Nhận định một bài báo - Nguyễn Thị Minh Lý
THẾ NÀO LÀ NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO
“Quá trình phân tích cẩn thận và có hệ thống
một công trình nghiên cứu nhằm: Đánh giá độ
tin cậy, giá trị và sự cần thiết của công trình
nghiên cứu đối với một lĩnh vực cụ thể trước
khi sử dụng chúng để đưa ra một quyết định
trong thực tế lâm sàng”.
(Hill and Spittlehouse, 2001, p.1)NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC
• Không phải là:
– Phủ định tiêu cực về một phần của công trình
nghiên cứu.
– Đánh giá kết quả đơn thuần.
– Dựa hoàn toàn trên các phân tích thống kê
– Chỉ thực hiện bởi chuyên gia.
NHẬN ĐỊNH MỘT BÀI BÁO Nguyễn Thị Minh Lý Bộ môn Tim mạch – ĐHYHN Trung tâm Tim mạch – BV ĐHYHN THẾ NÀO LÀ NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO “Quá trình phân tích cẩn thận và có hệ thống một công trình nghiên cứu nhằm: Đánh giá độ tin cậy, giá trị và sự cần thiết của công trình nghiên cứu đối với một lĩnh vực cụ thể trước khi sử dụng chúng để đưa ra một quyết định trong thực tế lâm sàng”. (Hill and Spittlehouse, 2001, p.1) NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC • Không phải là: – Phủ định tiêu cực về một phần của công trình nghiên cứu. – Đánh giá kết quả đơn thuần. – Dựa hoàn toàn trên các phân tích thống kê – Chỉ thực hiện bởi chuyên gia. KHI NÀO CẦN NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO • Viết bài tổng quan để xin tài trợ cho một dự án mới. • Đánh giá hiệu quả, chi phí và lợi ích của một chương trình về sức khỏe hoặc một can thiệp. • Ứng dụng một cải tiến mới trong chương trình sức khỏe. • Sửa chữa những thiếu sót khi áp dụng một chiến lược sức khỏe. • Đưa ra một quyết định về một chương trình sức khỏe công cộng. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐỊNH MỘT BBKH • Nhìn nhận khách quan. • Tin tưởng bài báo từ tạp chí uy tín. • Tự đọc và ra quyết định. • Mời người khác đọc cùng và ra quyết định cùng. • Đọc cho bản thân mình và viết bản nhận định theo cấu trúc. NHẬN ĐỊNH MỘT BBKH: CẦN BIẾT GÌ? • Biết về thiết kế nghiên cứu • Mức độ bằng chứng • Các thuật toán thống kê!! • Bảng kiểm nhận định • Nguồn tài liệu phục vụ cho nhận định NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC Quá trình nhận định một bài báo giúp người làm khoa học phát triển những kỹ năng cần thiết để hiểu được các công trình khoa học trên các khía cạnh về tính hợp pháp, các kết quả và sự phù hợp. NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC • Nghiên cứu là quá trình thu thập số liệu, phân tích và rút ra những kết luận có ý nghĩa. • Tuy nhiên nhiều nghiên cứu có chất lượng chưa tốt, chứa đựng nhiều sai số và kết quả không đáng tin cậy. • Nếu sử dụng kết quả từ các nghiên cứu chất lượng chưa tốt có thể dẫn tới rút ra những kết luận sai. NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC • Nhận định một bài báo là bước cần thiết để đưa nghiên cứu ứng dụng vào thực hành. • Đặt câu hỏi về phương pháp luận của bài báo nghiên cứu. • Nghiên cứu cẩn thận phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu sử dụng trong bài báo. • Quyết định xem những kết luận rút ra từ bài báo có gây ảnh hưởng gì tới quyết định trên lâm sàng. NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC Câu hỏi nghiên cứu khác nhau đòi hỏi thiết kết nghiên cứu khác nhau. Ví dụ: thiết kế nghiên cứu phù hợp nhất với các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một phương pháp can thiệp hay điều trị là Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC CẤU TRÚC THƯỜNG GẶP BBKH • Tựa đề bài báo • Bản tóm tắt (Abstract) • Dẫn nhập • Phương pháp • Kết quả • Bàn luận • Cảm tạ • Tài liệu tham khảo MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG ĐƯỢC ĐẶT RA KHI NHẬN ĐỊNH BCKH 1. Báo cáo khoa học giải quyết vấn đề gì? 2. Vì sao vấn đề này quan trọng? 3. Tác giả thực sự đã làm được điều gì? (có thể trái ngược với những nội dung tác giả nói đã làm được) 4. Báo cáo khoa học này đóng góp điều gì? (điều gì mới, điều gì thú vị?) MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG ĐƯỢC ĐẶT RA KHI NHẬN ĐỊNH BCKH 5. Phương pháp tác giả sử dụng là gì? 6. Có phương pháp khác giải quyết vấn đề này không? 7. Các nhân tố trong báo cáo khoa học có khớp với nhau một cách logic không? 8. Kết quả nghiên cứu là gì? 9. Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế lâm sàng? TRÌNH TỰ NHẬN ĐỊNH BBKH (1) TRÌNH TỰ NHẬN ĐỊNH BBKH (2) • Không cần đọc theo trình tự từ đầu tới cuối • Đọc tiêu đề (báo cáo này về vấn đề gì?) • Đọc bản tóm tắt (sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quan chính xác về báo cáo này) • Đọc phần dẫn nhập (tìm động cơ thúc đẩy tác giả thực hiện nghiên cứu, mối liên hệ với các công trình khác, cái nhìn tổng quan chi tiết hơn) TRÌNH TỰ NHẬN ĐỊNH BBKH (3) • Xem xét cấu trúc báo cáo này (Các phần còn lại của báo cáo giải quyết vấn đề gì? Liên kết với nhau thế nào?) • Đọc về công trình nghiên cứu trước đây/có liên quan (nếu có trong bài) (Nghiên cứu nêu ra liên quan gì tới các nghiên cứu trước đây? Có điểm gì mới hoặc khác biệt?) • Đọc phần kết luận (kết quả nghiên cứu là gì?) • Đọc phần thân bài báo cáo cuối cùng. ĐỌC PHẦN TÓM TẮT • Vấn đề bạn quan tâm có được nêu ra trong bản tóm tắt? • Kết luận chính nghiên cứu rút ra là gì? • Bạn có muốn tìm hiểu thêm sau khi đã đọc phần tóm tắt không? • Bản tóm tắt có nêu ra các câu hỏi liên quan không? • Có lý do gì để nghi ngờ các kết quả khi chưa đọc toàn bộ bài báo không? ĐỌC PHẦN DẪN NHẬP VÀ BÀN LUẬN • Phần dẫn nhập và bàn luận cho người đọc biết về những điểm mấu chốt, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và chủ đề của nghiên cứu. PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Phương pháp nghiên cứu mô tả từng bước nghiên cứu được tiến hành thế nào? • Nghiên cứu được thực hiện ở đâu? • Số liệu được thu thập từ nguồn nào? • Số liệu thu thập trực tiếp hay gián tiếp? • Cách thức thu thập số liệu? PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Độ chính xác của số liệu? • Nghiên cứu có kiểm soát được đầy đủ những khác biệt của các nhóm so sánh trong nghiên cứu không? • Lựa chọn phương pháp thống kê có phù hợp? • Cỡ mẫu có đủ lớn để kết quả đưa ra có ý nghĩa thống kê? PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Luôn đặt câu hỏi cho bản thân • Họ đo lường bằng cách nào? • Cách đo lường đó có chính xác không? SỐ LIỆU THU ĐƯỢC CÓ ĐÁNG TIN CẬY • Các kết quả có phản ánh được mục tiêu nghiên cứu (validity)? • Các kết quả có rõ ràng và phù hợp không? (quá rộng ? Quá hẹp? Gây tranh cãi?) • Các phương pháp đo lượng thực tế hay đo lường đại diện? • Các phương pháp tính toán này đã được áp dụng rộng rãi ở các nghiên cứu trước hoặc làm thử trên một nhóm nhỏ hay là các phương pháp tính toán đặc biệt? KẾT LUẬN TÁC GIẢ ĐƯA RA So sánh phần tóm tắt và phần thảo luận Phần thảo luận mô tả chi tiết và chính xác hơn so với phần tóm tắt, đồng thời cũng nêu lên những điểm hạn chế và những ứng dụng mà không thể nêu hết trong phần tóm tắt do yêu cầu ngắn gọn SO SÁNH SỐ LIỆU THÔ VÀ SỐ LIỆU ĐÃ PHÂN TÍCH • Các kết quả báo cáo trong phần kết luận có giống với số liệu nêu trong các bảng không? • Phiên giải kết quả có giống với kết quả thực tế thu thập được không? SO SÁNH KẾT QUẢ ĐƯA RA VỚI CÁC NC CÙNG CHỦ ĐỀ KHÁC • Trong phần bàn luận hay kết luận có phần khái quát so sánh các kết quả rút ra từ nghiên cứu này tương tự hay trái ngược với các nghiên cứu trước đây không? • Nếu nghiên cứu đưa ra những kết quả khác so với nghiên cứu trước đây, thì cần đặt câu hỏi nhận định về tính tin cậy của các kết quả. NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO KHOA HỌC – QUORUM – CONSORT – STROBE – STARD – CASP – Sử dụng bộ câu hỏi để nhận định NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ (NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP) 1. Tính chính xác của kết quả nghiên cứu? • Tình trạng phơi nhiễm có được định nghĩa rõ ràng và có phương pháp đo lường cụ thể? • Kết quả của tình trạng phơi nhiễm được đo lường thế nào? • Thời gian theo dõi là bao lâu và có đủ dài để đo lường các kết quả của tình trạng phơi nhiễm? • Kết quả có được đo lường giống nhau ở nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm? • Tỷ lệ mất theo dõi của nghiên cứu là bao nhiêu? • Có các yếu tố nhiễu nào mà tác giả không đề cập đến? NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ (NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP) 2. Kết quả thu được là gì? • Mức độ mạnh của mối liên quan giữa phơi nhiễm và kết quả? (nguy cơ tương đối, tỷ suất chênh) • Độ chính xác của ước lượng yếu tố nguy cơ? (Đánh giá khoảng tin cậy 95% và giá trị P cho các kiểm định thống kê) NHẬN ĐỊNH BÀI BÁO VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ (NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP) 3. Ý nghĩa của kết quả thu được? • Kết quả của nghiên cứu có áp dụng được vào cộng đồng nghiên cứu mà bạn dự định tiến hành? • Mức độ quan trọng của yếu tố nguy cơ? • Có nên can thiệp để chấm dứt phơi nhiễm? 10 BƯỚC NHẬN ĐỊNH MỘT BÀI BÁO 1. Giá trị của câu hỏi nghiên cứu? 2. Tính mới mà nghiên cứu mang lại? 3. Dạng câu hỏi nghiên cứu là gì? 4. Thiết kế nghiên cứu có phù hợp với câu hỏi NC? 5. Phương pháp nghiên cứu có liệt kê hết các sai số gặp phải. 10 BƯỚC NHẬN ĐỊNH MỘT BÀI BÁO (2) 6. Nghiên cứu có được thực hiện giống thiết kế ban đầu? 7. Nghiên cứu có kiểm nghiệm giả thuyết được nêu ra? 8. Các phương pháp phân tích thống kê trong nghiên cứu? 9. Kết luận nêu ra có phù hợp với số liệu phân tích? 10.Ảnh hưởng bởi nhà tài trợ? TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
File đính kèm:
- nhan_dinh_mot_bai_bao_nguyen_thi_minh_ly.pdf