Ô nhiễm tiếng ồn và bệnh điếc nghề nghiệp

Mục tiêu:

1. Trình bày được đại lượng đặc trưng và đơn vị đo tiếng ồn

2. Nêu được những tác hại của tiếng ồn đối với dân cư và người lao động

3. Nêu được nguyên nhân và cơ chê bệnh sinh bệnh điếc nghề nghiệp.

4. Mô tả được bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng bệnh điếc nghề nghiệp.

5. Trình bày được phương pháp chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp.

pdf11 trang | Chuyên mục: Dịch Tễ Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ô nhiễm tiếng ồn và bệnh điếc nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
o động >= 
12 tháng. 
 Yếu tố lâm sàng: nghe kém cả hai tai. Thính lực đồ có hình khuyết chữ “V”. 
 Chẩn đoán phân biệt: 
 - Điếc do tuổi già. 
 - Điếc do hóa chất. 
 - Điếc do viêm tai giữa: khi xét nghiệm với âm thoa thì điếc do viêm tai 
giữa bệnh nhân vẫn nghe thấy ở đường xương, còn ở điếc nghề nghiệp thì bệnh nhân 
không nghe thấy ở cả hai đường xương và đường khí vì bệnh nhân bị thương tổn ở cơ 
quan Corti. 
5. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỐNG TIẾNG ỒN. 
Chống tiếng ồn là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho công 
nhân nhất là những người già lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Để chống 
tiếng ồn, phải có nhiều biện pháp mà chủ yếu là có 3 biện pháp sau đây: 
5.1. Hạn chế nguồn phát ra tiếng ồn. 
Tốt nhất là chế tạo ra những máy chạy êm dịu. Nếu không thì phải cách ly những 
nguồn tiếng ồn phải được đặt trong những buồng có tường cách âm bằng mùn cưa, 
asbest hoặc tường xây 2 lớp, ở giữa có một lớp không khí, các cửa của buồng máy 
cũng phải thật kín vì chỉ một khe hở có diện tích bằng 1/1000 diện tích chung thì tiếng 
ồn cũng có thể truyền ra ngoài như khi mở cửa. 
Những máy phát ra tiếng ồn được bọc kín, được đặt trên các bệ chắc chắn để tránh 
rung động khi máy chạy và được bảo quản dầu mỡ thường xuyên để máy dùng lâu 
hỏng mà đỡ ồn. 
Về mặt xí nghiệp, những phân xưởng làm việc có tiếng ồn phải được bố trí vào 
khu vực riêng, không nên đặt xen kẽ vào giữa những phân xưởng khác. 
5.2. Phòng hộ cá nhân. 
Do ảnh hưởng của tiếng ồn, nên trước khi tuyển lựa người vào làm việc ở những 
nơi ồn nhiều, cần phải khám kỹ tai bằng các nghiệm pháp chuyên khoa. Những người 
có bệnh về tai và bệnh thần kinh đều không chọn vào làm việc ở những nơi này. 
Tổ chức khám sức khoẻ thường kỳ cho công nhân. Trong ngày làm việc, cần bố trí 
công nhân cho ra giải lao chỗ yên tĩnh, nghỉ xen kẽ nhiều lần, mỗi lần 5 phút để tai có 
thể hồi phục chức năng. Ngoài ra có thể nút tai bằng bông hoặc nút cao su. Nút tai có 
khả năng giảm tiếng ồn từ 10 – 15 dexiben. Nhưng nút tai cũng gây cảm giác khó 
chịu. Có loại nút khi đặt vào ống tai có thể gây ra kích thích tại chỗ và gây viêm ống 
tai. Tốt hơn hết là áp dụng phương pháp bịt tai. 
Ghi chú: 
Tuỳ thuộc tính chất tiếng ồn và thời gian tác hại, độ rộng của dải tần mà mức áp suất 
âm thanh sẽ được điều chỉnh theo bảng sau. 
Giới hạn cho phép của mức áp suất âm thanh của những phòng có dùng quạt máy, 
máy điều hoà nhiệt độ, lò sửi có thể cao hơn mức cho phép 5 db. Hoặc là không tính 
đến những tiếng ồn do những phương tiện không khí tạo ra mà vẫn giữ nguyên tiêu 
chuẩn cho phép. 
Bảng hệ số cho phép dao động của các dải tần số và mức áp suất âm thanh (đba) 
Tổng số thời gian bị tác động 
của tiếng ồn trong một ca sản xuất 
Tính chất tiếng ồn 
Toàn bộ độ rộng 
của dải tần số 
Của một đơn âm 
hoặc xung 
Từ 4 – 8 giờ 0 - 5 
Từ 1 – 4 giờ + 6 + 1 
Từ ¼ - 1 giờ + 12 + 7 
Từ 5 – 15 phút + 18 + 13 
Nhỏ hơn 5 phút + 24 + 19 
Chú ý: thời gian tác động của tiếng ồn cần phải dùng để làm và cơ sở cho việc tính 
toán hoặc xét duyệt các tài liệu kỹ thuật. 
6. GIÁM ĐỊNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP 
 ĐNN là một trong số 30 bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm. 
Qui trình giám định: 
 Những công nhân làm việc ở những vị trí: 
- Có tiếng ồn >85 dB(A) (tiếng ồn ngắt nhịp có xung động âm ở dải tần số 
cao). 
- Thời gian tiếp xúc liên tục với tiếng ồn >= 6 giờ trong một ngày làm việc. 
- Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn quá 10 giờ trong một ngày thì tiếng ồn 
quy định thấp nhất có thể là 80 dB(A) . 
 Công nhân được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với bệnh ĐNN: 
Đo thính lực sơ bộ áp dụng cho những người tiếp xúc nghề nghiệp với tiếng 
ồn có cường độ cao từ 85 dBA trở lên. Phải đo định kỳ hàng năm và những người 
giảm thính lực trên 50 – 60 dB ở tần số 4.000 Hz cần được đo thính lực hoàn chỉnh để 
phát hiện ĐNN. 
 Đo thính lực âm hoàn chỉnh: 
Đo thính lực sơ bộ, trường hợp nào nghi ngờ thì đo thính lực âm hoàn 
chỉnh. 
Phải đo trong phòng cách âm, có âm nền dưới 35 dBA. 
Đối tượng đo phải ngừng tiếp xúc với tiếng ồn trên 6 giờ, đo trước khi lao 
động để loại trừ tình trạng mệt mỏi thính giác. Đo thính lực theo dẫn truyền đường khí 
trước. Người bệnh thoải mái, không nhìn kết quả trên máy, tay bấm tín hiệu khi bắt 
đầu nghe thấy âm phát. Chụp tai đặt cho khít. Đo tai tốt trước, thử tần số 1024 Hz 
trước. Âm được phát ở cường độ 60 dB để cho bệnh nhân phân biệt và làm quen, rồi 
bắt đầu từ 0 dB tăng từng nấc 5dB cho tới khi người bệnh nhận được tín hiệu. Đây là 
ngưỡng nghe của người bệnh ờ tần số đo. Các tần số phát để đo theo trật tự 1.000 Hz, 
2.000 Hz, 4.000 Hz, 8.000 Hz rồi 250 Hz, 500 Hz. 
Đo tai nghe kém: nếu thính lực kém tai tốt trên 60 dB thì phải làm điếc tai 
tốt bằng biện pháp gây ù che lấp, vì nếu không, có thể truyền âm theo đường xương 
qua hộp sọ sang tai tốt 
2. Tiếng ồn trong đô thị và khu công nghiệp . 
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra rất phổ biến trong đô thị và khu công nghiệp, nhất là trong 
mấy chục năm trở lại đây, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong đô thị ngày càng trở lên 
trầm trọng, là mối quan tâm của tất cả mọi người . 
2.1. Tiếng ồn có tác động xấu đối với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng 
cuộc sống của xã hội, như là : 
- Quấy nhiễu, che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin 
- Làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động. Rất nhiều điều 
tra nghiên cứu thực tế chứng tỏ rằng làm việc, lao động trí óc cũng như lao động chân 
tay, trong môi trường ồn ào dễ bị mệt mỏi tinh thần, tư tưởng bị phân tán, hiệu quả 
làm việc giảm xuống rõ rệt và các sai sót trong lao động tăng lên, đôi khi còn xảy ra 
tai nạn . 
- Tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người. Tác động này ảnh 
hưởng rất lớn đến sức khỏe của dân cư, thống kê y tế cho thấy lượng thuốc an thần, 
thuốc ngủ được sử dụng tính trên đầu người ở khu vực gần sân bay và gần các đường 
giao thông lớn gấp 2-3 lần các khu vực không bị ô nhiễm tiếng ồn. Tác động lâu dài 
của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng 
như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp cao . 
- Làm suy giảm thính lực. Sống và làm việc lâu dài trong môi trường bị ô nhiễm 
tiếng ồn, thính lực của con người sẽ bị suy giảm, có thể dẫn đến các bệnh về thính 
giác, như là bệnh nghễnh ngãng, bệnh điếc. Tiếng ồn càng mạnh, từ 120 dB trở lên có 
thể gây chói tai, thậm chí làm thủng màng nhĩ . 
Hình 2. Minh họa về các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu . 
Hành không 
Đường 
sắt 
Đường ôtô 
Khu công 
nghiệp 
Xây 
dựng Tiếng ồn 
trên 65 dB 
gây khó 
chịu 
Con 
người 
 2.2.Các nguồn ồn chủ yếu . 
Trong đô thị và công nghiệp có các nguồn ồn chủ yếu sau đây: 
- Tiếng ồn ôtô, xe máy : Loại tiếng ồn này phát sinh từ nhiều bộ phận của xe như 
là tiếng ồn động cơ, tiếng ồn phát ra từ ống xả, tiếng còi xe, tiếng ồn do đóng cửa xe, 
tiếng rít phanh. Tiếng ồn do giao thông ôtô, xe máy phụ thuộc vào mức ồn của từng 
xe, lưu lượng xe, tốc độ xe chạy, chất lượng đường  đồng thời còn phụ thuộc vào 
kiến trúc của hai bên đường phố . 
- Tiếng ồn máy bay : Việc sử dụng máy bay phản lực vào hàng không dân dụng 
từ những năm đầu thập niên 60 và việc đô thị hóa ngày càng tiến gần tới các sân bay 
nội địa cũng như các sân bay quốc tế đã làm cho tác động của tiếng ồn máy bay đối 
với dân cư ngày càng trầm trọng thêm. Một trong các biện pháp giảm nhỏ tiếng ồn ở 
khu vực sân bay là thay thế dần các máy bay cũ, gây ồn lớn bằng các máy bay kiểu 
mới, gây ồn nhỏ . 
- Tiếng ồn công nghiệp : Tiếng ồn công nghiệp sinh ra từ các động cơ, máy nổ, 
máy nén, từ quá trình va chạm, chấn động hoặc sự chuyển động, sự ma sát của các 
thiết bị và hiện tưởng chảy rối của các dòng khí và hơi. Có thể giảm nhỏ tiếng ồn va 
chạm và chấn động bằng cách đặt các thiết bị trên đệm đàn hồi, giảm tiếng ồn do động 
bằng cách tăng trọng lượng máy. Có thể hạn chế tiếng ồn của các động cơ, máy nổ, 
máy nén  bằng cách dùng vật liệu hút âm bao bọc, che phủ thiết bị. Có thể loại trừ 
tiếng ồn do các dòng khí gây ra bằng cách sử dụng vật liệu tiêu âm trên đường ống 
vận chuyển khí . 
- Tiếng ồn do sinh hoạt đô thị: Những nguồn ồn sinh hoạt đô thị đáng kể là tiếng 
ồn, âm thanh phát ra từ các sàn nhảy, nhà hát ngoài trời, các cửa hàng karaokê, các sân 
chơi của trẻ em, các sân thể thao, đặc biệt là sân bóng đá trong các ngày thi đấu . 
2.3. Kiểm soát tiếng ồn . 
Để kiểm soát tiếng ồn có hiệu quả, trước hết là phải xây dựng và ban hành các 
tiêu chuẩn về tiếng ồn. Tiêu chuẩn tiếng ồn có 3 loại : tiêu chuẩn mức ồn cho phép tối 
đa đối với mỗi nguồn ồn ( đối với đô thị trước hết là tiêu chuẩn mức ồn cho phép đối 
với mỗi loại xe ), tiêu chuẩn tiếng ồn đối với môi trường xung quanh và tiêu chuẩn 
tiếng ồn trong nhà . 
Giáo dục công chúng nâng cao ý thức gây ô nhiễm tiếng ồn trong mọi hoạt động 
của mình, cũng như nâng cao hiểu biết về kỹ thuật chống ô nhiễm tiếng ồn đối với 
mọi người dân. Việc ngăn chặn ô nhiễm tiếng ồn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự 
giác của mỗi người dân, nhất là tiếng ồn phát sinh từ sinh hoạt của đô thị, ngay cả việc 
hạn chế tiếng ồn do bóp còi xe cũng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi người lái 
xe . Vì vậy trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm tiếng ồn, việc giáo dục 
công chúng có vai trò rất quan trọng . 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Lê Trung, 2000. Bệnh nghề nghiệp. Nhà xuất bản y học, Hà nội. 481 tr. 
2. Phạm Việt Dũng, 2006. Bệnh nghề nghiệp và cách phòng chống. Nhà 
xuất bản văn hóa thông tin. 360 tr. 
3. Bộ Y tế, 2012. Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh lao động và bệnh nghề 
nghiệp. Nhà xuất bản y học, Hà nội. 607 tr. 
4. Nguyễn Mạnh Liên, 2010. Y học môi trường và lao động. Nhà xuất bản 
y học, TPHCM. 563 tr. 
5. Đỗ Văn Hàm, Nguyễn Ngọc Anh, 2007. Sức khỏe nghề nghiệp. Nhà 
xuất bản Y học hà nội, 168 tr. 
6. Bộ Y tế, 2002. Sức khỏe môi trường, sách dùng đào tạo cử nhân Y tế 
công cộng. Nhà xuất bản Y học hà nội, 250 tr. 

File đính kèm:

  • pdfo_nhiem_tieng_on_va_benh_diec_nghe_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan