Dịch tễ học của nước, đánh giá ô nhiễm nước - Lê Văn Nhân

- Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

- Mô tả ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường.

- Mô tả ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người.

- Đánh giá chất lượng nguồn nước trên địa bàn TP. HCM hiện nay.

- Nêu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

pdf16 trang | Chuyên mục: Dịch Tễ Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Dịch tễ học của nước, đánh giá ô nhiễm nước - Lê Văn Nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g tiêu hóa và phân bố ở các phần lỏng của cơ thể, gây độc cho hệ 
thần kinh, ảnh hưởng đến thai. 
3.2.3. Chất phóng xạ: 
- Trong môi trường luôn tồn tại một lượng phóng xạ tự nhiên do hoạt động của con 
người hoặc do phun trào núi lửa hoặc mỏ. 
11 
- Phương thức xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua nước. Chất phóng xạ có thể gây 
chết người do phá vỡ cấu trúc tế bào, nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến di truyền, gây 
ung thư, hư hại phôi thai. 
3.2.4. Hợp chất Nitơ: 
- NH3, NO2-, NO3- là sản phẩm của quá trình trao đổi chất, từ nước thải công 
nghiệp, nông nghiệp. Trong chu trình nitơ, các chất này có thể chuyển hóa qua lại 
lẫn nhau. NH3 có mùi, đặc biệt độc tính cao khi hàm lượng DO (Dissolved 
Oxygen: oxy hòa tan) trong nước thấp. 
- Trong các quy chuẩn quy định mức giới hạn của các chất, tổng lượng nitrat và 
nitrit cũng được tính ở mức giới hạn nhất định (hiện nay là C nitrat/GHTĐ nitrat + 
C nitrit/GHTĐ nitrit ≤ 1) vì khi ở dạng nitrit có khả năng gây nên hiện tượng 
methemoglobin (thiếu ô-xy trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axit amin 
trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư. 
3.2.5. Chất khử trùng: 
- Cl2: Được dùng trong công nghiệp và dân dụng với mục đích khử trùng hoặc tẩy 
trắng. Sản phẩm của quá trình chlor hóa nguồn nước có chứa chất hữu cơ gọi là 
hợp chất chlor hữu cơ (THMs – Trihalomethanes gồm Bromofoc, Dibromo-
clorometan, Bromodiclorometan, Clorofoc) có khả năng gây ung thư [9]. Với khả 
năng xâm nhập 100% theo đường nước uống. 
- ClO2: Là chất oxy hóa mạnh dùng để khử trùng nước, dễ bị phân hủy thành 
chlorure, chlorate. Chất này có khả năng làm suy yếu hệ thần kinh, giảm hóc môn 
tuyến giáp. Chúng dễ bị phân hủy. 
3.2.6. Vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng: [8] 
- Nước là môi trường làm lây lan và gây ra các đại dịch bệnh đường ruột ở nhiều 
khu vực khác nhau trên thế giới. Các vi khuẩn đường ruột tồn tại trong nước khá 
lâu (Bảng 1) 
12 
Bảng 1. Thời gian sống trong nước máy của một số vi khuẩn đường ruột 
Tên vi khuẩn Thời gian sống (ngày) 
Vi khuẩn đại tràng 2 – 262 
Thương hàn 2 – 93 
Lỵ 5 – 12 
Tả 4 – 28 
- Người ta đã tìm thấy các vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ 
trong nước máy của thành phố có nguồn nước bị nhiễm bẩn, hoặc nơi áp dụng 
biện pháp khử trùng không đảm bảo. Từ năm 1845 đến năm 1935 có 124 vụ dịch 
thương hàn và phó thương hàn. Năm 1965, vụ dịch thương hàn ở Mỹ có 16.000 
người mắc bệnh. Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã tìm thấy 
các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trẻ em như leptospira, brucella, tularensis, các 
siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan A, coxsackie tồn tại trong nước tự nhiên và 
trong nước uống. Nước còn bị nhiễm bẩn bởi một số ký sinh trùng như amip, 
trứng giun sán các loại. Con người có thể mắc bệnh ký sinh trùng khi dùng nước 
không sạch. 
4. Đánh giá chất lượng nước hiện nay trên địa bàn TP. HCM: 
4.1. Về tình hình cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn TP. HCM: 
- Hiện nay, trên địa bàn TP. HCM, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước máy do 
các nhà máy nước cung cấp, một phần nước máy do các trạm cấp nước khoan 
giếng và xử lý nước đạt theo quy chuẩn cho phép và cấp vào hệ thống mạng lưới 
đường ống đến hộ dân. Các nguồn này do đầu mối quản lý là Tổng công ty cấp 
nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO), riêng tại địa bàn Củ Chi, nguồn nước do 
Công ty Cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn (Saigon Water) làm đầu mối cung cấp. 
Tính đến cuối tháng 6/2016, 89,96% hộ dân trên địa bàn TP. HCM đã được cung 
cấp nước sạch. [4] 
- Ngoài các nhà máy nước, trạm cấp nước xử lý nước cung cấp cho người dân, hiện 
nay, tại các khu vực chưa có hệ thống mạng lưới đường ống, người dân sử dụng 
13 
nước qua các bồn chứa nước tập trung, nước qua ghe, xà lan, nước qua các bồn 
chứa nước chung cư, nước giếng đào, giếng khoan. 
4.2. Về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn TP. HCM: [5] 
Theo kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM 6 tháng đầu năm 
2016, kết quả đánh giá chất lượng nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt như sau: 
- Nước nguồn (nguồn nước khai thác, xử lý để sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh 
hoạt của người dân TP. HCM): 
 Nước sông Đồng Nai: chủ yếu không đạt các chỉ tiêu COD, TSS, sắt, các chỉ 
tiêu còn lại nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. 
 Nước sông Sài Gòn: có một số chỉ tiêu không đạt theo giới hạn cho phép của 
QCVN 08-MT:2015/BTNMT: COD, BOD5, Amoni, Nitrit, sắt, Coliform, E. 
coli. 
 Nước Kênh Đông: chủ yếu không đạt các chỉ tiêu về vi sinh theo QCVN 08-
MT:2015/BTNMT (Coliform, E.coli). 
 Nước ngầm (Công ty TNHH MTV nước ngầm Sài Gòn): Không đạt về 
Mangan, sắt theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT. 
- Nhà máy nước: 
Nước qua xử lý tại các Nhà máy nước: hệ thống xử lý nước hiện đại và chế độ 
kiểm soát chất lượng nước chặt chẽ, nguồn nước sau xử lý tại các Nhà máy nước 
đạt các chỉ tiêu theo quy chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT. 
 Hóa lý: đạt 100%. 
 Vi sinh: đạt 100%. 
- Cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên: 
 Hóa lý: 19,17% mẫu không đạt, chủ yếu không đạt các chỉ tiêu pH, Clo dư, HL 
Sắt tổng số, HL Clorua, Chỉ số Pecmanganat theo QCVN 01:2009/BYT. 
 Vi sinh: 100% mẫu đạt theo QCVN 01:2009/BYT. 
- Cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm: 
 Hóa lý: 32,69% mẫu không đạt, chủ yếu không đạt các chỉ tiêu pH, Clo dư theo 
QCVN 02:2009/BYT. 
14 
 Vi sinh: 18,14% mẫu không đạt, chỉ tiêu không đạt Coliform tổng số, E.coli 
theo QCVN 02:2009/BYT. 
- Nước máy trên mạng: 
 Hóa lý: 88,40% mẫu đạt, 11,60% mẫu không đạt, chủ yếu không đạt các chỉ 
tiêu pH, Clo dư, Chỉ số Pecmanganat, HL Sắt tổng số theo QCVN 
01:2009/BYT. 
 Vi sinh: một số mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh (0,49%) theo QCVN 
01:2009/BYT. 
- Nước máy qua bồn chứa nước tập trung: 
 Hóa lý: 39,08% mẫu không đạt các chỉ tiêu Clo dư, Chỉ số Pecmanganat, HL 
Sắt tổng số theo QCVN 01:2009/BYT. 
 Vi sinh: 5,75% mẫu không đạt theo QCVN 01:2009/BYT. 
- Nước chung cư: 
 Hóa lý: 99% mẫu đạt theo QCVN 01:2009/BYT, các mẫu không đạt các chỉ 
tiêu pH, Clo dư, Chỉ số Pecmanganat, HL Sắt tổng số (0,99%). 
 Vi sinh: 5,11% mẫu không đạt theo QCVN 01:2009/BYT. 
- Nước qua ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển, họng bơm nước: 
 Hóa lý: 26/40 mẫu (65%) không đạt hóa lý, chủ yếu không đạt về clo dư, độ 
đục. 
 Vi sinh: 8/40 mẫu không đạt vi sinh (20%). 
5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước: 
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế 
tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên 
cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, 
các khu công nghiệp, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một 
môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. 
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, 
định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát 
hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường 
15 
của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 
cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ 
thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. 
- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng 
nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn 
diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp. Tránh tình trạng quy 
hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa 
qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. 
Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng 
phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được 
phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí 
nước thải, rác thải tại đó. 
- Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại 
trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công 
khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức 
và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những 
quy hoạch và dự án đó. 
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã 
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật 
bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn 
giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức 
một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên – con người 
– xã hội. 
16 
Tài liệu tham khảo: 
[1] Lê Huy Bá (2002), Độc học môi trường, NXB Đại Học Quốc Gia, TP. HCM. 
[2] Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường, Tập II, NXB Đại Học Quốc Gia, TP. 
HCM. 
[3] Nguyễn Văn Bảo (2002), Hóa nước, Trường Đại Học Thủy Lợi, Hà Nội. 
[4] Sở Giao thông vận tải (2016), Báo cáo số 7588/SGTVT-CTN ngày 22/6/2016 
về tình hình thực hiện Quyết định số 1805/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 về Kế 
hoạch cung cấp nước sạch năm 2016, TP. HCM. 
[5] Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TP. HCM (2016), Báo cáo số 1495/BC-TTYTDP 
ngày 27/7/2016 về việc giám sát chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt trên địa 
bàn TP. HCM 6 tháng đầu năm 2016, TP. HCM. 
[6] Trường Đại học nông lâm TP. HCM (2009), Báo cáo Khoa học môi trường 
Ô nhiễm nước và hậu quả của nó. TP. HCM. 
[7] Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng (2005), Nâng cao năng lực giám sát chất 
lượng nước, TP. HCM. 
[8] Vũ Trọng Thiện (2005), Kiểm soát các bệnh liên quan đến nguồn nước và 
chất thải bỏ, Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng. 
[9] WHO (2005), Trihalomethanes in drinking-water. Background document for 
development of WHO Guidelines for drinking-water quality. Geneva, World 
Health Organization. 
____________________________ 

File đính kèm:

  • pdfdich_te_hoc_cua_nuoc_danh_gia_o_nhiem_nuoc_le_van_nhan.pdf
Tài liệu liên quan