Những giải pháp phát triển phương thức kiểm toán chuyên đề của kiểm toán nhà nước

Kiểm toán Chuyên đề là một phương thức tổ chức hoạt động kiểm toán đã được Kiểm toán nhà nước (KTNN) triển khai thực hiện trong nhiều năm, nhiều lĩnh vực và đã mang lại những kết quả nhất định trong việc đánh giá những hoạt động có tính chất chuyên môn, chuyên sâu của các đơn vị được kiểm toán, từ đó, đưa ra các ý kiến tư vấn, kiến nghị quản lý có giá trị thực tiễn cho đơn vị. Trong thời gian qua, KTNN đã thực hiện nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề, mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng cũng vẫn còn những tồn tại, vướng mắc. Bài viết trình bày khái quát về phương thức kiểm toán Chuyên đề và giải pháp phát triển phương thức kiểm toán này

pdf5 trang | Chuyên mục: Kế Toán Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Những giải pháp phát triển phương thức kiểm toán chuyên đề của kiểm toán nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
“chuyên đề”, mục tiêu “chuyên sâu” bị hạn chế; mặt 
khác, việc lựa chọn và nghiên cứu chuyên đề kiểm 
toán của các KTNN chuyên ngành hoặc KTNN khu 
vực thường tương đối thụ động nên thiếu nghiên 
cứu thận trọng về vấn đề được lựa chọn kiểm toán.
- Việc tổ chức công việc kiểm toán về cơ bản 
tuân thủ quy trình chung của cuộc kiểm toán, song, 
một số hoạt động kiểm toán có tính đặc thù của 
kiểm toán chuyên đề: chọn chuyên đề kiểm toán; 
tổ chức kiểm toán “thử” để xây dựng mô hình cuộc 
kiểm toán; tổng hợp kết quả và kiến nghị kiểm 
toán... còn chưa được thực hiện hoặc không đảm 
bảo sự thống nhất làm hạn chế lớn đến chất lượng 
cuộc kiểm toán.
3. Phát triển và nâng cao chất lượng kiểm toán 
chuyên đề
3.1. Cơ sở và tính cấp thiết
Việc KTNN thực hiện nội dung kiểm toán 
truyền thống (kiểm toán tài chính) là cần thiết, 
song, việc nâng cao chất lượng và vai trò của KTNN 
đối với hoạt động quản lý tài chính công, tài sản 
công theo hướng phát triển kiểm toán chuyên đề là 
một định hướng đúng và cấp thiết; cụ thể: 
- Kiểm toán chuyên đề là cơ sở, là điều kiện 
để kiểm toán đánh giá theo chiều sâu những vấn 
đề trọng yếu, những hoạt động có rủi ro cao hoặc 
những hoạt động còn nhiều hạn chế, yếu kém trong 
quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công của 
các đơn vị được kiểm toán.
- Việc triển khai, phát triển nội dung kiểm toán 
hoạt động của KTNN là một yêu cầu cấp bách, đáp 
ứng yêu cầu tăng cường quản lý của chính quyền 
nhà nước các cấp và sự giám sát của Quốc hội, Hội 
đồng nhân dân các cấp đối với các tổ chức quản lý, 
sử dụng tài chính công, tài sản công mà trong đó, 
kiểm toán theo “chuyên đề”, “vấn đề” là định hướng 
chủ đạo của kiểm toán hoạt động.
- KTNN là một cơ quan có vai trò và trách 
nhiệm trong việc tham gia vào “cuộc chiến” của 
Đảng, Nhà nước đối với phòng và chống tham 
nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng tài chính 
công, tài sản công; hoạt động kiểm toán chỉ có thể 
hướng đến phát triển kiểm toán theo chiều sâu, 
kiểm toán chuyên đề.
3.2. Phương hướng và giải pháp
Để đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn 
10
PHAÙT TRIEÅN PHÖÔNG THÖÙC kIEÅm ToAÙN CHuyEâN ñEà CuûA kIEÅm ToAÙN NHAø NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 133 - tháng 11/2018
trên, hoạt động kiểm toán của KTNN, nói chung, 
và hoạt động kiểm toán chuyên đề của KTNN, nói 
riêng, cần được đổi mới, hoàn thiện theo những 
phương hướng và giải pháp sau:
(1) Đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm 
toán của KTNN dựa trên cơ sở đổi mới công tác 
kế hoạch kiểm toán của KTNN; cụ thể gồm 2 
giải pháp:
- Tổ chức một cách có hệ thống công tác xây 
dựng và quản lý kiểm toán theo kế hoạch kiểm 
toán trung hạn (3 năm liên tục), trong đó, nội dung 
quan trọng (cốt lõi) là xây dựng các chương trình 
kiểm toán (kế hoạch và tổ chức thực hiện các cuộc 
kiểm toán) chuyên đề, kiểm toán hoạt động cho 
những ngành, lĩnh vực có những “vấn đề” để tổ 
chức thực hiện đạt được những mục tiêu có giá trị 
đối với quản lý ngành, lĩnh vực.
- Nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý 
kế hoạch kiểm toán năm trong mối quan hệ hữu cơ 
với kế hoạch kiểm toán trung hạn; đây là cơ sở cho 
việc thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề vượt 
khỏi giới hạn của từng “cuộc kiểm toán”, giải quyết 
được những “vấn đề” có tính hệ thống, tác động 
rộng đối với hệ thống các đơn vị được kiểm toán. 
 (2) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức kiểm 
toán chuyên đề phù hợp với đặc điểm của “vấn đề” 
kiểm toán và khách thể kiểm toán; cụ thể gồm 2 
hình thức cơ bản sau:
- Tổ chức kiểm toán chuyên đề theo mô hình 
hình thành “chuỗi” các cuộc kiểm toán đối với 
những chuyên đề ở phạm vi rộng cả một lĩnh vực, 
ngành, địa phương. Các chương trình, các “chuỗi” 
cuộc kiểm toán này có thể được tổ chức trong 2 - 3 
năm liên tục để đảm bảo thực hiện được các mục 
tiêu kiểm toán.
- Tổ chức các cuộc kiểm toán chuyên đề lồng 
ghép trong các cuộc kiểm toán tài chính (bộ, ngành, 
địa phương) đối với các chuyên đề hướng vào đánh 
giá những “vấn đề” phát sinh trong từng đơn vị 
được kiểm toán (kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ 
với Nhà nước, bảo vệ và phục hồi môi trường...).
(3) Xây dựng quy trình kiểm toán phù hợp với 
những đặc thù của các chương trình, các “chuỗi” 
cuộc kiểm toán chuyên đề; cụ thể gồm các giai 
đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn 
chuyên đề cho các chương trình, các “chuỗi” cuộc 
kiểm toán chuyên đề của KTNN. Đây là giai đoạn 
đầu tiên của quy trình kiểm toán, có ý nghĩa quyết 
định trong định hướng hoạt động kiểm toán. Giai 
đoạn này cần thực hiện cả việc nghiên cứu qua các 
tài liệu, báo cáo của ngành, lĩnh vực, đồng thời cần 
thực hiện khảo sát thực tế tại các đơn vị được kiểm 
toán để chọn đúng “vấn đề” có tính trọng yếu, hoạt 
động yếu kém hoặc hàm chứa nhiều rủi ro trong 
hoạt động.
- Giai đoạn 2: Tổ chức các “cuộc kiểm toán thử 
nghiệm” tại một số đơn vị thuộc lĩnh vực, ngành, 
địa phương có các hoạt động thuộc chuyên đề kiểm 
toán đến (gồm 3 giai đoạn cơ bản của cuộc kiểm 
toán theo quy trình kiểm toán của KTNN). Đây là 
bước triển khai kiểm toán thực tế tại các đơn vị được 
kiểm toán, việc chọn mẫu các đơn vị được kiểm toán 
phải đảm bảo đại diện cho các loại hình đơn vị trong 
chương trình kiểm toán để làm cơ sở thực tiễn cho 
việc xác định, điều chỉnh chủ đề kiểm toán là xác 
định đầy đủ, chính xác các đơn vị được kiểm toán.
- Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá kết quả kiểm 
toán và xây dựng “mô hình chuẩn” của cuộc kiểm 
toán chuyên đề. Dựa trên kết quả kiểm toán của 
giai đoạn 2, ban chỉ đạo chương trình kiểm toán 
phải tiến hành phân tích, đánh giá kết quả kiểm 
toán so với các mục tiêu của cuộc kiểm toán; đánh 
giá việc xác định nội dung, phạm vi và cách thức tổ 
chức các cuộc kiểm toán, việc bố trí nhân sự và chỉ 
đạo hoạt động kiểm toán...; từ đó, xác định, hoàn 
chỉnh các mục tiêu, nội dung, phạm vi cuộc kiểm 
toán và “chuẩn hóa” cách thức tổ chức cuộc kiểm 
toán để mô hình hóa, chuẩn hóa cách tổ chức cuộc 
kiểm toán. Trong “mô hình chuẩn” cần chú trọng 
đến xác định thống nhất các tiêu chí kiểm toán 
và tiêu chuẩn đánh giá kiểm toán để đảm bảo sự 
thống nhất trong các cuộc kiểm toán thành phần.
11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 133 - tháng 11/2018
- Giai đoạn 4: Tổ chức các cuộc kiểm toán 
chuyên đề thành phần theo “mô hình chuẩn” (gồm 
3 giai đoạn cơ bản của cuộc kiểm toán theo quy 
trình kiểm toán của KTNN). Đây là giai đoạn mở 
rộng việc thực hiện kiểm toán chuyên đề. Trong giai 
đoạn này, cần chú trọng đến hoạt động kiểm soát 
chất lượng kiểm toán để đảm bảo cho việc hoàn 
thành các mục tiêu của cuộc kiểm toán một cách 
đồng bộ tại tất cả các cuộc kiểm toán thành phần, 
làm cơ sở trực tiếp cho việc tổng hợp có hệ thống, 
toàn diện kết quả của chương trình kiểm toán.
- Giai đoạn 5: Tổng hợp kết quả và đề xuất các 
kiến nghị kiểm toán của cuộc kiểm toán chuyên đề 
tổng hợp của KTNN. Đây là giai đoạn cuối cùng 
rất quan trọng của việc thực hiện kiểm toán. Kết 
quả kiểm toán phải được tổng hợp theo những 
tiêu chí kiểm toán đã được xác định và phải được 
đánh giá theo các tiêu chuẩn của cuộc kiểm toán. 
Việc tổng hợp, phân tích kết quả kiểm toán một 
cách khoa học là cơ sở thực tiễn để KTNN đưa ra 
những đánh giá chính xác, kết luận và đề xuất các 
kiến nghị có giá trị đối với ngành về những vấn đề 
được kiểm toán.
Với việc tổ chức cuộc kiểm toán theo quy trình 
như trên nên việc tổ chức từ hoạt động định hướng 
chuyên đề kiểm toán đến tổng hợp kết quả kiểm 
toán cần được xây dựng và tổ chức thực hiện thống 
nhất, gắn kết kế hoạch của từng cuộc kiểm toán với 
kế hoạch kiểm toán trung hạn và kế hoạch kiểm 
toán năm mới đảm bảo được sự thành công.
(4) Vận dụng các phương pháp kiểm toán phù 
hợp với đặc thù của kiểm toán chuyên đề; cụ thể 
gồm các định hướng sau: 
- Đổi mới phương pháp tiếp cận kiểm toán: 
chuyển từ phương pháp tiếp cận kiểm toán toàn 
diện trong kiểm toán tài chính sang phương pháp 
tiếp cận “vấn đề” (tập trung vào những hoạt động 
trọng yếu, có rủi ro cao hoặc đang tồn tại nhiều yếu 
kém, hạn chế) để tập trung vào các việc “then chốt” 
mà khi khắc phục được những mặt yếu kém, hạn 
chế sẽ có tác động “lan tỏa” tích cực đến các hoạt 
động khác của đơn vị được kiểm toán cũng như đối 
với ngành, lĩnh vực, địa phương được kiểm toán;
- Chuyển từ việc áp dụng các phương pháp 
nghiệp vụ kiểm toán truyền thống trong kiểm 
toán tài chính (kiểm tra, đối chiếu, so sánh...) sang 
các phương pháp kiểm toán chuyên sâu (khảo sát, 
nghiên cứu chuyên sâu; phân tích, điều tra...), đồng 
thời, mở rộng phạm vi cơ sở dữ liệu kiểm toán từ 
dữ liệu tài chính, kế toán sang dữ liệu thống kê 
kinh tế, điều tra xã hội học...;
Ngoài ra, cùng với những phương hướng và 
giải pháp đổi mới trên, KTNN, các KTNN chuyên 
ngành, các KTNN khu vực cần đổi mới và hoàn 
thiện công tác tổ chức thông tin kiểm toán (đặc 
biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm toán), công tác 
quản lý hoạt động kiểm toán chuyên đề và các cuộc 
kiểm toán chuyên đề, công tác kiểm soát chất lượng 
kiểm toán phù hợp với đặc điểm của các cuộc kiểm 
toán chuyên đề.
kết luận 
Việc phát triển kiểm toán chuyên đề trong hoạt 
động kiểm toán của KTNN là một yêu cầu cấp 
bách, phù hợp với xu hướng vận động trong hoạt 
động kiểm toán của các nước có nền kiểm toán 
phát triển. Yêu cầu của thực tiễn đó đòi hỏi KTNN 
cần đề ra và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đổi 
mới và hoàn thiện kiểm toán chuyên đề: công tác 
quản lý hoạt động kiểm toán; xây dựng và tổ chức 
quy trình kiểm toán chuyên đề; phương pháp tiếp 
cận và áp dụng các phương pháp nghiệp vụ kiểm 
toán; tổ chức thông tin kiểm toán, quản lý cuộc 
kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán của 
KTNN năm 2015, 2016, 2017;
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng kế hoạch 
kiểm toán trung hạn của KTNN - Đề tài 
khoa học cấp bộ của KTTT, năm 2012;
3. Quy trình kiểm toán của KTNN.

File đính kèm:

  • pdfnhung_giai_phap_phat_trien_phuong_thuc_kiem_toan_chuyen_de_c.pdf
Tài liệu liên quan