Nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
MỤC TIÊU
1. Nêu được mối liên quan giữa lượng tế bào CD4 và sự xuất hiện các bệnh nhiễm trùng
cơ hội (NTCH) ở người nhiễm HIV/AIDS
2. Mô tả được các biểu hiện lâm sàng và biết chẩn đoán, điều trị các bệnh NTCH thường
gặp ở người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam.
3. Biết và trình bày được dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng, thường gặp ở
người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam.
giúp chẩn đoán bệnh. Chọc rút dịch, mủ của hạch (qua hướng dẫn của siêu âm hoặc CT Scanner) đem soi, cấy tìm tác nhân gây bệnh. Hình 10. Hạch ổ bụng / siêu âm (Lê Mạnh Hùng, BV.Bệnh Nhiệt đới, 2005) Điều trị: theo tác nhân. Đối với các trường hợp viêm hạch ổ bụng không xác định được tác nhân có thể điều trị theo kinh nghiệm, nhiều trường hợp đáp ứng với thuốc kháng lao, MAC. 3.6. Nấm da – toàn thân Bệnh thường xảy ra khi người bệnh đã rơi vào giai đoạn AIDS, suy giảm miễn dịch nặng nề, có thể gây bệnh toàn thân. - Tác nhân: P. marneffei, C.neoformans, H. capsulatum, - Lâm sàng: sang thương da dạng sẩn, sốt, thiếu máu; gan, lách, hạch to, - Xét nghiệm: soi, cấy sang thương giúp xác định tác nhân gây bệnh. - Điều trị: theo tác nhân, đáp ứng tốt với các thuốc kháng nấm (Itraconazole, AmphotericinB, Fluconazole). 3.7. Bệnh do nấm Penicillium marneffei Nấm P.marneffei là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên bệnh nhân AIDS có CD4 < 50 TB/mm 3 và được công nhận là bệnh chỉ điểm của AIDS. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ và là nơi phát hiện đầu tiên vi nấm này (1956). Nấm P.marneffei có thể gây nhiễm nấm huyết, viêm phổi, viêm hạch,..nhưng chính những sang thương đặc biệt trên da của người bệnh sẽ giúp thầy thuốc tiếp cận chẩn đoán. Triệu chứng lâm sàng thường gặp: sốt, thiếu máu, sang thương da dạng sẩn lõm, hoại tử trung tâm (xuất hiện trong khoảng 60 – 70 % các trường hợp nhiễm vi nấm), gan, lách , hạch 9 to. Có thể phân lập được vi nấm (soi, cấy) từ các bệnh phẩm: máu, da, hạch, tủy xương, dịch rửa phế quản-phế nang, Điều trị tấn công: - Phác đồ ưu tiên: Amphotericin B (0,7 mg/kg/ngày) trong 2 tuần sau đó Itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8- 10 tuần - Phác đồ thay thế (cho trường hợp nhẹ hoặc không có Amphotericin B): Itraconazole 200 mg 2 lần/ngày x 8 tuần Điều trị duy trì: Itraconazole 200 mg/ngày, suốt đời; ngừng khi người bệnh điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 ≥ 6 tháng. 3.8. Nấm miệng, thực quản, sinh dục Tác nhân gây bệnh thường gặp là nấm Candida 3.8.1. Nấm miệng: Bệnh thường gặp, dễ tái phát. Khám miệng thấy nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, dễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, amidan, thành sau họng. Hình 12. Nấm Candida miệng (Sol Silverman,CDC’s Public Health Image Library) Điều trị: Fluconazole 100-150 mg/ngày hoặcKetoconazole 200 mg 2 lần/ngày x 7 ngày. 3.8.2. Nấm thực quản: Triệu chứng: nuốt đau, nghẹn, có nhiều nấm vùng hầu họng. Soi thực quản: nếu người bệnh đã được điều trị như nấm thực quản mà không đỡ. Hình 11. Sang thương da do P.marneffei: sẩn lõm, hoại tử trung tâm (Lê Mạnh Hùng, BV.Bệnh Nhiệt đới, 2004) 10 Điều trị: Fluconazole 200-300 mg/ngày x 14 ngày, hoặc Itraconazole 400mg/ngày x 14 ngày; hoặc Ketoconazole 200 mg 2 lần/ngày x 14 ngày. 3.8.3. Nấm sinh dục Bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới, hay tái phát. Biểu hiện: ngứa, rát; khí hư đóng thành mảng trắng như váng sữa. Âm hộ-âm đạo đỏ, phù nề và đau. Xét nghiệm: Soi tươi dịch sinh dục tìm nấm hoặc nuôi cấy phân loại nếu lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không hiệu quả. Điều trị: Fluconazole 150-200 mg uống liều duy nhất; nếu người bệnh suy giảm miễn dịch nặng thì dùng liều cao và kéo dài hơn, hoặc: Itraconazole 100 mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày liên tiếp; hoặc Clotrimazole 100 mg hoặc Miconazole 100 mg đặt âm đạo 1viên/ngày x 3-7 ngày hoặc Nystatin 100.000 đơn vị, đặt âm đạo 1 viên/ngày x 14 ngày. 3.9. Bệnh do vi rút Herpes 3.9.1. Bệnh do Herpes simplex virus (HSV) Lâm sàng: sang thương bóng nước (mụn rộp), thường ở bộ phận sinh dục, môi, mép. Có thể có biểu hiện toàn thân (viêm não do HSV). Điều trị: Acyclovir 200mg x 5 lần/ngày (hoặc 400mg x 3 lần/ngày) x 7 ngày. Bôi tại chỗ tím gentian hoặc chlorhexidine. 3.9.2. Bệnh do Herpes Zoster virus (bệnh Zona) Tổn thương da dạng bóng nước, đau rát, thường kết thành chùm ở một bên thân người nhưng có thể lan rộng nếu miễn dịch của người bệnh suy giảm nhiều. Có thể bị Zona ở mắt. Điều trị: Acyclovir liều cao 800 mg x 5 lần / ngày/ x 7 ngày thuốc giảm đau. Bôi tại chỗ tím gentian hoặc chlorhexidine. Zona mắt: nhỏ thuốc mỡ Acyclovir. 3.10. Viêm võng mạc do Cytomegalo virus (CMV) Lâm sàng: nhìn mờ, có những đám đen hoặc chấm đen di động, những điểm tối trước mắt, sợ ánh sáng; tiến triển tới bong võng mạc và mù hoàn toàn nếu không điều trị. Bệnh có thể ở 1 bên mắt hoặc lan sang mắt còn lại. Các tổn thương võng mạc không thể phục hồi được. Chẩn đoán bằng soi hoặc chụp đáy mắt: hình ảnh các đám hoại tử ở võng mạc (màu trắng) có hoặc không kèm theo xuất huyết võng mạc, đơn độc hoặc nhiều đám lan toả. Hình 13. Viêm võng mạc do CMV (Artigo Prof. Leandro Rhein, 2011) Điều trị: Ganciclovir nội nhãn hoặc tĩnh mạch. 11 4. DỰ PHÒNG NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI 4.1. Dự phòng NTCH tiên phát bằng Cotrimoxazole Mục đích: dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội như PCP, viêm não do Toxoplasma và đồng thời dự phòng được bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp do một số loại vi khuẩn gây nên. Chỉ định: - Nhiễm HIV ≥ 5 tuổi: giai đoạn lâm sàng 3, 4 hoặc CD4 ≤ 350 TB/mm3. Ngưng khi điều trị ARV ít nhất 12 tháng v CD4 > 350 TB/mm3 và ổn định lâm sàng - Nhiễm HIV < 5 tuổi: tất cả các trẻ, liên tục cho đến 5 tuổi - Trẻ phơi nhiễm với HIV: tất cả các trẻ cho đến khi hết nguy cơ lây truyền HIV hoặc được khẳng định không nhiễm HIV. 4.2. Dự phòng lao tiến triển bằng isoniazide (INH): Mục tiêu: dự phòng chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao. Đối tượng: tất cả những người nhiễm HIV đã được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao tiến triển. 4.3. Điều trị ARV sớm khi có chỉ định Điều trị sớm ARV giúp duy trì tình trạng miễn dịch của người nhiễm không bị suy giảm, nhờ đó không tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh NTCH. 12 TÓM TẮT Định nghĩa Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xuất hiện với sự gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên người bị suy giảm miễn dịch, gồm cả những người nhiễm HIV. . Xét nghiệm chẩn đoán - Soi, cấy bệnh phẩm - Xét nghiệm miễn dịch; sinh học phân tử; giải phẩu bệnh lý. - Chẩn đoán hình ảnh: X quang, siêu âm, CT Scanner, MRI, Dịch tễ học - NTCH là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong chính ở người nhiễm HIV/AIDS. - Tần suất mắc và biểu hiện lâm sàng của các bệnh NTCH phụ thuộc vào mức độ suy giảm miễn dịch, các hành vi nguy cơ và các yếu tố khác (môi trường, dinh dưỡng, điều trị thuốc kháng vi rút, dự phòng NTCH,) - Dịch tễ học các bệnh NTCH liên quan đến vùng dịch tễ của các tác nhân gây bệnh. Điều trị - Đặc trị theo tác nhân gây bệnh. - Điều trị theo kinh nghiệm. - Có thể điều trị NTCH cùng với điều trị thuốc kháng HIV (ARV). Tác nhân gây bệnh - Đa dạng, từ những tác nhân vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, vi nấm gây bệnh thường gặp cho đến các tác nhân hiếm khi gây bệnh. - Một tác nhân có thể gây bệnh trên nhiều cơ quan của một cơ thể bệnh; một cơ quan cũng có thể bị tổ thương do các tác nhân khác nhau. Dự phòng - Dự phòng nhiễm trùng cơ hội tiên phát (viêm phổi do P. jiroveci; viêm não do Toxoplasma và bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp do một số loại vi khuẩn gây nên) với Cotrimoxazole khi CD4 ≤ 350 tế bào (TB)/mm3. - Dự phòng lao tiến triển với INH. - Điều trị ARV sớm. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Các bệnh NTCH ở người nhiễm HIV/AIDS A. Chỉ xuất hiện khi tình trạng miễn dịch suy giảm nặng nề. B. Là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong. C. Thường có biểu hiện lâm sàng điển hình nếu xảy ra trong giai đoạn AIDS. D. Tất cả đều đúng. 13 2. Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci ở bệnh nhân AIDS A. Là bệnh viêm phổi do vi khuẩn Pneumocystis jiroveci gây ra. B. Bệnh diễn tiến cấp tính với ho, sốt, khó thở. C. Đáp ứng với điều trị thử bằng Cotrimoxazole có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh. D. Trường hợp nặng có thể thay Cotrimoxazole bằng Cephalosporin thế hệ 3 truyền tĩnh mạch. 3. Nhiễm trùng cơ hội thần kinh trung ương ở bệnh nhân AIDS tại Việt Nam. Chọn câu sai A. Là các bệnh nhiễm trùng nặng, nguy hiễm. B. Viêm màng não do C. neoformans thường gặp nhất. C. Bệnh thường xảy ra khi CD4 < 200 TB/mm3. D. Các triệu chứng bệnh không xuất hiện đơn lẻ mà theo nhóm hoặc hội chứng: hội chứng màng não, hội chứng nhiễm trùng, rối loạn tri giác và dấu thần kinh định vị,... 4. Bệnh nhân AIDS thường bị bệnh do nấm Penicillium marneffei khi số lượng CD4 A. < 50 TB/ mm3 B. 50 - 100 TB/ mm3 C. > 100 TB/ mm3 D. 200 - 350 TB/ mm3 5. Dự phòng NTCH ở người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam A. Dùng Fluconazole khi CD4 < 500 TB/ mm3 B. Điều trị ARV sớm C. Dùng Cotrimoxazole khi CD4 ≤ 350 TB/ mm3 D. Câu B và câu C đúng Đáp án Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: D Vì các triệu chứng có thể xuất hiện đơn lẻ Câu 4: A Câu 5: D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm thường gặp. BV. Bệnh Nhiệt đới. 2015 2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Bộ Y tế. 2005 3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Bộ Y tế. 2009 4. Quyết định 4139/QĐ-BYT về việc sửa đổi nội dung trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Bộ Y tế. 2011 5. Guidelines for Prevention and Treatment of Opportunistic Infections in HIV-Infected Adults and Adolescents. The National Institutes of Health (NIH), the Centers for Disease Control and Prevention (CDC), and the HIV Medicine Association of the Infectious Diseases Society of America (HIVMA/IDSA). 2008 14 6. Overview of Opportunistic Infections in HIV/AIDS. Harvard Medical School AIDS Initiative in Vietnam (HAIVN). 2011 7. Howard Libman, Robert A. Witzburg. HIV Infection: A Clinical Manual. 1993 8. John G.Bartlett. Medical management of HIV infection. 2005 9. Susan Moir, Mark Connors, and Anthony S. Fauci. The Immunology of Human Immunodeficiency Virus Infection, Principles and Practice of infectious diseases. 2015
File đính kèm:
- nhiem_trung_co_hoi_o_benh_nhan_nhiem_hivaids.pdf