tôn trọng, yêu thương, hiểu biết và đoàn kết với giai cấp công nhân và các dân tộc, nhân dân lao động và loài người tiến bộ trên toàn thế giới.
 Chống lại âm mưu chia rẽ, hằn thù, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa sô vanh, bá quyền, bành trướng.
c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới :	
 Ba nguyên tắc để rèn luyện, xây dựng đạo đức mới :
 Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức
 Phải tu dưỡng, rèn luyện suốt đời
 Xây dựng đạo đức mới phải đi đôi với cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, thói phi đạo đức.
Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức :
 Nói đi đôi với làm: là nguyên tắc quan trọng bậc nhất để xây dựng đạo đức mới.
Đặc trưng nói lên bản chất của tư tưởng đạo đức HCM, phân biệt đạo đức CM với đạo đức của các giai cấp bóc lột.
HCM thẳng thắn chỉ ra căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ “vác mặt làm quan CM” nói mà không làm
Nêu gương về đạo đức, đạo làm gương :
	 Đạo làm gương là nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc và phương Đông.
HCM là tấm gương mẫu mực trên tất cả các lĩnh vực. HCM đào tạo các thế hệ CM không chỉ bằng tư tưởng CM tiên phong mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao đẹp của mình để mọi người noi theo.
 Xây đi đôi với chống :
	 Trong rèn luyện đạo đức, xây phải đi đôi với chống vì giữa cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, đạo đức và vô đạo đức thường đan xen nhau. Do đó phải kết hợp chặt chẽ xây và chống trong đó
 Tu dưỡng đạo đức suốt đời :
	 Đạo đức CM chỉ có thể hình thành trên cơ sở tự giác tu dưỡng của mỗi người, phải làm thế nào để mỗi người tự nhận thấy việc trau dồi tu dưỡng đạo đức CM là công việc sung sướng, vẻ vang nhất.	
	Chỉ có trong hành động đạo đức CM mới bộc lộ rõ những giá trị của mình vì vậy phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức suốt đời cũng như việc “rửa mặt hàng ngày”.

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.doc