Những hạn chế trong giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non và giải pháp khắc phục

Abstract: Activities in music curriculum is organized through the main contents such as teaching

singing, teaching music movement, music games, teaching listening music. Preschool teachers have

achieved the positive aspects but they also have the limitations which greatly affect to the quality of

teaching and learning music. Music activities are successful when children have reception and

express confidently as well as how children desire participation well in these activities. Therefore,

preschool teachers have to see both advantages and limitations in organizing music activities in order

to stimulate the interests of children and find ways to overcome limitations and promote advantages.

pdf6 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Mầm Non | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Những hạn chế trong giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ương trình văn nghệ của trường, Đó là 
những lợi ích vô cùng thiết thực của việc biết chơi nhạc 
cụ đem lại. 
Trong hoạt động dạy nghe, đòi hỏi GV cần phải đầu 
tư công sức để tìm hiểu những nội dung xung quanh bài 
lựa chọn dạy cho trẻ để mở rộng kiến thức cho trẻ. GV 
mầm non cần phải tìm hiểu, học hỏi để có thể cho trẻ 
nghe nhiều hơn nhạc không lời. Có thể lựa chọn nhạc dân 
ca Việt Nam được diễn tấu bởi các nhạc cụ dân tộc để 
cho trẻ hiểu hơn về truyền thống dân tộc mình hoặc các 
bản nhạc cổ điển nổi tiếng để cho trẻ được tiếp xúc với 
âm nhạc bác học. Nghe nhạc không lời tức là cho người 
nghe có được sự cảm nhận âm nhạc mà không bị định 
hướng bởi nội dung của tác phẩm mà nó hoàn toàn phụ 
thuộc vào kinh nghiệm sống và sự cảm nhận, rung cảm 
của trái tim mỗi người nghe nhạc. 
Khi cho trẻ nghe các bản nhạc cổ điển nổi tiếng sẽ 
mở rộng cho trẻ vốn kiến thức về các nhạc cụ như đàn 
organ, sáo, đàn ghita, violin, các loại kèn, một chút về 
nội dung của tác phẩm, tác giả. Ví dụ, trẻ có thể nghe 
tiếng đàn piano thông qua các trích đoạn của tác phẩm 
Hành khúc Thổ Nhĩ Kì (Mozart), Fur Elise (Beethoven), 
Serenade (Schubert), hay trẻ có thể nghe được cả dàn 
nhạc lớn với sự kết hợp của nhiều loại nhạc cụ thông qua 
các giao hưởng như trích đoạn giao hưởng số 9 với Chủ 
đề Giao hưởng niềm vui (Beethoven), Tuy nhiên, GV 
cần phải đầu tư công sức để sưu tầm, chọn lọc kĩ lưỡng 
các bản nhạc chuẩn, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt, 
hình ảnh đẹp và phù hợp với khả năng nghe nhạc của 
từng lứa tuổi trẻ. 
Vì khả năng nhận thức cũng như kinh nghiệm sống 
của trẻ nhỏ còn rất nhiều hạn chế nên việc cảm nhận 
được những cái hay, cái đẹp của tác phẩm nhạc không 
lời là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy mà việc giải 
thích cho trẻ hiểu được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm 
của GV là vô cùng quan trọng. Ví dụ, khi cho trẻ nghe 
trích đoạn chương IV, bản giao hưởng số 9 với chủ đề 
Giao hưởng niềm vui của nhạc sĩ Beethoven, GV có 
thể dùng lời để giảng giải cho các cháu biết một chút 
về nhạc sĩ như: “Đây là bản giao hưởng cuối cùng và 
được nhiều người biết đến nhất của nhạc sĩ đấy các con 
ạ! Và các con có biết không, nhạc sĩ Beethoven đã sáng 
tác bản Giao hưởng này khi ông bị điếc cả hai tai đấy các 
con ạ! Các con có thấy khâm phục nhạc sĩ không nhỉ?” 
Như vậy, thông qua việc cho trẻ nghe nhạc kết hợp 
với biện pháp giảng giải về nội dung cũng như tác giả thì 
không những giúp trẻ mở mang thêm kiến thức về thế 
giới bên ngoài mà còn cho góp phần giáo dục cho trẻ dù 
làm việc gì cũng phải cố gắng, không sợ khổ, sợ khó thì 
sẽ đạt được thành công, 
GV cần thấy được tác dụng thiết thực của hoạt động 
nghe nhạc có tác động rất tích cực đến các hoạt động âm 
nhạc khác như thế nào. Việc học hát trẻ cũng cần phải 
nghe được giai điệu của bài qua đó, trẻ mới hát đúng, hát 
hay được, trẻ vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm 
nhạc Khi trẻ nghe được nhạc thì trẻ mới thực hiện các 
yêu cầu của cô được tốt. Như vậy, muốn trẻ học tốt âm 
nhạc ta cần phải tạo sự hứng thú cho trẻ và có phương 
pháp dạy học nghe nhạc có chủ đích, phải có mục tiêu rõ 
ràng cho từng hoạt động nghe nhạc của trẻ. 
Trong hoạt động vận động theo nhạc, cụ thể ở nhóm 
vận động nhịp điệu, GV thường hướng dẫn trẻ vỗ tay, gõ 
dụng cụ âm nhạc theo các tiết tấu nhưng như vậy chưa 
đủ bởi nếu chỉ dừng lại ở đây thì yêu cầu của hoạt động 
này đó là trẻ hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ dụng cụ âm 
nhạc chính xác, đúng với tác phẩm chứ không cần phải 
có dáng, có tư thế, không cần phải đẹp. Nếu như vậy thì 
chưa đúng với nội dung vận động theo nhạc. Vì vậy, sau 
khi trẻ vỗ tay hoặc gõ nhạc cụ xong GV cần phải thiết kế 
thành các động tác và các động tác đó phải được tạo 
dáng, có tư thế và phải đẹp. 
Với nhóm vận động nhịp điệu này, vì GV còn hạn 
chế trong việc thực hành các âm hình tiết tấu khác nhau 
nên việc ứng dụng vào cho trẻ cũng bị hạn chế, chủ yếu 
hay sử dụng nhất là hình tiết tấu 1 (chậm). Để làm tốt 
nhóm vận động nhịp điệu này cần phải ghi nhớ một vài 
chú ý: 
+ Lựa chọn bài có nhịp chẵn (2/4; 4/4;) 
+ Không vào ngay từ nhịp lấy đà. 
Sau khi lựa chọn bài cho phù hợp thì phương pháp 
tập luyện cũng hết sức quan trọng. Người tập cần phải 
giảm tốc độ tập cho thật tốt một câu đầu tiên rồi sau đó 
tăng dần tốc độ. Khi tập được thành thạo thì có thể tập cả 
bài kết hợp với đúng tốc độ của bài hát. Hiểu rõ và thực 
hành thường xuyên sẽ giúp cho người tập làm tốt được 
với bất kì một bài hát nào. 
2.3.4. Lựa chọn nhạc phù hợp với tone giọng của trẻ và GV 
Chọn nhạc để dạy cho trẻ cũng là một vấn đề cần chú 
ý bởi hiện nay GV mầm non có thể sự dụng được đàn 
organ hoặc một loại nhạc cụ nào khác là rất ít nên việc 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 71-76 
76 
chọn nhạc thường được lựa chọn nhạc beat, nhạc có sẵn 
giai điệu ở trên mạng internet. Vì chọn nhạc trên mạng 
nên nhiều khi không đảm bảo được chất lượng âm thanh 
cũng như tone phù hợp. Nếu tone phù hợp với cô thì sẽ 
không phù hợp với trẻ và ngược lại. 
Như chúng ta đã biết, trẻ có bộ máy phát âm còn yếu ớt, 
rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoàn thiện cùng với sự phát 
triển chung của cơ thể. So với người lớn, thanh quản của trẻ 
chỉ to bằng một nửa của người lớn bởi dây thanh đới mảnh 
và ngắn, vòm họng còn cứng, chưa linh hoạt, hơi thở còn 
yếu, hời hợt vì vậy giọng trẻ có đặc điểm là cao và yếu. Hiểu 
được bộ máy phát âm của trẻ như vậy nên khi chọn nhạc 
GV cần phải lựa chọn những bản nhạc phù hợp với giọng 
của trẻ. Tuy nhiên, thực tế nếu lấy nhạc trên mạng internet 
thì khó có thể đảm bảo được nhạc phù hợp với cô thì sẽ phù 
hợp với trẻ. Nếu phù hợp với cô thì cô sẽ biểu diễn tốt, hay, 
khoe được giọng mình nhưng trẻ lại hát không tốt và ngược 
lại nhạc phù hợp với trẻ thì trẻ hát tốt mà cô lại hát không 
tốt. Để giải quyết vấn đề này, GV cần có phần mềm về làm 
nhạc để có thể dịch giọng của bài hát như Mp3 Key Shifter. 
Khi đó, sẽ có hai bản nhạc, khi biểu diễn cô sẽ hát với bản 
nhạc phù hợp với tone giọng của cô và khi dạy trẻ sẽ sử dụng 
bản nhạc phù hợp với tone giọng của trẻ. Và như vậy, giờ 
học âm nhạc sẽ tạo được hiệu quả cao. 
2.3.5. Nâng cao độ khó của Trò chơi âm nhạc 
Trò chơi âm nhạc dành cho trẻ muốn được hấp dẫn 
hơn, bên cạnh việc cần thiết kế thêm các trò chơi âm nhạc 
mới thì việc phát triển, nâng cao độ khó của trò chơi âm 
nhạc quen thuộc cũng là gợi ý tốt cho GV mầm non. Ví 
dụ: trò chơi Tai ai tinh thường được tổ chức trên trẻ ở 
trường mầm non. Cách chơi và luật chơi: cô mời một bạn 
đứng trước lớp đội mũ chóp nhọn, sau đó mời một bạn bất 
kì trong lớp hát một bài hát nào đó và yêu cầu bạn đội mũ 
chóp nhọn phải đoán được bạn hát là ai? Tên bài hát là gì? 
Nếu đoán đúng thì hát lại bài hát đó và được thưởng, đoán 
sai thì nhảy lò cò về chỗ và trò chơi lại tiếp tục với bạn 
khác. Để nâng cao trò chơi này, GV có thể tham khảo các 
hình thức khác như: mời cùng lúc hai bạn hát và yêu cầu 
trẻ đoán tên hai bạn vừa hát là ai, hát bài gì? Hoặc có thể 
tổ chức mời một bạn hát và gõ dụng cụ âm nhạc rồi yêu 
cầu bạn đoán xem ai hát, hát bài gì, gõ dụng cụ âm nhạc 
nào?... Mặc dù đây là một hoạt động giáo dục âm nhạc có 
lợi thế và luôn được trẻ yêu thích, chờ đợi và tham gia nhiệt 
tình, hứng khởi nhưng nếu GV mầm non không sáng tạo, 
thiết kế thêm các trò chơi mới thì quả thật là thiệt thòi đối 
với trẻ. 
2.3.6. Vận dụng linh hoạt các hình thức hát mẫu cho trẻ 
Trong quá trình dạy trẻ hát, nội dung hát mẫu cho trẻ 
nghe là nội dung không thể thiếu. GV có thể vận dụng 
một cách linh hoạt các hình thức hát mẫu khác nhau sao cho 
phù hợp với bài hát định dạy cho trẻ. Các cách hát mẫu: 
- Hát không nhạc: Hát chay; Hát kết hợp với gõ nhạc 
cụ đệm: phách, sắc xô, mõ,  đặc biệt là các dụng cụ tự 
tạo: gáo dừa, đĩa nhựa; Hát cùng với vỗ tay theo nhịp, 
phách của bài hát. - Hát có nhạc: Hát và đung đưa theo 
nhịp của bài hát; Hát cùng với các động tác múa, minh 
họa cho bài hát; Cô chính và cô phụ cùng tham gia hát. 
Ngoài ra có thể cho trẻ nghe hoặc xem video ca sĩ hát 
nhưng hình thức này không phổ biến. Hoạt động dạy 
nghe cũng có nội dung hát mẫu cho trẻ. Bên cạnh các 
hình thức hát mẫu đã nêu ở trên thì nội dung nghe được 
bổ sung thêm một số cách cho trẻ nghe, đó là: - Cho trẻ 
nghe giai điệu bài hát: Trẻ ngồi nghe và cảm nhận giai 
điệu bài hát; Trẻ nghe giai điệu bài hát, cô múa phụ họa; 
Cô vẽ tranh cát trên nền nhạc bài hát; Cô kể câu chuyện 
với nội dung của bài hát nên nền nhạc bài hát. - Cô hát 
cùng nhóm trẻ múa phụ họa. - Cô hát, trẻ hưởng ứng. 
Trên đây là gợi ý về một số cách thể hiện tác phẩm 
âm nhạc để GV có thể tham khảo và vận dụng vào bài 
dạy của mình cho hợp lí và hiệu quả. 
3. Kết luận 
Thành công của hoạt động giáo dục âm nhạc cho TMN 
được thể hiện qua việc trẻ lĩnh hội và thể hiện một cách tự 
tin, biểu cảm các hoạt động âm nhạc cũng như việc trẻ 
mong muốn, tích cực tham gia vào các hoạt động hay 
không. Chính vì vậy, để các hoạt động âm nhạc được hiệu 
quả và kích thích được sự hứng thú của trẻ thì GV cần phải 
nhận thấy được những mặt hạn chế để tìm cách khắc phục 
đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm đó. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phạm Thị Hòa (2009). Giáo dục âm nhạc (tập 2). 
NXB Đại học Sư phạm. 
[2] Bộ GD-ĐT (2011). Chương trình giáo dục mầm 
non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[3] Phạm Thị Châu - Nguyễn Thị Oanh - Trần Thị Sinh 
(2004). Giáo dục học mầm non. NXB Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
[4] Phạm Thị Hòa (2008). Giáo trình tổ chức hoạt động 
âm nhạc cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục. 
[5] Ngô Thị Nam - Trần Minh Trí - Trần Nguyên Hoàn 
(1996). Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc 
(Tập 1, 2). NXB Giáo dục. 
[6] Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Thị Như Mai - Đinh 
Thị Kim Thoa (2009). Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm 
non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi). NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Lê Thị Đức - Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hòa (2003). Các 
hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non. NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfnhung_han_che_trong_giao_duc_am_nhac_cho_tre_mam_non_va_giai.pdf